Doanh nghiệp
Mải tiến quân sang Ấn Độ, Mobiistar có lãng quên thị trường di động Việt Nam?
Trong vòng một năm qua, Mobiistar chỉ tung ra một mẫu điện thoại mới tại Việt Nam là chiếc E Selfie có mức giá 2,99 triệu đồng vào tháng 5/2018.
Theo thống kê của Công ty nghiên cứu thị trường GfK đến tháng 11/2017, tổng lượng smartphone bán ra tại Việt Nam đạt hơn 13,5 triệu máy, tăng trưởng 3,1% so với 11 tháng cùng kỳ năm 2016.
So với năm ngoái, tăng trưởng smartphone năm nay có thể coi là ảm đạm. Cùng thời điểm này năm trước, tăng trưởng của thị trường đạt 12,3%, duy trì ở mức hai con số, trong khi năm nay tỷ lệ chênh lệch không đáng kể.
Các chuyên gia nhận định, thị trường smartphone đã bước vào giai đoạn bão hoà từ cuối năm ngoái. Tuy vậy, thị trường lại đón nhận thêm nhiều tay chơi "nội" gia nhập.
Gần đây nhất là Công ty VinSmart thuộc tập đoàn Vingroup, với dòng điện thoại thông minh thương hiệu Vsmart. Hay Asanzo - một nhà sản xuất TV của Việt Nam cũng tuyên bố chi 200 tỉ đồng để chinh phục thị trường điện thoại giá rẻ.
Trong khi đó, Mobiistar - đơn vị đứng thứ 4 về thị phần smartphone tại Việt Nam gây chú ý với việc tiến quân sang Ấn Độ. Câu chuyện "mang chuông đi đánh xứ người" của Mobiistar đặc biệt thu hút giới truyền thông, bởi đây là thương hiệu Việt Nam hiếm hoi lần đầu đem sản phẩm điện thoại ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
"Mobiistar đã luôn nhận được sự tin tưởng, ủng hộ của người Việt Nam, và đây chính là thời khắc cơ hội cho chúng tôi tiến đến thị thường Ấn Độ", đồng sáng lập, kiêm CEO Mobiistar - ông Ngô Nguyên Kha bày tỏ.

Trong bước đầu thâm nhập thị trường Ấn Độ, Mobiistar cho biết, hãng đã kí kết hợp tác với trang Thương mại Điện tử Flipkart. Hai sản phẩm mới thuộc dòng Star Selfie - XQ Dual và CQ được Mobiistar tung ra thị trường Ấn Độ đều thuộc phân khúc giá rẻ.
Ông Kha gọi đây là khởi đầu thuận lợi, và là cơ hội để thương hiệu Việt Nam thử sức ở thị trường nước ngoài. Thị trường Việt Nam và Ấn Độ đều có những điểm tương đồng. Trong đó, nhu cầu dịch chuyển từ feature phone lên smartphone chính là tiền đề để các hãng điện thoại như Mobiistar làm nên chuyện ở nước bạn.
Công ty cho biết đang làm việc với 600 nhà phân phối tại hơn 50 thị trấn hàng đầu của Ấn Độ để đẩy mạnh hoạt động bán hàng offline - tới tận tay người tiêu dùng. Song song với chiến lược này, Mobiistar sẽ tuyển dụng mới 1.000 nhân sự tại Ấn Độ để mở rộng hoạt động.
Tuy nhiên, một câu hỏi mà nhiều người đặt ra, đó là mải tiến quân sang Ấn Độ, Mobiistar liệu có lãng quên thị trường di động Việt Nam?
Trả lời về vấn đề này, phía Mobiistar không phủ nhận, thời gian qua công ty đã tập trung nhiều nguồn lực cho thị trường Ấn Độ, cũng như chuẩn bị cho các kế hoạch gia nhập thị trường này.
Tuy nhiên Mobiistar không bỏ rơi sân nhà Việt Nam. Trên thực tế, hãng điện thoại này vẫn đang kinh doanh 2 dòng sản phẩm chính là loạt feature phone có mức giá dưới 500.000 ngàn đồng, và dòng smartphone giá rẻ trong tầm giá 3 triệu đồng. Gần đây nhất, mẫu E Selfie có mức giá 2,99 triệu đồng được Mobiistar tung ra vào tháng 5/2018.
