Điều gì khiến OPPO Việt Nam bán điện thoại đắt ngang Samsung, Apple?

Việt Hưng Thứ năm, 02/08/2018 - 11:03

Vốn làm chủ phân khúc điện thoại 7-10 triệu đồng, nhưng mới đây OPPO đã bán ra chiếc Find X có mức giá lên tới 21 triệu, sánh nganh với nhiều dòng sản phẩm danh tiếng hiện có trên thị trường.

Điện thoại OPPO Find X có giá bán lẻ tại Việt Nam lên tới 21 triệu đồng

Báo cáo từ công ty nghiên cứu thị trường GfK tháng 5/2018 cho thấy, thị trường smartphone Việt Nam hiện đang có mức tăng trưởng thấp hơn cùng kỳ năm ngoái, nhưng trong bức tranh tổng thể đó lại nhìn thấy nhiều điểm rất đáng nói.

Đó là sự tăng trưởng gần 100% của phân khúc điện thoại trung và cao cấp (trong tầm giá 7 - 10 triệu đồng). Nếu như 5 tháng đầu năm 2017, phân khúc này chỉ chiếm thị phần khoảng 5% thì nay là hơn 10%. Thậm chí, thị phần của phân khúc này vào tháng 5/2018 đã lên tới 16%.

Sự dịch chuyển thấy rõ từ phân khúc 5 - 7 triệu đồng sang phân khúc 7 - 10 triệu đồng trong 1 năm qua, cho thấy người tiêu dùng đang chịu chi nhiều tiền hơn để có một chiếc điện thoại đáp ứng nhu cầu của mình.

Để đón đầu xu hướng này, OPPO - hãng sản xuất Trung Quốc với 5 năm góp mặt tại thị trường di động Việt Nam đã tung ra mẫu smartphone cao cấp là Find X. Ngoài kiểu dáng độc đáo, hiệu năng vượt trội, OPPO Find X còn được nhắc đến nhiều bởi giá bán lẻ lên tới 21 triệu đồng.

Đây được xem là mẫu di động cao cấp và có giá bán cao nhất từ trước đến nay của OPPO tại Việt Nam. Thú vị hơn, mức giá của Find X tương đương với nhiều dòng siêu phẩm danh tiếng của Apple và Samsung hiện có trên thị trường.

Vậy điều gì đã khiến OPPO "chịu chơi" bán ra mẫu điện thoại có mức giá cao tới vậy?

Trong kinh doanh, đặc biệt là lĩnh vực bán lẻ, các nhà sản xuất thường xuyên sử dụng chiến lược giá theo phương pháp mồi nhử.

Cụ thể, họ sẽ đưa ra một sản phẩm được coi là "mồi nhử", với mục đích thu hút người mua đến cửa hàng. Muốn nhử mồi thành công, sản phẩm này phải đủ hấp dẫn, hoặc có ưu đãi đặc biệt khiến khách hàng không cưỡng lại được để tìm đến.

Tuy nhiên, sản phẩm mồi sẽ không đem lại lợi nhuận chính cho hoạt động kinh doanh của nhà sản xuất. Nhiệm vụ chính của nó chỉ là hoàn thành tốt vai trò thu hút. Trong khi nhiệm vụ tăng doanh thu, lợi nhuận lại đến từ các dòng sản phẩm thấp cấp, hoặc giá rẻ hơn.

Như vậy, áp dụng vào trường hợp của OPPO, Find X với mức giá lên tới 21 triệu đồng, cùng hàng loạt công nghệ mới được tích hợp trên đó, có thể coi là một "mồi nhử" thu hút khách hàng.

Trong khi loạt sản phẩm chủ đạo bán chạy nhất của OPPO sẽ nằm ở phân khúc điện thoại 7 - 10 triệu đồng - thị trường được GfK ghi nhận tăng trưởng 100% trong vòng một năm qua. Cụ thể là các mẫu smartphone OPPO F7 128 GB (9,99 triệu đồng )và OPPO F7 (7,99 triệu đồng).

Thực tế cho thấy, chiến lược này đã được thể hiện rõ qua báo cáo của GfK trong tháng 5/2018, khi OPPO đang là nhà sản xuất chiếm ưu thế với gần 50% thị phần tại phân khúc điện thoại 7 - 10 triệu đồng và sẽ còn tăng lên trong thời gian tới.

Điều gì khiến OPPO Việt Nam tự tin
Điện thoại OPPO gắn liền với tên tuổi các "sao" tại Việt Nam, như ca sĩ Sơn Tùng M-TP là một ví dụ

Ưu thế của OPPO tới từ đâu?

Không chỉ OPPO mới nhắm tới phân khúc điện thoại 7 - 10 triệu đồng tại Việt Nam, mà đó cũng là mục tiêu của nhiều nhà sản xuất khác lừng danh khác như Samsung, Huawei, Nokia, Vivo...

Tuy nhiên, ngôi vương thì chỉ có một. OPPO đã và đang thống trị phân khúc này thông qua 3 chiến lược: sản phẩm, giá và marketing.

Điện thoại của OPPO nói chung có chất lượng cao, thiết kế "thời thượng" cùng đường nét mỏng, tinh tế, nhắm tới khách hàng mục tiêu là người trẻ, đặc biệt là phái nữ.

