Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu đe dọa du lịch ven biển
Vốn là xương sống đối với một số nền kinh tế, du lịch ven biển đang phải đối mặt với mối đe dọa tiềm tàng từ biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, như lũ lụt, nước biển dâng.
Bãi biển là các điểm du lịch nổi tiếng, chiếm gần 50% lượng khách du lịch toàn cầu. Tuy nhiên, du lịch ven biển đang phải đối mặt với một mối đe dọa tiềm tàng do biến đổi khí hậu, Bộ phận nghiên cứu toàn cầu của HSBC đánh giá trong phân tích mới nhất.
Ngành này vốn là xương sống đối với một số nền kinh tế kém phát triển nhất thế giới, bao gồm nhóm quốc đảo nhỏ đang phát triển, cũng là những nơi dễ bị ảnh hưởng nhất trước biến đổi khí hậu.
Trong khi các hiện tượng thời tiết cực đoan, chẳng hạn như lốc xoáy và lũ lụt, đã gây ra những rủi ro tức thì, thì mực nước biển dâng cao và quá trình axit hóa đại dương, cũng đang gióng lên hồi chuông cảnh báo.
Ngoài ra, các tác động thứ cấp, chẳng hạn như sự lây lan của dịch bệnh, cũng ngày càng dấy lên quan ngại trong các cộng đồng ven biển, cũng như khách du lịch.
Cụ thể, các địa điểm nghỉ mát ven biển, những thị trấn bên bờ biển có nguy cơ bị nhấn chìm do mực nước biển dâng cao. Nguy cơ này đang ngày càng trở nên rõ ràng, khiến nhiều bên đã buộc phải đưa ra hành động quyết liệt.
Đơn cử, năm 2019, Indonesia công bố kế hoạch di dời thủ đô khỏi Jakarta để đối phó với mối đe dọa do mực nước biển dâng cao.
Theo NASA, nước biển toàn cầu đã tăng gần 100mm kể từ năm 1993, và tốc độ tăng đang dần nhanh hơn. Dự báo, khoảng 1 tỷ người có thể bị ảnh hưởng vào năm 2050.
Không chỉ vậy, dự báo đến năm 2100, các sự kiện cực đoan liên quan đến mực nước biển trước đây xảy ra 10 năm một lần, sẽ xuất hiện ít nhất mỗi năm một lần tại nhiều vùng biển.

Theo nghiên cứu từ HSBC, ngay cả khi đi theo lộ trình phát thải CO2 thấp, trung bình thế giới vẫn có khả năng mất đi hơn một nửa bãi biển có cát. Điều này sẽ kéo theo sự sụt giảm 30% số phòng khách sạn, và gần 40% doanh thu du lịch vào năm 2100.
Các rủi ro tiềm tàng, như bờ biển bị xói lở, cơ sở hạ tầng du lịch bị ngập lụt, và khả năng xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng, có thể làm giảm giá trị giải trí của các điểm du lịch ven biển nổi tiếng.
Điều này có khả năng ảnh hưởng đến các đơn vị vận hành kinh doanh, chẳng hạn như các công ty nghỉ dưỡng và khách sạn (ví dụ như Marriott, Hyatt), hay hoạt động thể thao dưới nước và các bên điều hành tour (ví dụ tour lặn với ống thở và lặn với bình dưỡng khí), cũng như hoạt động của cảng và hãng hàng không.
Ngoài vấn đề nước biển dâng, sóng nhiệt biển và axit hóa đại dương là những thách thức lớn đối với ngành du lịch ven biển.
Theo đó, cường độ và tần suất sóng nhiệt biển tăng lên có khả năng khiến các rạn san hô trải qua những thay đổi không thể đảo ngược, và tàn phá sự sống dưới biển, ảnh hưởng đến nét đặc trưng của cảnh quan ven biển.
Đơn cử, một đợt nắng nóng trên biển gần đây, bắt đầu xuất hiện vào tháng 6 dọc theo bờ biển Queensland của Úc, đã làm dấy lên mối lo ngại cho rạn san hô Great Barrier vốn đã dễ bị tổn tương.
Diễn đàn Kinh tế thế giới ước tính rằng, 50% các rạn san hô trên thế giới có nguy cơ biến mất vào năm 2035 nếu không có biện pháp giảm thiểu tác động do biến đổi khí hậu.
