Khởi nghiệp

Chạy đua giao hàng nhanh

Việt Hưng Thứ bảy, 01/02/2020 - 07:09

Sự xuất hiện của các nền tảng giao hàng công nghệ như Grab, Lalamove hay Ahamove với mô hình giao hàng tức thời đang trở thành đối thủ chính của các doanh nghiệp giao hàng truyền thống.

Theo báo cáo từ Google, Temasek và Bain, giá trị giao dịch hàng hóa (GMV) của e-commerce tại Việt Nam ước đạt 4,6 tỷ USD trong năm 2019, tăng mạnh so với mức 2,8 tỷ USD trong năm 2018. Nghiên cứu này cũng dự báo tốc độ tăng trưởng bình quân ngành trong giai đoạn từ 2019-2025 sẽ duy trì ở mức cao, khoảng 31%.

Với tốc độ phát triển này, thị trường giao nhận cũng đang cạnh tranh nóng, các doanh nghiệp dịch vụ vận chuyển đang tăng tốc trong việc phát triển ứng dụng công nghệ, hoàn thiện hệ thống vận hành, cải thiện dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Trong đó, công nghệ là một mắt xích quan trọng để các doanh nghiệp đột phá trong ngành giao nhận vốn được coi là khá truyền thống.

Đặc biệt ở phân khúc giao nhận hàng hóa, ưu thế độc tôn không còn dành cho những VNPost, Viettel Post... Theo đánh giá của Hiệp hội Thương mại điện tử (VECOM), mặc dù vẫn giữ thị phần hàng đầu nhưng Vietnam Post và Viettel Post đang mất một lượng khách hàng đáng kể vào tay các đơn vị giao nhận khác.

Tại TP. HCM, mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp chuyển phát rất cao, đơn vị nắm giữ thị phần cao nhất là Viettel Post cũng chỉ có khoảng 28%, sau đó là Vietnam Post 15%, EMS 10%, Giao hàng nhanh 5%, Giao hàng tiết kiệm 7%. Các doanh nghiệp chuyển phát khác chiếm tới 43%.

Ở Hà Nội, số đơn vị thuê Viettel Post đang chiếm áp đảo với hơn 52%, Vietnam Post là 20%, EMS 4%, Giao hàng nhanh 10%, Giao hàng tiết kiệm là 9%. Các doanh nghiệp chuyển phát khác chỉ chiếm 20%, thấp hơn tại TP. HCM.

Chạy đua giao hàng nhanh
Các nền tảng giao hàng công nghệ như Grab, Lalamove hay Ahamove đang trở thành đối thủ chính của các doanh nghiệp giao hàng truyền thống.

Tuy nhiên, theo nhận định của VECOM, nhìn chung các doanh nghiệp chuyển phát đang trên đà phát triển tốt. Tốc độ tăng trưởng trung bình năm 2018 so với năm 2017 của các doanh nghiệp chuyển phát tham gia khảo sát là 70%, tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp thấp nhất vẫn đạt 30% và có 3 doanh nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng trên 100%.

Nhận định về thị trường giao hàng hiện nay, ông Lương Duy Hoài, CEO Scommerce (công ty mẹ của hai đơn vị Giao hàng nhanh và Ahamove), với sự xuất hiện của các nền tảng giao hàng công nghệ như Grab, Lalamove hay Ahamove với mô hình giao hàng tức thời và sự linh hoạt có được từ hàng trăm ngàn tài xế cùng người giao hàng tự do sẽ trở thành đối thủ chính của các doanh nghiệp giao hàng truyền thống.

"Thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng 1,5 - 2% thị trường bán lẻ, trong những năm tiếp theo con số này sẽ tăng lên đến 10 - 15%. Từ đó, kéo theo nhiều doanh nghiệp ngoại lớn sẽ tiếp tục đầu tư để chiếm lĩnh thị trường giao hàng trong những năm tiếp theo", ông Hoài nói.

Còn theo ông Đỗ Xuân Quang, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, tốc độ phát triển của thị trường vận chuyển giao hàng nhanh sẽ rất lớn. Đây là miếng bánh béo bở đối với các doanh nghiệp Việt, nhưng nếu không có sự chuẩn bị rõ ràng, thị trường này sẽ lại đi theo vết xe đổ của ngành logistics, đó là để doanh nghiệp ngoại bành trướng và chiếm tới hơn 60% thị phần hiện nay.

