Chìa khoá mở cửa nền kinh tế không dùng tiền mặt

Trang Nguyễn Thứ hai, 03/06/2019 - 14:44

Học theo cách Uber hay Grab đã làm khi thay đổi thói quen của người sử dụng trong gọi taxi truyền thống sang sử dụng công nghệ gọi xe trên ứng dụng điện thoại thông minh để phát triển nền kinh tế không dùng tiền mặt.

Đầu tư thay đổi … thói quen

Khi tích hợp công nghệ vào các sản phẩm và dịch vụ tài chính dường như không còn là một bài toán khó đối với nhiều định chế tài chính tại Việt Nam, trở ngại giờ đây đến trực tiếp từ thói quen của người dân trong việc sử dụng tiền mặt và chỉ khi thói quen này được thay đổi thì Việt Nam sẽ thực sự trở thành một nền kinh tế không dùng tiền mặt.

Theo ông Nguyễn Quang Minh, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần thanh toán Quốc gia Việt Nam (Napas), trình độ, hạ tầng, công nghệ cũng như các sản phẩm dịch vụ tài chính của Việt Nam đang phát triển đến mức độ tương đương với mặt bằng trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên thay đổi thói quen của người tiêu dùng từ sử dụng tiền mặt trong các giao dịch hàng ngày sang giao dịch số là một thách thức lớn.

Giáo dục để thay đổi thói quen nguời dân bởi vậy đóng một vai trò quan trọng khi Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN), các ngân hàng thương mại và công ty fintech cần phải đầu tư cho hoạt động truyền thông và phổ cập kiến thức rộng rãi đến người dân.

Ông Minh lấy ví dụ của Grab khi vào thị trường Việt Nam, loại hình taxi công nghệ này đã bỏ rất nhiều chi phí để giáo dục khách hàng, hay nói một cách khác là thay đổi thói quen người sử dụng.

“Tôi tin là các công ty ra đời sau này như là GoViet hoặc là Be hoặc là các công ty khác cũng được hưởng lợi đối với việc thay đổi hành vi của khách hàng do các công ty tiên phong thực hiện. Đây là câu chuyện mà trong thách thức sẽ có cơ hội và hy vọng là các ngân hàng và các công ty tài chính sẽ có những chương trình riêng của mình,” ông Minh chia sẻ tại sự kiện Banking Vietnam 2019 diễn ra tuần trước.

Đồng quan điểm trên, bà Nguyễn Thuỳ Dương, Phó tổng giám đốc dịch vụ tài chính ngân hàng của EY Việt Nam khẳng định, thách thức để phát triển một xã hội không dùng tiền mặt nằm ở ba yếu tố, bao gồm con người, năng lực tài chính và cơ chế chính sách.

Theo bà Dương, NHNN đã nhận thức được rất rõ vai trò và các chính sách để có thể dẫn dắt và thúc đẩy nền kinh tế không dùng tiền mặt trong những năm vừa qua.

“Tôi cũng mong đến tương lai gần thì NHNN cũng xây dựng một trung tâm nghiên cứu phát triển để nghiên cứu các cơ chế chính sách và các sản phẩm dành riêng cho bản thân ngân hàng để nó gần gũi hơn, tiếp cận được nhiều hơn,” bà Dương nói.

Các sản phẩm tài chính và quy trình giao dịch vận hành sẽ phải đủ gần gũi và tiện lợi để nguời dân có thể sử dụng và không gặp khó khăn, nếu không người dân sẽ không thể sử dụng được thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả cho việc đi mua bò hoặc mua cây xanh về trồng, bà Dương lý giải.

Nền tảng sẵn sàng

Sự kiện Banking Vietnam 2019 có nhiều sản phẩm tài chính số đã được các ngân hàng và công ty công nghệ lớn mang đến giới thiệu, phần nào phản ánh bức tranh sinh động của hạ tầng thanh toán số tại Việt Nam. Các sản phẩm như thanh toán qua QR code, thẻ tín dụng ảo, ví điện tử và sắp tới đây là mô hình Mobile Money sẽ được NHNN đưa vào thử nghiệm. Sự phát triển này không nằm ngoài định hướng của NHNN trong đề án thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020.

