Doanh nghiệp
CEO Mobiistar và chiến lược đưa điện thoại Việt 'đi thật xa để trở về'
Ông Ngô Nguyên Kha - CEO Mobiistar khẳng định 2018 là một năm đáng nhớ, khi thương hiệu điện thoại Việt Nam này tiến quân sang Ấn Độ, nhưng đi cùng với đó là những khó khăn.

Chính thức đặt chân lên đất Ấn Độ vào cuối tháng 5/2018, câu chuyện "mang chuông đi đánh xứ người" của Mobiistar đặc biệt thu hút giới truyền thông, bởi đây là thương hiệu Việt Nam hiếm hoi lần đầu đem sản phẩm điện thoại ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Phát biểu tại sự kiện Techforum 2018, ông Ngô Nguyên Kha - CEO Mobiistar khẳng định: "2018 là một năm đáng nhớ với Mobiistar, nhiều dấu mốc, nhưng cũng nhiều khó khăn với chúng tôi".
Ông Kha cho hay, việc tiến quân sang Ấn Độ là một bước tiến dài với thương hiệu điện thoại Việt Nam. Nhưng ngược lại, tại quê nhà, Mobiistar đang có dấu hiệu đi ngang sau khi đạt được gần 3% thị phần smartphone tại Việt Nam và tạm xếp thứ 4.
Nói về những khó khăn ở thời điểm hiện tại, CEO Mobiistar không phủ nhận, phân khúc truyền thống của công ty đang bị thu hẹp. Chưa kể, nỗ lực vươn lên phân khúc sản phẩm cao hơn đang gặp khó khăn, khi nhiều hãng điện thoại lớn vào Việt Nam giành thị phần.
"Nhiều người nói rằng Mobiistar đang gặp khó ngay trên sân nhà. Nhưng chúng tôi lại thấy vui, vì qua đó có được sự ủng hộ của các đối tác kinh doanh, các nhà bán lẻ, lẫn người tiêu dùng trong nước", ông Kha cười.
Vượt lên chính mình
Trước thực trạng đó, giải pháp được ban lãnh đạo Mobiistar đưa ra là công ty phải "tự vượt lên chính mình".
"Chúng tôi gọi đây là chiến lược... đi thật xa để trở về", slogan của Mobiistar khiến cả khán phòng ồ lên.
Lý giải về chiến lược này, CEO Ngô Nguyên Kha cho hay, bản thân ông trước khi chọn thị trường Ấn Độ đã đi tới nhiều nước xa xôi ở Trung Đông, Châu Phi... Tới cuối cùng, ông và ban lãnh đạo quyết định thử vận may của mình tại Ấn Độ vì đây là một thị trường hấp dẫn, đông dân, và đang trên đà tăng trưởng cao.
Lấy dẫn chứng, vị CEO này cho biết, năm ngoái thị trường smartphone Ấn Độ tăng trưởng tới 18%, trong khi Việt Nam là dưới 2 con số. Trung bình mỗi tháng, Ấn Độ tiêu thụ 10 triệu máy, nghĩa là cao gấp 10 lần Việt Nam. Bên cạnh đó, vì là thị trường mới nổi, nên nhà mạng áp dụng nhiều công nghệ mới, kích thích người tiêu dùng mua sắm.
Tham chiến thị trường Ấn Độ đã được hơn 3 tháng, ông Kha không tiết lộ doanh số bán hàng của Mobiistar, nhưng khẳng định bước đầu đã thu về những tín hiệu tích cực.
"Báo chí tại Ấn Độ tỏ ra thích thú với điện thoại Mobiistar. Về phía nhà bán hàng, họ tin tưởng chúng tôi hơn khi biết Mobiistar hợp tác cùng trang Thương mại Điện tử Flipkart. Một số người bạn Ấn Độ thì nói với tôi rằng, khả năng chụp ảnh selfie của điện thoại Mobiistar là tuyệt vời trong tầm giá", vị CEO chia sẻ.
Với bàn đạp là kênh bán hàng online số một tại Ấn Độ, Mobiistar dự kiến sẽ tiếp tục tấn công các kênh offline - kênh bán lẻ truyền thống. Ở thời điểm hiện tại, thương hiệu Việt Nam đã tiếp cận được 10/29 bang của Ấn Độ, trải dọc từ miền Nam lên phía Bắc.
"Cơ hội và điều kiện đã đầy đủ, bài toán bây giờ là Mobiistar sẽ mang gì vào thị trường?", ông Kha đặt vấn đề.
Đi thật xa để trở về

Vẫn là triết lí Mobiistar theo đuổi trước đây, CEO Mobiistar cho hay, dù là ở Việt Nam hay Ấn Độ, công ty vẫn theo đuổi chiến lược tập trung vào sản phẩm.