Thành công lớn nhất có thể kể đến trong cuộc chạy đua giao nhận hàng là Grab.Bên cạnh mô hình kinh tế chia sẻ GrabCar và GrabBike, Grab nhanh chóng mở rộng dịch vụ sang GrabFood, GrabExpress hay GrabKitchen. Thành công của Grab đã tạo cú hích cho các hãng gọi xe công nghệ khác nhắm đến việc mở rộng dịch vụ giao thức ăn, hàng hóa.

Trong khi đó, ở phân khúc giao nhận hàng hóa, sau khi Lazada E-Logistics công bố sẽ đầu tư khoảng 10 triệu USD để cung cấp các dịch vụ giao nhận không chỉ cho công ty mẹ mà còn cho nhiều công ty khác, đã khiến nhiều doanh nghiệp lớn nóng lòng vào cuộc.

Bởi thế, ngay lập tức một loạt các thương hiệu lớn Shopee, GoViet, Tiki…cũng dắt tay nhau nhảy vào phân khúc giao hàng này. Đặc biệt "ông lớn" trong ngành logistics là Công ty chuyển phát nhanh DHL ngay lập tức đã ra mắt Công ty DHL eCommerce Việt Nam, với cam kết giao hàng chỉ 1 - 2 ngày, kèm theo dịch vụ thu tiền hộ…

Số liệu thống kê từ Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho thấy, nếu như năm 2016, Việt Nam có chỉ số LPI (Logistics Performance Index  chỉ số đánh giá kết quả hoạt động logistics) là 2,98, xếp hạng 64/160 quốc gia được đánh giá và xếp thứ 5 trong khối ASEAN, thì năm 2018 chỉ số này tăng 25 bậc.

Với sự tăng trưởng như vậy, theo các chuyên gia kinh tế nhận định, quy mô thị trường logistics Việt Nam sẽ còn tăng nhanh hơn nữa cùng với sự tăng trưởng nhanh của kim ngạch xuất nhập khẩu. Trong đó, thương mại điện tử đang và sẽ là nhân tố dẫn dắt chính sự phát triển của logistics.

Tất nhiên, dù đã có sự tiến bộ về chỉ số LPI, dịch vụ logistics tại Việt Nam vẫn còn nhiều "nút thắt cổ chai", cản bước thương mại điện tử phát triển. Do đó, để thương mại điện tử có mức đóng góp ngày càng tăng cho nền kinh tế, không thể thiếu được vai trò của chuỗi cung ứng và logistics trong thương mại điện tử.

TS. Phạm Nguyên Minh, Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương (Bộ Công Thương) cho rằng, các doanh nghiệp dịch vụ logistics trong nước còn khá non trẻ, chỉ chiếm thị phần nhỏ. Trong khi đó, năng lực của các doanh nghiệp không đồng đều, thiếu tính chuyên nghiệp, hoạt động logistics còn phân tán, thiếu kết nối nên chưa thuyết phục được chủ hàng tăng thuê ngoài dịch vụ logistics.

Ngoài ra, điểm yếu của các doanh nghiệp dịch vụ logistics trong nước là chi phí dịch vụ còn chưa có tính cạnh tranh tốt, chất lượng một số dịch vụ chưa cao, trong điều kiện thị trường cung cấp dịch vụ của Việt Nam hiện nay có sự cạnh tranh gay gắt. Điều này làm giảm đáng kể khả năng cạnh tranh hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn bùng nổ doanh nghiệp giao nhận hàng hóa như hiện nay.

Cùng với đó, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, để công ty giao nhận hàng hóa tạo được lợi thế cạnh tranh, ngoài việc đầu tư về công nghệ, kho bãi, dịch vụ thì việc đào tạo nguồn nhân lực cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Bởi thực tế, khi đào tạo được đội ngũ giao nhận chuyên nghiệp, xuất sắc sẽ tạo ra được dịch vụ khác biệt.