Nhiều ngân hàng ngoại như Standard Chartered đã mang công nghệ thẻ tín dụng ảo đến tay khách hàng nội của mình trong năm vừa qua.

Chìa khoá mở cửa nền kinh tế không dùng tiền mặt
Dịch vụ ngân hàng số Yolo của VPBank.

Các ngân hàng nội bên cạnh đó cũng không chịu kém cạnh khi cũng đưa ra các sản phẩm tương tự và có phần chịu chơi hơn khi xây dựng hẳn mô hình ngân hàng số vào hoạt động song song với ngân hàng truyền thống trong một nỗ lực phát triển mảng ngân hàng số của mình.

VPBank được biết đến là ngân hàng đầu tiên giới thiệu ngân hàng số, hay đúng hơn là một hệ sinh thái kết hợp các dịch vụ tài chính và dịch vụ vui chơi, giải trí và mua sắm, với tên gọi YOLO, đến khách hàng của mình trong năm 2018.

Công ty tài chính của ngân hàng này, FE Credit, năm ngoái cũng giới thiệu nền tảng cho vay tự động có tên $Nap, cùng với SHIELD - một ứng dụng mua bảo hiểm trực tuyến và FE Card Mobile hoạt động như một thẻ tín dụng ảo, với mục đích đơn giản hóa hoạt động cho vay tới khách hàng.

Trong tháng 5 vừa qua, ngân hàng VIB cũng giới thiệu công nghệ thẻ ảo đến khách hàng của mình, cho phép họ có thể sử dụng thẻ ảo tích hợp trên điện thoại thông minh ngay khi đăng ký, rút ngắn hoàn toàn quy trình và thời gian giao dịch so với sử dụng thẻ vật lý.

Công nghệ Green PIN cũng là một công nghệ mới mà ngân hàng này vừa đưa vào sử dụng. Khách hàng của VIB sẽ được nhận được mã PIN của mình qua điện thoại và công nghệ mới này cũng giúp VIB giảm thiểu chi phí in ấn và chuyển phát mã PIN cho khách hàng qua bưu điện và bảo vệ môi trường.

Theo chia sẻ của bà Trần Thu Hương, Giám đốc Khối bán lẻ của Ngân hàng VIB, trên 76% giao dịch của VIB là qua ngân hàng số, và ngân hàng hiện có khoảng gần 8 triệu giao dịch mỗi năm.

Đầu tư vào mảng ngân hàng số, theo bà Hương, “càng làm sớm và ráo riết” thì bản thân ngân hàng càng có lợi trong tương lai.

“Dựa trên những ưu điểm sẵn có của mình và dựa trên đầu tư bài bản về công nghệ, VIB coi phát triển hệ thống ngân hàng tự động là chiến lược của mình trong thời gian tới. Các công nghệ khác như là AI hay robotics sẽ được tiếp tục tích hợp vào hệ thống ngân hàng số của VIB và đây là một trong những lợi thế cạnh tranh vô cùng mạnh mẽ của VIB so với các ngân hàng khác trên thị trường,” bà Hương trao đổi với TheLEADER bên lề sự kiện.

Các công nghệ khác như là AI hay robotics sẽ được tiếp tục tích hợp vào hệ thống ngân hàng số của VIB và đây là một trong những lợi thế cạnh tranh vô cùng mạnh mẽ của VIB so với các ngân hàng khác trên thị trường.

Bà Trần Thị Thu HươngBà Trần Thị Thu HươngGiám đốc Khối bán lẻ ngân hàng VIB

Dẫn các con số thống kê, bà Hương cho biết Việt Nam hiện có nhiều yếu tố tích cực bổ trợ cho việc thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt. Trong đó, 44% khách hàng của các ngân hàng đang sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử và thị trường thanh toán qua thẻ ngân hàng đang trong giai đoạn nóng lên với 158 triệu thẻ đã được phát hành ghi nhận tại thời điểm cuối quí 1 vừa qua, tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thêm vào đó, hiện có gần 10 triệu người dùng ví điện tử với 20 loại ví điện tử đang hoạt động.