“Điều này đặt ra một thách thức khó khăn đối với ngành du lịch ven biển, vì các hoạt động khám phá đại dương, chẳng hạn như lặn biển có bình dưỡng khí, phụ thuộc rất nhiều vào các hệ sinh thái sống động này”, HSBC đánh giá.
Ngoài du lịch ven biển, nhiều ngành du lịch khác cũng bị tác động đáng kể bởi tình trạng nhiệt độ tăng.
Đơn cử, một nghiên cứu từ Ủy ban châu Âu đã dự báo, những thay đổi do khí hậu gây ra trong phân bổ loài có thể ảnh hưởng đến du lịch sinh thái, chẳng hạn như các đơn vị khai thác du lịch hoang dã. Sự suy giảm quần thể động vật sẽ khiến việc con người tương tác với một số loài nhất định trở nên khó khăn.
Tuy nhiên, HSBC nhận định, những vùng trước đây ít phổ biến về du lịch sinh thái có thể trở nên hấp dẫn hơn.
Du lịch ở những khu vực có tuyết cũng sẽ bị ảnh hưởng, khi nhiệt độ tăng dẫn tới tuyết rơi thất thường và diện tích lớp tuyết dày bị thu hẹp lại, rút ngắn các mùa trượt tuyết và trượt ván trên tuyết.
Một số khu nghỉ dưỡng trượt tuyết trên dãy Alps đã đóng cửa vào tháng 12/2022 do tuyết rơi không đủ. Các khu nghỉ dưỡng ở độ cao thấp hơn có khả năng bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn, vì các nơi này tuyết rơi ít hơn nên mùa du lịch ngắn hơn.
Một số giải pháp
Đại dịch Covid-19 đã cho thấy ngành du lịch dễ bị ảnh hưởng đến nhường nào. Các quốc gia kém phát triển phụ thuộc nhiều vào du lịch đang phải đối mặt với những thách thức đáng kể, bao gồm cả tình trạng bất ổn xã hội, khi lượng khách du lịch giảm đi do tác động của khí hậu nóng lên.
Các biện pháp thích ứng, các công cụ dự báo và cảnh báo sớm được cải thiện, cũng như quản lý rủi ro thiên tai, sẽ đóng vai trò quan trọng trong cách ngành du lịch ứng phó với những rủi ro sắp đến.
Cơ sở hạ tầng, chẳng hạn như kè chắn sóng và kết cấu đê chắn sóng, và khu vực bảo tồn các hệ thống tự nhiên, như rừng ngập mặn, là những biện pháp bảo vệ bờ biển quan trọng.
Việt Nam có thể tốn thêm hơn 700 tỷ USD vì rủi ro biến đổi khí hậu
Khơi thông dòng vốn từ thỏa thuận khí hậu JEPT
Nguồn vốn từ khu vực tư nhân trong thỏa thuận về khí hậu JEPT mang đến cơ hội tiếp cận tài chính bền vững, nhưng cũng đòi hỏi doanh nghiệp cần minh bạch và đáp ứng các tiêu chuẩn xanh của quốc tế.
Coi biến đổi khí hậu là cơ hội để khởi nghiệp ở miền Tây
Khởi nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long nên tập trung vào một số lĩnh vực mang tính cấp bách của vùng như thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo an ninh nguồn nước, giải quyết xâm nhập mặn…
Tăng cường tài trợ hàng tỷ USD chống biến đổi khí hậu
Ngân hàng Phát triển châu Á mới đây đã công bố Quỹ Tài chính đổi mới cho khí hậu ở châu Á và Thái Bình Dương (IF-CAP), một chương trình mang tính bước ngoặt có thể tăng cường hỗ trợ đáng kể cho khu vực trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Sáng kiến tăng khả năng chống chịu của công trình với biến đổi khí hậu tại Việt Nam
Khi Việt Nam đặt mục tiêu chuyển đổi sang nền kinh tế phát thải carbon thấp và bền vững, IFC sẽ hỗ trợ các tòa nhà và đô thị của Việt Nam nâng cao khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu, đảm bảo môi trường an toàn và lành mạnh cho người dân, đồng thời, giảm thiểu các tác động xã hội và kinh tế của thiên tai.
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Nguồn tiền cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Trump Organization muốn đẩy nhanh tiến độ dự án 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Tiến tới Chính phủ không giấy tờ, quản trị thông minh
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.