Châu Á thúc đẩy khí đốt toàn cầu bất chấp biến động giá

Phương Anh Thứ bảy, 16/09/2023 - 16:55

Gần 2/3 công suất nhà máy nhiệt điện dầu và khí trên toàn cầu đang được phát triển xuất hiện tại châu Á, tập trung chủ yếu tại Trung Quốc và Đông Nam Á.

Tổ chức Giám sát năng lượng toàn cầu (Global Energy Monitor – GEM) mới đây cho biết, dưới sự thúc đẩy của Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á, công suất nhiệt điện sử dụng dầu và khí tự nhiên trên toàn cầu đã tăng 13% trong năm ngoái, bất chấp biến động giá và chi phí năng lượng sạch thấp tại khu vực này.

Theo dữ liệu mới nhất, năm quốc gia, bao gồm Trung Quốc, Brazil, Việt Nam, Bangladesh và Mỹ, chiếm khoảng một nửa tổng công suất nhiệt điện dầu và khí đang được phát triển.

Cụ thể, các dự án nhà máy nhiệt điện sử dụng dầu và khí trên toàn cầu đang được phát triển - những dự án đã được công bố, hoặc đang ở giai đoạn tiền xây dựng và xây dựng - đã tăng 13% vào năm 2022, lên mức 783GW. 

Trong đó, châu Á đóng góp gần 2/3, và chỉ riêng Trung Quốc đã chiếm 1/5 công suất toàn thế giới, nhiều hơn ba quốc gia hàng đầu tiếp theo là Brazil, Việt Nam và Bangladesh cộng lại.

GEM ước tính, nếu tất cả dự án đang phát triển tại Trung Quốc hoàn thành xây dựng, công suất từ khí đốt của nước này sẽ tăng hơn gấp đôi.

Châu Á thúc đẩy khí đốt toàn cầu bất chấp biến động giá
Tốp 10 quốc gia có công suất nhiệt điện dầu và khí đang phát triển lớn nhất thế giới năm 2022. Nguồn: GEM.

Tổ chức này cho biết thêm, các nhà máy điện chạy dầu và khí đốt mới có tổng công suất 207GW đã bắt đầu được xây dựng vào năm 2021, tăng 23% so với năm 2021. Tương tự, gần 3/4 công suất này là ở châu Á, chủ yếu tập trung ở Trung Quốc.

Trung Quốc đã cam kết đạt mức phát thải carbon cao nhất vào năm 2030, và trung hòa carbon vào năm 2060. Tuy vậy, ngay cả khi tăng cường phát triển năng lượng tái tạo, công suất khí đốt của nước này vẫn tăng ở mức báo động, do nhu cầu điện ngày càng cao hơn, và chuyển đổi từ than sang khí đốt.

Sau Trung Quốc và Brazil, Việt Nam hiện đứng thứ ba toàn cầu về tổng công suất của các dự án nhiệt điện khí đang trong quá trình phát triển, với gần 44GW đã được công bố hoặc đang chuẩn bị xây dựng, tăng 5 lần so với mức công suất hiện có.

GEM đánh giá, sự phát triển ngành khí của Việt Nam chủ yếu được thúc đẩy bằng nỗ lực vượt qua cuộc khủng hoảng năng lượng kéo dài, đồng thời, dịch chuyển chính sách với sản xuất điện than.

Quy hoạch điện VIII, được phê duyệt vào tháng 5/2023, đặt mục tiêu tăng sản lượng điện chạy bằng khí đốt từ ngưỡng khoảng 9% năm 2022 lên mức 25% vào năm 2030, trong đó, khoảng 15% đến từ nhiệt điện LNG.

Cuối năm ngoái, Việt Nam đã cùng các đối tác thông qua thỏa thuận JEPT trị giá 15,5 tỷ USD. Thỏa thuận này được kỳ vọng sẽ hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi năng lượng, mở ra cơ hội cho nhiệt điện khí, bao gồm cả nhà máy điện LNG đầu tiên – nhà máy Nhơn Trạch 3 đang trong quá trình xây dựng.

Jenny Martos, Quản lý dự án Công cụ theo dõi nhà máy điện sử dụng dầu, khí toàn cầu của GEM, đánh giá, khí tự nhiên tiếp tục tăng trưởng mặc dù danh tiếng của nó với tư cách là một nhiên liệu chuyển đổi rẻ hơn, sạch hơn và đáng tin cậy hơn đang mất dần đi.

Biến động giá đã khiến nhiều quốc gia từ bỏ các kế hoạch sử dụng khí tự nhiên.

Cùng với đó, mức độ nghiêm trọng từ tác động của khí tự nhiên đối với biến đổi khí hậu được hiểu rõ hơn mỗi ngày, vì nó gây rò rỉ khí methane – một loại khí nhà kính gây tác động lớn.

Trong khi đó, các sự kiện thời tiết cực đoan đang khiến các nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch dần hoạt động thất bại. Tuy nhiên, việc chuyển đổi khỏi dầu và khí đốt vẫn đang không diễn ra đủ nhanh ở bất kỳ đâu, vị này đánh giá. 

