Leader talk

Chìa khóa chống biến đổi khí hậu

06/08/2024 11:14

Biến đổi khí hậu là thách thức cấp thiết và phức tạp, đòi hỏi sự hợp tác, tài chính và những hành động mang tính tập thể nhiều hơn nữa ngay bây giờ.

Tôi là một người thích uống cà phê. Với tôi, một ngày sảng khoái phải bắt đầu bằng một ly cà phê, chính xác thì là một ly latte nóng. 

Cũng nhiều người có thói quen như vậy, tự pha ở nhà hay ra quán, những người ghiền cà phê trên khắp thế giới tiêu thụ trên 400 tỷ ly cà phê mỗi năm. Sản lượng cà phê hiện tại lên đến gần 10 tỷ tấn mỗi năm. Nhu cầu cà phê trên toàn cầu có khả năng tăng gấp ba so với sản lượng vào năm 2050.

Tuy nhiên, món đồ uống phổ biến này có lẽ đang lâm nguy! Nhiệt độ tăng lên và thay đổi phân bổ lượng mưa khiến việc trồng trọt cà phê gặp khó khăn. Cây cà phê vốn đặc biệt nhạy cảm với thay đổi nhiệt độ, dẫn tới nguy cơ gây sụt giảm sản lượng và chất lượng hạt cà phê. Nhiệt độ ấm lên cũng tạo môi trường thuận lợi cho sâu bệnh có thể gây tổn hại đến cây cà phê. 

Điều đó một lần nữa nhắc chúng ta nhớ biến đổi khí hậu chẳng phải chuyện đâu xa, đây là vấn đề đang diễn ra ngay tại đây, ngay lúc này và ngày càng nhiều người cảm nhận được tác động của biến đổi khí hậu.

Liên Hợp Quốc ước tính đến cuối thế kỷ này, nhiệt độ sẽ ấm lên 3 độ C do tốc độ giảm phát thải không theo kịp với những điều kiện cần để đạt được cam kết cân bằng phát thải nhiều bên đã đưa ra trên thế giới.

Báo cáo của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) năm nay ước tính, gần một nửa dân số toàn cầu đang sống trong các khu vực rất dễ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu.

Ước tính của Ngân hàng Thế giới thậm chí còn cao hơn. Theo báo cáo nghiên cứu chính sách cuối năm. ngoái của tổ chức này, 4,5 tỷ người đang bị ảnh hưởng bởi các sự kiện thời tiết cực đoan như ngập lụt, hạn hán, bão nhiệt đới hoặc nắng nóng cực đoan.

Doanh nghiệp sẽ đóng một vai trò then chốt trong các nỗ lực chung nhằm giải quyết khủng hoảng này.

Chúng ta sẽ chiến đấu với biến đổi khí hậu như thế nào?

Trong hai năm qua, chúng ta đã chứng kiến nhiều cột mốc trên hành trình chuyển dịch chống biến đổi khí hậu của Việt Nam, từ cam kết cân bằng phát thải đưa ra tại COP26 đến Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, trọng tâm của hành trình này vẫn không thay đổi.

Thứ nhất, hợp tác là chìa khóa. Biến đổi khí hậu là bài toán không của riêng ai và cũng không ai có thể giải bài toán này một mình cả. 

Thực tế, chưa khi nào tất cả chúng ta cần hợp tác chặt chẽ với nhau như lúc này. Cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức và chính phủ cần đồng lòng hợp sức đạt được các mục tiêu khí hậu đầy tham vọng.

Thứ hai, chuyển đổi năng lượng là cốt lõi. 80% nguồn cung năng lượng chính của thế giới đến từ than đá, dầu mỏ và khí đốt và quá trình khai thác, vận chuyển và sử dụng chiếm tới 3/4 tổng phát thải carbon toàn cầu. 

