Cấu trúc đặc biệt 49+1 trong các thương vụ M&A công ty tài chính

Trần Anh Thứ tư, 02/06/2021 - 17:04

Sự xuất hiện của một cổ đông nhỏ nắm giữ 1% cổ phần trong cấu trúc sở hữu tại các công ty tài chính sau khi bán 49% cho nhà đầu tư nước ngoài xuất hiện trong cả 3 giao dịch gần đây.

Cuối tháng 4 vừa qua, thị trường M&A Việt Nam bùng nổ với thương vụ VPBank công bố sẽ bán 49% cổ phần FE Credit cho Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản). Với định giá toàn bộ công ty FE Credit là 2,8 tỷ USD, đây được xem là giao dịch có quy mô lớn nhất từ trước đến nay trong khu vực doanh nghiệp tư nhân.

Sau khi thương vụ hoàn tất, cơ cấu góp vốn FE Credit thay đổi với việc VPBank vẫn nắm giữ 50% cổ phần tại FE Credit, Công ty tài chính của Sumitomo nắm giữ 49% cổ phần và đáng chú ý là 1% thuộc về Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC).

Sự xuất hiện của VCSC, nhà tư vấn giao dịch M&A, trong cấu trúc sở hữu FE Credit lặp lại một giao dịch tương tự đã xuất hiện năm 2015. Khi đó, HDBank bán 49% cổ phần Công ty tài chính HDFinance cho Credit Saison, sau đó đổi tên thành HD Saison. 

Sau thương vụ này, cơ cấu vốn góp của HDSaison bao gồm 50% cổ phần do HDBank nắm giữ, 49% thuộc về Credit Saison và 1% thuộc về Công ty Chứng khoán TP.HCM (HSC). Gần đây, khi HD Saison tăng vốn điều lệ từ 1.400 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng vào năm 2020, cấu trúc sở hữu này vẫn được duy trì.

Năm 2016, Ngân hàng Quân đội (MB) bán cổ phần Công ty tài chính Mcredit cho Shinsei Bank, cấu trúc sở hữu này cũng xuất hiện. Sau giao dịch, MB nắm giữ 50% cổ phần tại Mcredit, Shinsei Bank nắm giữ 49% còn Công ty TNHH đầu tư xây dựng và phát triển Xuân Thành nắm giữ 1%.

Cấu trúc đặc biệt 49+1 trong các thương vụ M&A công ty tài chính
(*) Giao dịch FE Credit dự kiến hoàn thành cuối năm 2021

Tại sao lại luôn xuất hiện một bên thứ 3 nắm giữ tỷ lệ rất nhỏ (1%), không có quyền quyết định gì trong cơ cấu cổ đông của các công ty tài chính sau M&A? Có nhiều giả thiết để lý giải vấn đề này.

Giả thiết đầu tiên, 1% cổ phần có thể là “phần thưởng” cho các công ty môi giới trong vai trò thúc đẩy giao dịch diễn ra thành công. Chi phí tư vấn bên mua, bên bán trong các giao dịch M&A ngoài các loại phí trả bằng tiền luôn bao gồm % giá trị giao dịch nếu thành công. Tỷ lệ % được trả tùy thuộc vào giá trị của từng giao dịch.

Theo quy định của NHNN hiện nay, các công ty tài chính chỉ được phép bán tối đa 49% tỷ lệ sở hữu cho đối tác ngoại. Với các ngân hàng trong nước, họ cũng chỉ muốn giữ tỷ lệ tối thiểu 50% để có thể hợp nhất kết quả kinh doanh của công ty tài chính vào ngân hàng mẹ. Do đó, tỷ lệ 1% còn lại có thể là mức phí hợp lý để trả cho bên tư vấn với một cái giá ưu đãi.

Tuy nhiên, giả thiết này khó lý giải được sự xuất hiện của Công ty Xuân Thành trong thương vụ M&A MCredit. Xuân Thành không phải công ty chứng khoán, và cũng không tham gia vào hoạt động môi giới hay tư vấn giao dịch. 

Mặt khác, nếu nhìn vào thương vụ HD Saison, báo cáo tài chính của HSC ghi nhận công ty phải chi ra là 17 tỷ đồng để sở hữu 1% cổ phần, tương đương với mức giá 833 tỷ đồng mà Credit Saison chi ra để nắm giữ 49% cổ phần. Điều này có nghĩa là HSC không nhận được ưu đãi gì khi nắm giữ 1% cổ phần tại HD Saison.

Giả thiết thứ hai xuất phát từ quy định chỉ cho phép đối tác nước ngoài mua tối đa 49% cổ phần công ty tài chính của Ngân hàng Nhà nước. Quy định này khiến các nhà đầu tư nước ngoài có chiến lược mua kiểm soát không thể thực hiện dù sẵn sàng chi ra số tiền đầu tư rất lớn.

Giải pháp ở đây là xuất hiện một bên thứ ba đóng vai trò “đại diện sở hữu”, được nhà đầu tư nước ngoài ủy quyền nắm giữ thêm 1% cổ phần để cân bằng cán cân quyền lực trong công ty sau giao dịch M&A.

Cũng theo giả thiết này, định giá các công ty tài chính sẽ thay đổi đáng kể, bởi việc bán 49% cổ phần so với bán 49% + 1% cổ phần + quyền kiểm soát công ty chắc chắn có giá trị rất khác nhau. 

Công ty tài chính tiêu dùng gặp khó vì đại dịch

Công ty tài chính tiêu dùng gặp khó vì đại dịch

Tài chính -  4 năm
Dịch Covid-19 đã tác động nặng nề hơn tới những người lao động có thu nhập thấp, vốn là nguồn khách hàng lớn của các công ty tài chính tiêu dùng. Các công ty tài chính đã phải đưa ra nhiều chiến lược mới như giảm cho vay khách hàng mới, tái cấu trúc nợ cho khách hàng hay thậm chí đẩy mạnh cho vay tiền mặt.
Công ty tài chính tiêu dùng gặp khó vì đại dịch

Công ty tài chính tiêu dùng gặp khó vì đại dịch

Tài chính -  4 năm
Dịch Covid-19 đã tác động nặng nề hơn tới những người lao động có thu nhập thấp, vốn là nguồn khách hàng lớn của các công ty tài chính tiêu dùng. Các công ty tài chính đã phải đưa ra nhiều chiến lược mới như giảm cho vay khách hàng mới, tái cấu trúc nợ cho khách hàng hay thậm chí đẩy mạnh cho vay tiền mặt.
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Nhịp cầu kinh doanh -  12 giờ

Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond

Nhịp cầu kinh doanh -  12 giờ

SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.

Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế

Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế

Bất động sản -  12 giờ

Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.

SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính

SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính

Nhịp cầu kinh doanh -  12 giờ

SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.

Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng

Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng

Tiêu điểm -  14 giờ

Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.

Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình

Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình

Leader talk -  14 giờ

Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024

Nhịp cầu kinh doanh -  18 giờ

Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.