Đã đến lúc các startup cần thay đổi thói quen 'đốt tiền'

Đã đến lúc các startup cần thay đổi thói quen 'đốt tiền'

Khởi nghiệp -  4 năm
Một Uber và một Wework đã là quá đủ, sắp tới người ta sẽ quay trở lại với những Facebook, Google… đạt được tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc, nhưng không cần đốt quá nhiều tiền.
Đã đến lúc các startup cần thay đổi thói quen 'đốt tiền'

Đã đến lúc các startup cần thay đổi thói quen 'đốt tiền'

Khởi nghiệp -  4 năm
Một Uber và một Wework đã là quá đủ, sắp tới người ta sẽ quay trở lại với những Facebook, Google… đạt được tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc, nhưng không cần đốt quá nhiều tiền.
Đi tìm hệ sinh thái cho xe, máy công nghiệp

Đi tìm hệ sinh thái cho xe, máy công nghiệp

Khởi nghiệp -  4 năm

Ra đời từ những nhọc nhằn, vất vả nhiều năm trời của người đứng đầu trong lĩnh vực xe, máy công nghệ, Hanoma không chỉ là nơi mua bán các sản phẩm mà còn là hệ sinh thái rộng mở cho cả những người mong muốn tìm kiếm việc làm.

Trí tuệ nhân tạo của người Việt

Trí tuệ nhân tạo của người Việt

Khởi nghiệp -  4 năm

Mặc dù còn nhiều khó khăn cả về nguồn vốn và con người, sự đầu tư của những doanh nghiệp Việt cho thấy khát vọng phát triển AI để khẳng định chỗ đứng của Việt Nam trong bản đồ công nghệ thế giới.

Thêm đại gia Hàn Quốc nhảy vào thị trường gọi xe Việt Nam

Thêm đại gia Hàn Quốc nhảy vào thị trường gọi xe Việt Nam

Khởi nghiệp -  4 năm

Việt Nam là thị trường đầu tiên để Kakao Mobility thử nghiệm khả năng vận hành ở nước ngoài. Ở Hàn Quốc, các dịch vụ gọi xe như Kakao Mobility làm dấy lên nhiều tranh cãi. Có quan điểm cho rằng các dịch vụ như của Kakao Mobility nên bị cấm.

Mãi mãi tinh thần khởi nghiệp

Mãi mãi tinh thần khởi nghiệp

Khởi nghiệp -  4 năm

Đang là một kiểm toán viên “cổ cồn” sang trọng của Công ty Ernst & Young danh giá, Trương Cẩm Minh quyết định bỏ nghề, theo mẹ khởi nghiệp ngành ống giấy. Với số vốn 150 triệu đồng và kinh nghiệm tài chính, Trương Cẩm Minh đã cùng mẹ đưa Long Đằng trở thành một thương hiệu uy tín.

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Ngày 18/9, Bộ Chính trị đã họp cho ý kiến về đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

Tài chính -  6 giờ

Việc giải quyết vấn đề ký quỹ của nhà đầu tư nước ngoài và kiểm soát rủi ro về mặt thanh toán là điều kiện thiết yếu để chuẩn bị cho mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Tiêu điểm -  7 giờ

Việc doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cần làm bây giờ là tập trung vào các điều kiện sản xuất, phát triển nguồn nguyên liệu, tăng cường sản xuất, tìm kiếm đối tác và thị trường mới.

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Phát triển bền vững -  8 giờ

Chính phủ Australia hướng tới hỗ trợ Việt Nam đạt được một hệ thống năng lượng tin cậy, giá phải chăng và giảm phát thải carbon.

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Nhịp cầu kinh doanh -  8 giờ

Tập đoàn ROX (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đã ủng hộ 1 tỷ đồng để chung tay cùng người dân bị thiệt hại do bão lũ tái thiết cuộc sống.

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Ống kính -  10 giờ

Nước tinh khiết, sữa tươi sạch và các nhu yếu phẩm đã kịp thời được chuyển tới tận tay những người dân vùng "rốn lũ" tại huyện Mỹ Đức (Hà Nội). Hơn một tuần sau bão Yagi, nơi đây vẫn chìm trong biển nước.

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón Trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.