Phát triển bền vững
Sản xuất cà phê lâm nguy vì biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu đe dọa sản xuất cà phê do diện tích đất để canh tác bị thu hẹp, và chất lượng cũng như sản lượng hạt cà phê sụt giảm.
Cà phê là một trong những đồ uống phổ biến nhất thế giới, và 25 triệu hộ quy mô nhỏ cung cấp tới 80% cho toàn cầu. Ước tính khoảng 125 triệu người trên thế giới sống nhờ vào hoạt động sản xuất cà phê, theo Fairtrade Foundation.
Đây là một trong những sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới có giá trị và được buôn bán rộng rãi nhất, chủ yếu được sản xuất bởi các hộ nông dân nhỏ. Tuy nhiên, nhiều người trong số này không thể kiếm sống bền vững từ cây cà phê.
Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPPC) đã dự báo về khả năng sụt giảm diện tích những khu vực phù hợp với canh tác cà phê tới năm 2050. Một số nghiên cứu sau đấy cũng củng cố thêm điều này, khi cho thấy nhiệt độ gia tăng kích thích những loại sâu bệnh có hại cho cây cà phê.
Bộ phận Nghiên cứu thị trường của HSBC mới đây đánh giá, nhiệt độ tăng cao và những thay đổi trong lượng mưa phân bổ gây ra một vài nguy cơ đối với việc canh tác cà phê.
Trước hết là giảm sản lượng mùa màng. Cây cà phê vốn nhạy với thay đổi về nhiệt độ, và các đợt nắng nóng kéo dài có thể hạn chế tăng trưởng và năng suất của cây cà phê.
Arabica và Robusta là hai loại cà phê chính được canh tác trên toàn cầu. Trong khi cà phê Robusta ít nhạy cảm với nhiệt độ hơn (nhưng lại dễ bị ảnh hưởng bởi hạn hán), nhiệt độ lại đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và trưởng thành của cà phê Arabica.
Cây cà phê Arabica sinh trưởng trong khoảng nhiệt độ từ 18 – 21 độ C, và có thể bị tổn hại nếu phơi nắng liên tục dưới mức nhiệt trên 30 độ C, dẫn đến sụt giảm sản lượng thu hoạch và ảnh hưởng chất lượng hạt cà phê.
Nhiệt độ ở một vài nước dẫn đầu về sản xuất cà phê đã tăng lên. Đơn cử tại Brazil – nước đứng đầu về sản xuất cà phê Arabica, đã chứng kiến nhiệt độ trung bình năm tăng 1,16 độ C trong giai đoạn 1971 – 2021.
Một nghiên cứu gần đây đăng trên tạp chí PLOS Climate cho thấy, các điều kiện không thuận lợi – nguyên nhân giảm sản lượng thu hoạch cà phê – đã gia tăng kể từ năm 1980. Thập kỷ trước được coi là nặng nề nhất, khi có tới năm năm trong tổng số sáu năm được coi là nguy hại nhất kể từ 2010.
Nguy cơ thứ hai với canh tác cà phê là dịch chuyển trong khu vực thích hợp trồng cây cà phê.
Christian Aid trong báo cáo hồi giữa năm nay đánh giá, nhìn chung, ngành cà phê của Việt Nam có thể sẽ ít bị ảnh hưởng hơn so với Brazil, vì 95% là cà phê Robusta do đặc điểm về khí hậu và độ cao. Giống cà phê này có khả năng phục hồi tốt hơn, nhưng điều này không có nghĩa rằng thiệt hại từ biến đổi khí hậu với ngành cà phê sẽ là chuyện nhỏ.
Tổ chức này dự báo, đến năm 2050, Việt Nam có thể mất gần 50% diện tích đất phù hợp nhất cho việc trồng cà phê, nếu theo kịch bản nhiệt độ tăng 1,5 - 2 độ C vào năm 2010.
Nếu các chính sách toàn cầu nhằm cắt giảm khí thải không được cải thiện đáng kể, và nhiệt độ tăng lên 2,5 - 3 độ C như hiện nay, diện tích đất trồng cà phê chính của Việt Nam có thể giảm hơn 70%. Con số này có thể cao hơn nhiều nếu mức nhiệt độ tăng cao hơn so với dự kiến.