Ngay từ những ngày đầu tham gia thị trường, hãng này định vị sản phẩm của mình là "Camera Phone" - điện thoại chụp ảnh selfie. Nhờ đánh trúng tâm lý khách hàng mục tiêu nằm trong độ tuổi 16 - 22 với thói quen "tự sướng", OPPO nhanh chóng gia tăng doanh số, đồng thời tạo dựng được thương hiệu cho mình.

Về giá bán, OPPO dùng chiến lược định giá sản phẩm thấp để thu hút khách hàng trẻ. Để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng, OPPO sử dụng linh hoạt các kênh phân phối cấp 1 (Nhà sản xuất - Nhà bán lẻ - Người tiêu dùng) và cấp 2 (Nhà sản xuất - Nhà bán sỉ - Nhà bán lẻ - Người tiêu dùng).

Mặc dù giá bán rẻ, nhưng OPPO không hề hạ thấp giá trị của chiếc điện thoại. Sản phẩm của hãng vẫn được trang bị cấu hình cao, kiểu dáng đẹp. Hơn thế nữa, OPPO đặc biệt chi "mạnh tay" vào các hoạt động xây dựng tên tuổi, PR thương hiệu, tạo thiện cảm với công chúng cũng như chinh phục tâm lý khách hàng.

Ở mỗi phân khúc, OPPO đều có một đại sứ thương hiệu - chính là thần tượng của giới trẻ. Sơn Tùng M-TP, Hồ Ngọc Hà, Tóc Tiên, Noo Phước Thịnh hay Chi Pu đều đang là những tên tuổi đại diện cho nhãn hàng này.

Điển hình như việc ca sĩ Sơn Tùng M-TP gắn liền với mẫu điện thoại OPPO F7 có giá gần 8 triệu đồng. Trong khi ca sĩ Tóc Tiên quảng cáo cho chiếc OPPO F3 Plus với giá gần 10 triệu đồng.

Chiến lược chia nhỏ dòng sản phẩm của mình thành nhiều phân khúc để phục vụ từng đối tượng khách hàng đã và đang chứng tỏ hiệu quả trong thị phần, cũng như độ nhận biết của thương hiệu OPPO tại Việt Nam.

Điện thoại của Vingroup, BKAV, Asanzo làm thế nào để thoát bóng ông lớn Samsung ở Việt Nam?

Điện thoại của Vingroup, BKAV, Asanzo làm thế nào để thoát bóng ông lớn Samsung ở Việt Nam?

Doanh nghiệp -  6 năm
Riêng nhãn hiệu Samsung của Hàn Quốc đã chiếm tới 46,5 % thị phần smartphone tại Việt Nam. Vậy đâu là dư địa cho các thương hiệu Việt như Vsmast, B Phone, Asanzo phát triển?
Điện thoại của Vingroup, BKAV, Asanzo làm thế nào để thoát bóng ông lớn Samsung ở Việt Nam?

Điện thoại của Vingroup, BKAV, Asanzo làm thế nào để thoát bóng ông lớn Samsung ở Việt Nam?

Doanh nghiệp -  6 năm
Riêng nhãn hiệu Samsung của Hàn Quốc đã chiếm tới 46,5 % thị phần smartphone tại Việt Nam. Vậy đâu là dư địa cho các thương hiệu Việt như Vsmast, B Phone, Asanzo phát triển?
Hãng điện thoại Việt tuyển mới 3.000 nhân sự chinh phục thị trường Ấn Độ

Hãng điện thoại Việt tuyển mới 3.000 nhân sự chinh phục thị trường Ấn Độ

Doanh nghiệp -  6 năm

Ấn Độ là thị trường tiêu thụ 120 triệu chiếc smartphone và 130 triệu chiếc feature phone trong năm ngoái.

Huawei tính 'vượt mặt' Samsung với điện thoại thông minh gập đầu tiên thế giới

Huawei tính 'vượt mặt' Samsung với điện thoại thông minh gập đầu tiên thế giới

Quốc tế -  6 năm

Theo thông tin mới đây được đưa bởi Asian Nikkei Review, nhà sản xuất điện thoại thông minh (smartphone) lớn thứ 3 thế giới đang có kế hoạch tung ra chiếc smartphone có thể gập lại trước đối thủ Samsung lớn hơn.

Vinsmart mua bản quyền sở hữu trí tuệ từ BQ sản xuất điện thoại thông minh Vsmart

Vinsmart mua bản quyền sở hữu trí tuệ từ BQ sản xuất điện thoại thông minh Vsmart

Tiêu điểm -  6 năm

BQ – Công ty công nghệ hàng đầu châu Âu và Công ty VinSmart thuộc Tập đoàn Vingroup đã ký hợp đồng hợp tác toàn diện, nhằm thúc đẩy quá trình sản xuất các dòng điện thoại thông minh thương hiệu Vsmart theo tiêu chuẩn quốc tế.

Điện thoại của Vingroup, BKAV, Asanzo làm thế nào để thoát bóng ông lớn Samsung ở Việt Nam?

Điện thoại của Vingroup, BKAV, Asanzo làm thế nào để thoát bóng ông lớn Samsung ở Việt Nam?

Doanh nghiệp -  6 năm

Riêng nhãn hiệu Samsung của Hàn Quốc đã chiếm tới 46,5 % thị phần smartphone tại Việt Nam. Vậy đâu là dư địa cho các thương hiệu Việt như Vsmast, B Phone, Asanzo phát triển?

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  6 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  6 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  9 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  10 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  11 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  11 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  12 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".