Ông lấy dẫn chứng: "Người Ấn khá ngạc nhiên với những gì thương hiệu Mobiistar đã làm được. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng gia nhập thị trường với tâm thế cởi mở, không ngần ngại chia sẻ cách làm tiếp thị, cách tiếp cận thị trường. Lạc quan mà nói, Mobiistar tự tin là sản phẩm của mình sống được".
Quay trở lại slogan "Đi thật xa để trở về", ông Kha bật mí, chiến lược này giống như Mobiistar đang đi tầm sư học đạo ở Ấn Độ để khi quay trở lại Việt Nam có thể giải quyết được bài toán của thị trường smartphone trong nước.
Cụ thể, ở quê nhà Việt Nam, hiện có 2 bài toán chờ Mobiistar đưa ra lời giải.
Đầu tiên là bài toán về chuỗi cung ứng. CEO Ngô Nguyên Kha không phủ nhận, tại Việt Nam, các nhà cung ứng, các đối tác đã hỗ trợ Mobiistar rất nhiều, nhưng điều kiện tại Việt Nam chưa phải là tốt nhất. Vì thế, Mobiistar cần một môi trường chuyên nghiệp và tân tiến hơn.
Bài toán thứ hai là R&D. Ở các thị trường mới nổi như Việt Nam, người dùng dễ dàng tiếp cận các công nghệ mới, dẫn tới đòi hỏi của họ rất cao. MediaTek đã giúp sức Mobiistar rất nhiều trong việc nghiên cứu các công nghệ về camera, nhưng như vậy thôi là chưa đủ.
"Rất may, những bài toán này hoàn toàn có thể giải được, nếu Mobiistar tham gia và học hỏi ở một thị trường lớn hơn. Từ đó, chúng tôi có thể mang những điều này về Việt Nam để giải quyết bài toán ở quê nhà. Hoàn thành sứ mệnh và mục đích của Mobiistar", vị CEO khẳng định.
Nói với TheLEADER, ông Kha tiết lộ, một phần lí do Mobiistar quyết tâm tiến quân sang Ấn Độ là bởi thị trường bán lẻ smartphone ở đây vẫn còn khá sơ khai, mô hình chuỗi, hệ thống bán lẻ còn mới, tương tự Việt Nam 5 - 6 năm về trước. Do đó, đây sẽ là cơ hội để thương hiệu này bứt phá, trước khi "trở về" quê nhà.
Mải tiến quân sang Ấn Độ, Mobiistar có lãng quên thị trường di động Việt Nam?
Chiến lược giúp FPT Shop vẫn bán được điện thoại dù gần như ai cũng có di động
Khi thị trường di động được dự báo tới giai đoạn bão hòa và người tiêu dùng không còn nhu cầu mua mới, FPT Shop vẫn tìm ra cách để duy trì tăng trưởng.
Điều gì khiến OPPO Việt Nam bán điện thoại đắt ngang Samsung, Apple?
Vốn làm chủ phân khúc điện thoại 7-10 triệu đồng, nhưng mới đây OPPO đã bán ra chiếc Find X có mức giá lên tới 21 triệu, sánh nganh với nhiều dòng sản phẩm danh tiếng hiện có trên thị trường.
Hãng điện thoại Việt tuyển mới 3.000 nhân sự chinh phục thị trường Ấn Độ
Ấn Độ là thị trường tiêu thụ 120 triệu chiếc smartphone và 130 triệu chiếc feature phone trong năm ngoái.
Huawei tính 'vượt mặt' Samsung với điện thoại thông minh gập đầu tiên thế giới
Theo thông tin mới đây được đưa bởi Asian Nikkei Review, nhà sản xuất điện thoại thông minh (smartphone) lớn thứ 3 thế giới đang có kế hoạch tung ra chiếc smartphone có thể gập lại trước đối thủ Samsung lớn hơn.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Ông chủ Hoa Sen và nước cờ cổ phiếu quỹ giữa sóng gió kinh doanh
Đề xuất mua cổ phiếu quỹ để bảo vệ lợi ích cổ đông nhưng duy trì tăng trưởng cho doanh nghiệp để cổ đông hưởng lợi lại là bài toán khó với Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen - ông Lê Phước Vũ.
Hòa Phát hưởng lợi lớn từ hàng rào thuế quan
Trong khi chính sách bảo hộ ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp xuất khẩu thép thì Hoà Phát lại đang hưởng lợi lớn.
Tham vọng lớn của Hóa chất Đức Giang sau khi ký với "khách sộp"
Với việc ký kết hợp đồng bao tiêu 40% sản lượng của nhà máy với PVChem, Hóa chất Đức Giang đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất xút có công suất lớn thứ hai toàn ngành tại Việt Nam.
Biến động nhân sự kéo lùi nhựa An Phát
Sau khi Chủ tịch Phạm Ánh Dương từ nhiệm vào năm ngoái, hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của An Phát bị ảnh hưởng đáng kể.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.