Tại Trung Mỹ, IPCC dự báo diện tích trồng cà phê của khu vực này tới năm 2050 sẽ giảm từ khoảng 40 – 90% do thay đổi nhiệt độ và phân bổ lượng mưa. Độ cao tối thiểu để canh tác cà phê cũng sẽ tăng từ 2.000 feet trên mực nước biển (600m) lên 3.300 feet (hơn 1.000m).
Nguy cơ thứ ba với canh tác cà phê là tăng bùng phát sâu bệnh, theo đó, nhiệt độ ấm lên tạo ra môi trường thuận lợi cho sâu bệnh có thể gây tổn hại đến cây cà phê.
Đơn cử, bệnh gỉ sắt gây đốm lá cà phê, một loại bệnh do nấm, đã gây hại nghiêm trọng đến khu vực Trung và Nam Mỹ. Đại dịch gỉ sắt ở Colombia, giai đoạn 2008 – 2011, đã khiến sản lượng giảm bình quân gần 1/3 so với năm 2007.
Bộ phận nghiên cứu của HSBC đánh giá, trong khi nhiệt độ tăng lên được coi là yếu tố gây khó khăn cho sản xuất cà phê, hoạt động canh tác cà phê lại liên quan tới phá rừng và khiến trái đất càng nóng lên thêm.
Theo đó, người ta phải bỏ đi nhiều cánh rừng nhiệt đới rộng lớn, để đáp ứng nhu cầu cà phê ngày càng tăng, và đảm bảo nhiệt độ tốt nhất cho cà phê sinh trưởng. Theo World Resource Institute (WRI), gần 2 triệu ha rừng bị thay thế bằng trang trại cà phê trong giai đoạn 2001 – 2015.
Có hai phương pháp canh tác cà phê là trồng dưới bóng râm (hệ thống nông lâm kết hợp) vốn bền vững với môi trường, và trồng dưới ánh mặt trời đòi hỏi phải phá bỏ rừng và gây ra tình trạng đất mất dinh dưỡng.
Theo HSBC, ngành cà phê ở nhiều quốc gia đã chuyển dịch sang sản xuất dưới ánh mặt trời, nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cao. Sự dịch chuyển trong phương pháp canh tác này chủ yếu do yếu tố tài chính, và suy nghĩ phổ thông rằng ánh mặt trời làm hạn chế nhiễm nấm bệnh.
Thêm nữa, các giống cây thuộc họ đậu cung cấp bóng mát được phát hiện là nguyên nhân gây cạnh tranh nguồn đất và nước, khi xảy ra hạn hán nặng nề, dẫn đến sự suy tàn của các trang trại cà phê.
Mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn khắc nghiệt, tình trạng mất rừng do các trang trại cà phê không chỉ làm giảm lưu trữ carbon, mà còn lấy đi môi trường sống thiết yếu của một số loài vật, dẫn tới mất đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu càng trầm trọng thêm.
Không chỉ vậy, vấn đề tiêu thụ nước và năng lượng cũng là rủi ro với ngành cà phê.
Sản xuất cà phê đòi hỏi khối lượng nước lớn trong suốt chu trình, ảnh hưởng các cộng đồng dân cư và hệ sinh thái địa phương ở những vùng có khó khăn về nước.
Theo Tổ chức Lương thực và nông nghiệp (FAO), cần tới 140 lít nước để trồng đủ cà phê cho một ly cà phê. Cùng với đó, từ rang xay tới pha chế, chuỗi cung ứng cà phê "ngốn" năng lượng, làm gia tăng lượng phát thải carbon của ngành này.
Đi tìm các giải pháp bền vững
Để vượt qua những vấn đề căng thẳng này, nhiều biện pháp thích ứng và giải pháp bền vững đang được áp dụng.
Đơn cử, nông nghiệp tái sinh thông qua trồng xen vụ giúp nâng cao chất lượng và đa dạng sinh học của đất, giúp ích cho sản lượng thu hoạch và chất lượng cà phê. Hướng đi này cũng hỗ trợ đảm bảo lâu dài cho người nông dân – vốn dễ bị ảnh hưởng bởi rủi ro khí hậu nhất – bằng cách đa dạng hóa sản phẩm đầu ra và nguồn thu nhập.