Tương lai cho nhiệt điện khí

Tương lai cho nhiệt điện khí

Tiêu điểm -  1 năm
Trong tờ trình mới nhất gửi Thủ tướng về dự thảo quy hoạch điện VIII, Bộ Công thương xác định ưu tiên tối đa phát triển các dự án nhiệt điện khí sử dụng nguồn khí tự nhiên trong nước.
Tương lai cho nhiệt điện khí

Tương lai cho nhiệt điện khí

Tiêu điểm -  1 năm
Trong tờ trình mới nhất gửi Thủ tướng về dự thảo quy hoạch điện VIII, Bộ Công thương xác định ưu tiên tối đa phát triển các dự án nhiệt điện khí sử dụng nguồn khí tự nhiên trong nước.
Rào cản quy định bủa vây điện khí

Rào cản quy định bủa vây điện khí

Tiêu điểm -  1 năm

Mặc dù đóng vai trò chuyển tiếp quan trọng trong quá trình chuyển dịch năng lượng, điện khí lại khó có thể phát triển khi vấp phải hàng loạt khó khăn trong quy định pháp lý.

Khó khăn của các dự án điện khí LNG

Khó khăn của các dự án điện khí LNG

Tiêu điểm -  2 năm

Theo tính toán mới nhất của Bộ Công thương, điện khí LNG sẽ đạt tỷ trọng 16,4% tổng công suất các nhà máy điện đến năm 2030. Tuy nhiên, phần lớn các dự án điện này đều gặp khó khăn, thậm chí sức ép từ vấn đề thu xếp vốn vay.

Gian nan điện khí LNG

Gian nan điện khí LNG

Tiêu điểm -  2 năm

Theo dự thảo quy hoạch điện VIII mới nhất, quy hoạch nguồn điện khí LNG nhập khẩu là 23.900MW, chiếm 16,4% tổng nguồn điện đến năm 2030. Tuy nhiên, trạng thái leo thang giá khí hóa lỏng trên thế giới thời gian qua, đang đẩy việc phát triển nguồn điện này vào thế khó, đặc biệt với giá bán điện thương phẩm (đầu ra) – yếu tố quan trọng trong quá trình đàm phán PPA giữa các nhà đầu tư với EVN.

Nguồn tài chính nào đang giúp nhiệt điện khí 'phình to'?

Nguồn tài chính nào đang giúp nhiệt điện khí 'phình to'?

Phát triển bền vững -  2 năm

Sự mở rộng hiện nay của cơ sở hạ tầng khí đốt được xem là cơ hội cuối cùng để các dự án có thể được thực thi, trong bối cảnh thế giới có nhiều động thái tiến tới năng lượng sạch.

Bước đi tất yếu của LiveSpo trong hành trình bền vững

Bước đi tất yếu của LiveSpo trong hành trình bền vững

Diễn đàn quản trị -  15 giờ

LiveSpo đặt phát triển bền vững làm cốt lõi với một lộ trình cụ thể để thực hành ESG xoay quanh các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị.

FPT muốn có thêm khách hàng lớn tại châu Âu

FPT muốn có thêm khách hàng lớn tại châu Âu

Doanh nghiệp -  16 giờ

Văn phòng mới của FPT tại Đức có vị trí chiến lược giúp doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Việt Nam đến gần hơn với các tập đoàn lớn như Volkswagen, BMW, ZF và Daimler.

Các chỉ số tích cực từ quản trị điều hành của EVNFinance

Các chỉ số tích cực từ quản trị điều hành của EVNFinance

Doanh nghiệp -  17 giờ

Báo cáo tài chính soát xét bán niên 2024 của EVNFinance, có nhiều chỉ số tích cực thể hiện hiệu quả của hoạt động quản trị điều hành.

NHA chủ động tất toán nợ vay, đa dạng nguồn thu

NHA chủ động tất toán nợ vay, đa dạng nguồn thu

Doanh nghiệp -  18 giờ

Nếu huy động vốn thành công, NHA sẽ tất toán toàn bộ dư nợ tài chính và trở thành doanh nghiệp địa ốc niêm yết hiếm hoi không phát sinh nợ vay ngân hàng.

Mù Cang Chải sắp có khu nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế

Mù Cang Chải sắp có khu nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế

Bất động sản -  18 giờ

Khu du lich nghỉ dưỡng cao cấp Omani Mù Cang Chải vừa được nhận quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư tại buổi lễ trao các quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND tỉnh Yên Bái.

ASEAN xem xét kế hoạch hành động về năng lượng sau 2025

ASEAN xem xét kế hoạch hành động về năng lượng sau 2025

Phát triển bền vững -  18 giờ

Kết quả hợp tác năng lượng 2016 - 2025 là cơ sở hoạch định kế hoạch hành động ASEAN sau 2025, nỗ lực thúc đẩy các giải pháp mới về chuyển dịch năng lượng

Mạng Aloo hóa giải thách thức của người Việt trên đất Nhật

Mạng Aloo hóa giải thách thức của người Việt trên đất Nhật

Doanh nghiệp -  19 giờ

Lấn sân sang mảng viễn thông với mạng Aloo, Rikai Technology quyết tâm giải quyết khó khăn về viễn thông cho người Việt tại Nhật.