Với 66% dân số sử dụng Internet, 143 triệu thuê bao di động và 72% trong số này sử dụng điện thoại thông minh, bên cạnh con số 35% dân số thuộc thế hệ Millennial am hiểu công nghệ và mạng xã hội, cơ hội để Việt Nam tiến tới một nền kinh tế không phụ thuộc vào tiền mặt là rất lớn.

Tuy nhiên, cơ hội lớn này đi kèm một thách thức không nhỏ khi 70% người dân Việt Nam chưa có tài khoản ngân hàng và cơ sở hạ tầng tài chính còn thiếu với chỉ 18.668 máy ATM và 261.705 điểm thanh toán POS để phục vụ 158 triệu thẻ đã phát hành.

Thêm một thách thức nữa đến từ thói quen của người tiêu dùng khi 99% trong số họ đang sử dụng tiền mặt hàng ngày và 85% giao dịch ATM là để rút tiền.

“Gần 99% tất cả các giao dịch mà dưới 4 đô la ở Việt Nam hoàn toàn là dùng tiền mặt và chúng ta cũng gặp một chút khó khăn nữa, đó là tỷ lệ người dân ở những vùng không phải là đô thị chính, mà ở vùng sâu vùng xa thì cũng chiếm đa số, trên 60%. Và tại các vùng này, cơ hội để tiếp cận với công nghệ sẽ không nhiều như các tỉnh, thành phố lớn. Chúng ta còn nhiều việc phải làm với cơ sở vật chất để tạo được cơ sở tốt cho thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam”, bà Hương nói.

Hệ sinh thái ngân hàng số mang lại lợi ích gì?

Hệ sinh thái ngân hàng số mang lại lợi ích gì?

Tài chính -  6 năm
Khi nền kinh tế số ngày càng được phát triển và mở rộng, giá trị của mô hình ngân hàng truyền thống cũng giảm đi. Thay vào đó, các ngân hàng trên thế giới đang hướng tới xu hướng xây dựng hệ sinh thái ngân hàng số, bao gồm cả các dịch vụ ngân hàng và dịch vụ không thuộc lĩnh vực ngân hàng, mà ở đó lợi ích mang lại cho khách hàng và cả đối tác thứ ba là không hề nhỏ.
Hệ sinh thái ngân hàng số mang lại lợi ích gì?

Hệ sinh thái ngân hàng số mang lại lợi ích gì?

Tài chính -  6 năm
Khi nền kinh tế số ngày càng được phát triển và mở rộng, giá trị của mô hình ngân hàng truyền thống cũng giảm đi. Thay vào đó, các ngân hàng trên thế giới đang hướng tới xu hướng xây dựng hệ sinh thái ngân hàng số, bao gồm cả các dịch vụ ngân hàng và dịch vụ không thuộc lĩnh vực ngân hàng, mà ở đó lợi ích mang lại cho khách hàng và cả đối tác thứ ba là không hề nhỏ.
Phát hành hàng triệu thẻ ngân hàng mỗi năm nhưng 90% chi tiêu của người Việt vẫn là tiền mặt

Phát hành hàng triệu thẻ ngân hàng mỗi năm nhưng 90% chi tiêu của người Việt vẫn là tiền mặt

Tài chính -  6 năm

Thanh toán phi tiền mặt ở Việt Nam hiện chưa đầy 5%, kém xa các nước trong khu vực như Malaysia là 89%, Thái Lan là gần 60%, Trung Quốc là hơn 26%, theo số liệu của World Bank.