Tại Việt Nam, để thực hiện cam kết về thu mua bền vững, Nestlé Việt Nam đã triển khai Chương trình canh tác cà phê bền vững Nescafé Plan tại các tỉnh Tây Nguyên từ năm 2011.
Cho đến nay, chương trình đã hỗ trợ hơn 22.000 hộ nông dân tiếp cận và thực hành sản xuất cà phê theo bộ tiêu chí 4C, triển khai tập huấn cho hơn 330.000 lượt nông dân, phân phối 63,5 triệu cây giống kháng bệnh và cho năng suất cao giúp tái canh diện tích cây cà phê già cỗi.
Chương trình đã góp phần giảm 20% lượng phân bón, tiết kiệm 40% lượng nước tưới trong canh tác cây cà phê, giúp người nông dân tăng từ 30 – 100% thu nhập nhờ áp dụng các mô hình xen canh hợp lý.
Chương trình cũng áp dụng công nghệ số hóa vào việc hỗ trợ phát triển và xây dựng công cụ nhật ký nông hộ, giúp người nông dân quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả thông qua ứng dụng phần mềm, thay thế việc quản lý bằng giấy tờ.
Trong báo cáo của mình, Bộ phận nghiên cứu của HSBC nhận định, ứng dụng nhiều biến thể giống cà phê, như thế hệ F1 của Arabica lai và Coffea stenophylla có khả năng chống chịu tốt hơn với nhiệt độ cao, hạn hán và dịch bệnh, cũng là một chiến lược thích ứng đầy hứa hẹn.
Những biến thể như Liberica và Excelsa cũng mang đến cơ hội tạo ra giống cà phê mang lại lợi nhuận có thể trồng được ở vùng đất thấp hơn, và trong điều kiện ấm hơn so với Arabica.
Câu chuyện chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn của Nestlé Việt Nam
Ly cà phê cõng bao nhiêu chi phí mặt bằng
Ước đoán với mỗi ly cà phê bán ra ở Việt Nam, chi phí mặt bằng chiếm khoảng 4.000 đồng ở Milano Coffee, khoảng 9.000 - 10.000 đồng ở Highlands Coffee và The Coffee, và cá biệt ở Starbucks lên tới 14.000 đồng.
Chuỗi cà phê ngoại rời bỏ thị trường Việt Nam
Trải qua 2 năm đại dịch, ngành F&B đã có nhiều biến động khiến cho nhiều chuỗi cà phê ngoại gặp khó trong việc bám trụ thị trường Việt Nam.
Hành trình tìm lại vị thế hạt cà phê robusta Việt
Thị trường cà phê thế giới từ lâu đã được “thống trị” bởi hạt arabica. Tuy nhiên, hạt cà phê robusta, loại cà phê chính của Việt Nam, đang dần được ưa chuộng nhiều hơn trên thế giới.
Mô hình cà phê tuần hoàn và bí quyết bền vững của Nestlé Việt Nam
Canh tác và sản xuất cà phê theo mô hình kinh tế tuần hoàn giúp Nestlé Việt Nam giảm 13 nghìn tấn phát thải carbon mỗi năm.
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.
Vinhomes chỉ mua vào 67% số cổ phiếu quỹ đăng ký
Ước tính Vinhomes đã chi gần 10.500 tỷ đồng cho gần 247 triệu cổ phiếu quỹ kể trên nếu tính giá trị giao dịch mỗi phiên theo giá đóng cửa.
Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.
Hanoi Melody Residences: 'Tọa độ nóng' của thị trường căn hộ nội đô
Tổ hợp căn hộ đa tiện ích Hanoi Melody Residences tại khu vực Tây Nam Linh Đàm đang đón lượng khách tăng vọt trong những ngày gần đây.
PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học
PVcomBank khuyến nghị khách hàng cập nhật giấy tờ tùy thân và đối chiếu sinh trắc học trước 1/1/2025 để đảm bảo giao dịch an toàn, liên tục.