Mặc dù không tiết lộ doanh số trong năm 2018, nhưng phía Mobiistar khẳng định, công ty vẫn kiên trì theo đuổi định vị mới là thương hiệu điện thoại "quốc dân", lấy cảm hứng từ các doanh nghiệp như Viettel hay Vietjet.
Trong đó, bài toán mà Mobiistar đang giải ở thị trường Việt Nam, đó là sản phẩm tốt, nhưng bán giá bán phải rẻ, để mọi người dùng đều tận hưởng. "Chúng tôi có lợi thế khi xác định được nhu cầu sản phẩm giá phải chăng, nhưng mang được nhiều trải nghiệm người dùng tốt", CEO Ngô Nguyên Kha nói.
Từ chối chia sẻ về những dòng sản phẩm tiếp theo tại thị trường Việt Nam, nhưng CEO Mobiistar cho biết: "Sẽ có bất ngờ cho người dùng trong thời gian ngắn sắp tới".
Trên Fanpage của Mobiistar mới đây hé lộ về mẫu điện thoại giống iPhone X, nghĩa là có màn hình "tai thỏ" và camera kép chụp hình cao cấp. Nhiều khả năng, đây là sẽ là một sản phẩm đột phá của thương hiệu điện thoại Việt Nam trong năm nay.
Mobiistar là thương hiệu điện thoại Việt Nam ra đời gần 10 năm trước cùng thời với các thương hiệu Việt đời đầu như Q-Mobile, Viettel hay FPT Mobile. Tuy nhiên, trong khi "điện thoại sinh viên" của FPT hay Viettel đến và đi rất nhanh, hiện tại gần như đã rơi vào quên lãng, Mobiistar vẫn sống khỏe với gần 3% thị phần điện thoại tại Việt Nam theo số liệu giữa năm 2017.
Hãng điện thoại Việt tuyển mới 3.000 nhân sự chinh phục thị trường Ấn Độ
Chiến lược giúp FPT Shop vẫn bán được điện thoại dù gần như ai cũng có di động
Khi thị trường di động được dự báo tới giai đoạn bão hòa và người tiêu dùng không còn nhu cầu mua mới, FPT Shop vẫn tìm ra cách để duy trì tăng trưởng.
Điều gì khiến OPPO Việt Nam bán điện thoại đắt ngang Samsung, Apple?
Vốn làm chủ phân khúc điện thoại 7-10 triệu đồng, nhưng mới đây OPPO đã bán ra chiếc Find X có mức giá lên tới 21 triệu, sánh nganh với nhiều dòng sản phẩm danh tiếng hiện có trên thị trường.
Hãng điện thoại Việt tuyển mới 3.000 nhân sự chinh phục thị trường Ấn Độ
Ấn Độ là thị trường tiêu thụ 120 triệu chiếc smartphone và 130 triệu chiếc feature phone trong năm ngoái.
Điện thoại của Vingroup, BKAV, Asanzo làm thế nào để thoát bóng ông lớn Samsung ở Việt Nam?
Riêng nhãn hiệu Samsung của Hàn Quốc đã chiếm tới 46,5 % thị phần smartphone tại Việt Nam. Vậy đâu là dư địa cho các thương hiệu Việt như Vsmast, B Phone, Asanzo phát triển?
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Ông chủ Hoa Sen và nước cờ cổ phiếu quỹ giữa sóng gió kinh doanh
Đề xuất mua cổ phiếu quỹ để bảo vệ lợi ích cổ đông nhưng duy trì tăng trưởng cho doanh nghiệp để cổ đông hưởng lợi lại là bài toán khó với Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen - ông Lê Phước Vũ.
Hòa Phát hưởng lợi lớn từ hàng rào thuế quan
Trong khi chính sách bảo hộ ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp xuất khẩu thép thì Hoà Phát lại đang hưởng lợi lớn.
Tham vọng lớn của Hóa chất Đức Giang sau khi ký với "khách sộp"
Với việc ký kết hợp đồng bao tiêu 40% sản lượng của nhà máy với PVChem, Hóa chất Đức Giang đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất xút có công suất lớn thứ hai toàn ngành tại Việt Nam.
Biến động nhân sự kéo lùi nhựa An Phát
Sau khi Chủ tịch Phạm Ánh Dương từ nhiệm vào năm ngoái, hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của An Phát bị ảnh hưởng đáng kể.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.