Cũng giống như nhiều quốc gia khác, hành trình chuyển dịch của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào việc chuyển sang năng lượng sạch, trên quy mô lớn. Than đá cung cấp khoảng 3/4 tổng sản lượng điện của chúng ta. Tỷ trọng than đá gia tăng phản ánh nhu cầu điện tăng cao do kinh tế tiếp tục phục hồi và nắng nóng gay gắn khiến người dân dùng điều hòa nhiều hơn. 

Cân bằng phát thải đòi hỏi chúng ta cần thận trọng cân nhắc dừng hoạt động sớm các nhà máy nhiệt điện than một cách có trách nhiệm, đồng thời vẫn phải đảm bảo sản lượng điện nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng thông qua các nguồn tái tạo mới và sạch.

Chìa khóa chống biến đổi khí hậu
Chuyển đổi năng lượng là cốt lõi trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Ảnh: Hoàng Anh

Tại COP28 năm ngoái, tôi đã rất ấn tượng với tinh thần quyết tâm tăng gấp ba sản lượng năng lượng tái tạo vào năm 2030 và chuyển dịch dần khỏi nhiên liệu hóa thạch. Vai trò của năng lượng tái tạo cũng được nhấn mạnh trong Quy hoạch điện VIII của Việt Nam, trong đó năng lượng tái tạo được kỳ vọng sẽ chiếm trên 30% cơ cấu năng lượng.

Tin tốt là Việt Nam có tiềm năng lớn về năng lượng tái tạo nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi và Chính phủ cam kết đạt cân bằng phát thải vào năm 2050. Tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam mang đến tiềm năng để thu hút thêm đầu tư vào ngành năng lượng tái tạo đang phát triển nhưng cũng cần thúc đẩy sự tham gia từ khu vực tư nhân nhiều hơn nữa.

Vai trò trọng yếu của ngành tài chính

Các ngân hàng như HSBC có thể hỗ trợ Việt Nam duy trì tăng trưởng thông qua một hành trình chuyển dịch tuần tự sang năng lượng sạch, củng cố sự vững vàng trong dài hạn, đồng thời hỗ trợ lao động và cộng đồng trên hành trình đó. 

Năm 2022, HSBC ký Biên bản ghi nhớ với Bộ Tài nguyên và môi trường, hỗ trợ bộ trong việc xây dựng phương pháp tiếp cận thực tế trong việc hiện thực hóa các chiến lược phù hợp với các mục tiêu cân bằng phát thải của Việt Nam, mở ra các nguồn tài chính quốc tế nhằm hỗ trợ các mục tiêu này. 

Năng lực tham gia của các ngân hàng còn có thể được nâng cao thông qua hợp tác – quy tụ các bên cần thiết lại để cùng vượt qua các thách thức. 

Thỏa thuận hợp tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) là một ví dụ tiêu biểu. JETP là những thỏa thuận tài chính đa phương, kết nối các quốc gia thuộc nhóm G7 cùng các định chế tài chính và chính phủ các nước nhằm thúc đẩy việc giảm dần than đá, đồng thời giải quyết những hệ quả xã hội liên quan.

Năm 2022, Việt Nam ký thỏa thuận JETP với Nhóm đối tác quốc tế (International Partners Group), bao gồm các quốc gia đã phát triển nhằm cung cấp 7,75 tỷ USD tương đương một nửa nguồn vốn cam kết để Việt Nam chuyển sang năng lượng xanh

Tài chính tư dẫn đầu là Liên minh tài chính Glasgow vì cân bằng phát thải (Glasgow Financial Alliance for Net Zero - GFANZ) mà HSBC là một thành viên, đã cam kết huy động lượng vốn ít nhất cũng tương đương như vậy. Nguồn vốn này sẽ giúp thu hẹp khoảng cách về đầu tư và thu hút hàng tỷ USD vào quá trình chuyển dịch của Việt Nam.

Tuy nhiên, còn nhiều việc phải làm để mô hình này thực sự hiệu quả giữa các đối tác công và tư. 

Để mô hình này thành công ở bất kỳ nước nào, chính sách quốc gia phải hỗ trợ việc giảm dần than đá và mở rộng quy mô năng lượng tái tạo, bao gồm hạ tầng thuận lợi chẳng hạn như lưới điện và hệ thống quản lý điện thông minh. HSBC cam kết hỗ trợ mô hình này để có thể biến ý tưởng thành giao dịch thực tế nhằm đảm bảo vốn đầu tư được nhanh chóng dẫn đến các dự án bền vững.

Trở ngại

Thứ nhất, trở ngại trong việc tách bạch tăng trưởng kinh tế với phát thải. 

Tăng trưởng kinh tế thường gắn với gia tăng phát thải carbon và tiêu thụ năng lượng, vì vậy, nếu duy trì các mô hình tăng trưởng kiểu cũ thì sẽ để lại tác động tiêu cực lên môi trường tự nhiên và khí hậu. 

Tuy nhiên, tin tốt là mối liên kết này đã không còn tồn tại ở các quốc gia đã phát triển: GDP của Mỹ tăng gấp đôi từ 1990 trong khi phát thải carbon giảm.

Mối liên kết này cũng đã suy yếu ở khắp mọi nơi. Đơn cử, Trung Quốc tăng trưởng gấp 14 lần từ năm 1990 nhưng phát thải carbon tăng gấp 5 lần. Ở Ấn Độ, tăng trưởng GDP cao hơn mức tăng phát thải carbon trên 50%. 

Tăng trưởng của Trung Quốc và Ấn Độ có hiệu quả về mặt năng lượng hơn châu Âu trước đây, hưởng lợi nhiều từ công nghệ mới. Vì vậy, Việt Nam cũng có thể duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh chóng trong khi chuyển dịch hướng đến cân bằng phát thải. 

Từ 1990, GDP của Việt Nam tăng gấp 66 lần trong khi phát thải carbon tăng 12 lần. Các ngân hàng như HSBC có thể hỗ trợ tài chính cho cả hai vế của phương trình này: tăng trưởng kinh tế và giảm phát thải carbon. 

Thứ hai, đầu tư vào hạ tầng bền vững thường gặp trở ngại do thiếu dự án đủ hấp dẫn đối với nhà đầu tư. Nguyên nhân là do số lượng hạn chế các dự án đủ điều kiện tiếp cận tín dụng ngân hàng, đáp ứng yêu cầu về rủi ro và lợi nhuận của nhà đầu tư. 

Ngoài ra, nguyên nhân còn nằm ở sự thiếu sự hài hòa giữa các hệ thống phân loại khiến các quyết định tài chính trở nên khó khăn. Khả năng trao đổi qua lại và tính thống nhất trong tài chính bền vững và chuyển dịch có thể thúc đẩy niềm tin của nhà đầu tư. 

Bên cạnh đó, cần thêm kế hoạch chuyển dịch của doanh nghiệp và dữ liệu phát thải có thể so sánh có thể giúp các ngân hàng đánh giá và tài trợ chuyển dịch cho khách hàng.

Các nền tảng tài chính hỗn hợp như Pentagreen, một liên doanh giữa HSBC và Temasek, có thể là một giải pháp khả thi để vượt qua các trở ngại về khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng như vậy, kết hợp vốn công và tư cho hạ tầng bền vững. 

Nền tảng tài chính thông qua vốn nợ này hướng đến triển khai nguồn vốn hỗn hợp dưới dạng các khoản vay với quy mô lớn nhằm khai mở và huy động vốn thương mại cho các dự án ít có khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng nhằm thúc đẩy phát triển hạ tầng bền vững ở châu Á, với trọng tâm ban đầu là khu vực Đông Nam Á.

Trọng tâm chính là năng lượng tái tạo và lưu trữ năng lượng, vận tải sạch, cũng như các ngành xử lý nước và chất thải. Các giao dịch trong những lĩnh vực khác như thích nghi với biến đổi khí hậu, nông nghiệp và sử dụng đất cũng như các giải pháp ứng dụng công nghệ có khả năng sẽ được xem xét trong tương lai.

Mới đây, Pentagreen và Clifford Capital, một nền tảng tài chính hạ tầng, vừa công bố hợp tác cung cấp một khoản vay xanh trị giá 30 triệu USD cho BE C&I Solutions nhằm xúc tiến xây dựng các dự án năng lượng sinh học bền vững phân tán ở khắp Đông Nam Á và Ấn Độ.

Chúng ta có thể làm nhiều hơn nữa để giảm rủi ro cho các giao dịch với nguồn vốn ưu đãi. Chẳng hạn, các biện pháp chính sách cấp quốc gia có thể cho phép các ngân hàng tham gia bằng cách xác định danh mục các dự án đủ điều kiện tiếp cận tín dụng ngân hàng. 

Thêm nữa, thiết lập khung hợp đồng cấp quốc gia đối với điện gió, điện mặt trời và các năng lượng tái tạo khác có thể mang lại lợi ích cho các định chế tài chính tìm kiếm cơ hội tham gia, tạo ra sự thống nhất và mang lại khả năng so sánh giữa các dự án để giúp đánh giá rủi ro. Hầu hết tài chính hỗn hợp được triển khai ở cấp độ giao dịch theo hướng ít có khả năng nhân rộng.

Lời giải biến đổi khí hậu nằm trong những con số

Lời giải biến đổi khí hậu nằm trong những con số

Diễn đàn quản trị -  1 tháng
Với quan điểm một bức tranh sẽ nói thay hàng nghìn từ, chuyên gia đến từ Trường Kinh tế - Chính trị London tin rằng, dữ liệu sẽ trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho các nhà nghiên cứu, khoa học trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Ý kiến ( 0)
Biến đổi khí hậu đe dọa du lịch ven biển

Biến đổi khí hậu đe dọa du lịch ven biển

Tiêu điểm -  1 năm

Vốn là xương sống đối với một số nền kinh tế, du lịch ven biển đang phải đối mặt với mối đe dọa tiềm tàng từ biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, như lũ lụt, nước biển dâng.

Sản xuất cà phê lâm nguy vì biến đổi khí hậu

Sản xuất cà phê lâm nguy vì biến đổi khí hậu

Phát triển bền vững -  1 năm

Biến đổi khí hậu đe dọa sản xuất cà phê do diện tích đất để canh tác bị thu hẹp, và chất lượng cũng như sản lượng hạt cà phê sụt giảm.

Việt Nam có thể tốn thêm hơn 700 tỷ USD vì rủi ro biến đổi khí hậu

Việt Nam có thể tốn thêm hơn 700 tỷ USD vì rủi ro biến đổi khí hậu

Phát triển bền vững -  1 năm

Tổng nhu cầu tài chính phát sinh thêm của Việt Nam để xử lý những thách thức liên quan đến biến đổi khí hậu và chuyển đổi xanh có thể lên đến khoảng 701 tỷ USD trong giai đoạn 2022 – 2040, theo ước tính của Ngân hàng Thế giới.

Ngã ba lựa chọn của phụ nữ ĐBSCL giữa biến đổi khí hậu

Ngã ba lựa chọn của phụ nữ ĐBSCL giữa biến đổi khí hậu

Phát triển bền vững -  1 năm

Những đợt hạn hán và xâm nhập mặn lịch sử đang khiến rất nhiều phụ nữ ở Đồng bằng sông Cửu Long buộc phải lựa chọn con đường khác để mưu sinh, khi thu nhập từ nông nghiệp vốn bấp bênh nay lại giảm mạnh. Con đường đó có thể sẽ mang thêm những tia hy vọng cho cuộc sống của họ, nhưng cũng là bằng chứng rõ ràng về sự dễ tổn thương của những người phụ nữ nơi đây.

Chất lượng lao động vẫn là bài toán khó giải

Chất lượng lao động vẫn là bài toán khó giải

Leader talk -  5 ngày

Thiếu hụt kỹ năng và kinh nghiệm quản lý là những thách thức thị trường lao động Việt Nam phải đối mặt khi hướng đến nguồn nhân lực chất lượng cao.

3 bài học đáng giá của CEO VNG Lê Hồng Minh

3 bài học đáng giá của CEO VNG Lê Hồng Minh

Leader talk -  6 ngày

VNG trong mắt CEO Lê Hồng Minh là một doanh nghiệp "trưởng thành" đến từ bản lĩnh vượt qua nhiều thất bại và thách thức khác nhau.

Du lịch, nghỉ dưỡng dưới tán rừng: Đường đi bớt chông gai

Du lịch, nghỉ dưỡng dưới tán rừng: Đường đi bớt chông gai

Leader talk -  2 tuần

Nghị định 91 sẽ tháo gỡ những vướng mắc pháp lý đeo đẳng các dự án du lịch, nghỉ dưỡng và giải trí dưới tán rừng .

Sốt đất đấu giá: Bất thường và bình thường

Sốt đất đấu giá: Bất thường và bình thường

Leader talk -  3 tuần

Mức trúng đấu giá tăng cao không chỉ gây khó khăn cho công tác thẩm định giá tài sản phục vụ các đợt đấu giá tiếp theo tại địa phương đấu giá mà còn tại nhiều nơi trên cả nước.

Chủ tịch YBA Lê Trí Thông: Các doanh nghiệp gần chạm điểm tới hạn

Chủ tịch YBA Lê Trí Thông: Các doanh nghiệp gần chạm điểm tới hạn

Leader talk -  3 tuần

Đổi mới sáng tạo với lựa chọn cải cách hoặc cải tiến sẽ là động lực lớn để doanh nghiệp vượt qua khúc quanh của thời đại và tăng tốc, đi xa.

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tiêu điểm -  1 giờ

Bão Yagi là lời nhắc nhở rằng chuỗi cung ứng cần được thiết kế bền vững hơn, chuẩn bị tốt hơn và có khả năng phục hồi nhanh chóng.

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Tủ sách quản trị -  1 giờ

Alpha Books hy vọng sự kiện sắp tới sẽ không chỉ giúp khắc phục thiệt hại mà còn gửi đi thông điệp về sức mạnh bền bỉ của tri thức.

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Doanh nghiệp -  1 giờ

Takashimaya lên kế hoạch lấn sân sang mảng bán lẻ cao cấp với tham vọng tăng gấp đôi lợi nhuận tại Việt Nam vào năm tài chính 2027.

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Tiêu điểm -  5 giờ

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.

Hà Đô đón sóng thuỷ điện, chờ thời bất động sản

Hà Đô đón sóng thuỷ điện, chờ thời bất động sản

Doanh nghiệp -  6 giờ

Mảng năng lượng, vốn là mũi nhọn của công ty, được kỳ vọng sẽ hồi phục mạnh mẽ vào nửa cuối năm nay, dù những vấn đề pháp lý về giá bán điện vẫn là thách thức đáng kể.

Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Tiêu điểm -  21 giờ

Thủ tướng yêu cầu nhiều nhóm giải pháp như hỗ trợ tín dụng, giảm thuế phí, đẩy mạnh đầu tư công nhằm khôi phục kinh tế và hướng tới tăng trưởng sau bão Yagi.

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Tiêu điểm -  1 ngày

Thủy điện cùng với điện khí LNG ngày càng quan trọng khi điện than hết dư địa tăng trưởng, năng lượng tái tạo mới vẫn thiếu cơ chế, còn điện khí thiên nhiên gặp vấn đề về nguồn cung nhiên liệu.