90% người Singapore vẫn thanh toán mọi thứ bằng tiền mặt

90% người Singapore vẫn thanh toán mọi thứ bằng tiền mặt

Quốc tế -  7 năm

Mặc dù nổi tiếng là thành phố công nghệ hàng đầu của châu Á, nhưng người dân Singapore vẫn thích thanh toán bằng tiền mặt hơn so với thanh toán điện tử.

Doanh nghiệp Việt cần nỗ lực để tăng tốc trong bảng đánh giá ACGS

Doanh nghiệp Việt cần nỗ lực để tăng tốc trong bảng đánh giá ACGS

Tài chính -  1 ngày

Việt Nam tiếp tục là quốc gia có điểm số ACGS thấp nhất trong số sáu nước ASEAN được đánh giá trong kỳ báo cáo mới nhất.

Sandbox tài sản số tiềm năng, nhưng dễ biến tướng đầu cơ và thao túng

Sandbox tài sản số tiềm năng, nhưng dễ biến tướng đầu cơ và thao túng

Tài chính -  1 ngày

Sandbox tài sản số không chỉ dừng lại ở việc tạo ra một môi trường thử nghiệm, mà còn được kỳ vọng hoàn thiện cả về hạ tầng, nguồn lực và cơ chế hoạt động.

Doanh nghiệp kỳ vọng đột phá từ 'bộ tứ' chính sách của Nhà nước

Doanh nghiệp kỳ vọng đột phá từ 'bộ tứ' chính sách của Nhà nước

Tài chính -  2 ngày

Từ góc nhìn của doanh nghiệp và chuyên gia tài chính, bộ tứ nghị quyết này hứa hẹn tạo ra những thay đổi sâu sắc, mở đường cho một nền kinh tế số hiện đại.

AEON Financial muốn hủy thương vụ bán vốn Công ty tài chính PTF của SeABank

AEON Financial muốn hủy thương vụ bán vốn Công ty tài chính PTF của SeABank

Tài chính -  3 ngày

Phía AEON Financial cho biết đã phát hiện thông tin kế toán được công bố trước khi chuyển nhượng cổ phần tại Công ty tài chính PTF cho SeABank có sự sai lệch.

Giải quyết 'vùng xám' pháp lý cho thị trường tài sản mã hóa

Giải quyết 'vùng xám' pháp lý cho thị trường tài sản mã hóa

Tài chính -  4 ngày

Thị trường tài sản mã hoá đang đòi hỏi xây dựng khung pháp lý chặt chẽ, khi gần 90% vụ việc liên quan đến tài sản số bị xác minh có dấu hiệu vi phạm hoặc lừa đảo.

Doanh nhân đến Đà Nẵng, nghỉ đâu cho xứng tầm?

Doanh nhân đến Đà Nẵng, nghỉ đâu cho xứng tầm?

Ống kính -  11 giờ

Courtyard by Marriott Danang Han River là khách sạn cao nhất tại trung tâm Đà Nẵng bắt đầu đón khách từ cuối tháng 5.

Sau sáp nhập, bất động sản cao cấp Hải Phòng bước vào 'kỷ nguyên vàng' với tầng lớp thịnh vượng mới

Sau sáp nhập, bất động sản cao cấp Hải Phòng bước vào 'kỷ nguyên vàng' với tầng lớp thịnh vượng mới

Nhịp cầu kinh doanh -  16 giờ

Thị trường bất động sản cao cấp đang ghi nhận sự trỗi dậy mạnh mẽ ở nhiều đô thị trung tâm, trong đó nổi bật là Hải Phòng. Thành phố cảng - vốn là đầu tàu phát triển của khu vực Bắc Bộ, sau cột mốc sáp nhập Hải Dương (15/8), sẽ trở thành một siêu đô thị với tầng lớp cư dân thượng lưu mới mang khát khao sở hữu không gian sống xứng tầm.

Hành trình từ 'vực nợ' đến tham vọng lãi nghìn tỷ của HAGL

Hành trình từ 'vực nợ' đến tham vọng lãi nghìn tỷ của HAGL

Doanh nghiệp -  16 giờ

HAGL đang đi những bước vững chắc trên hành trình phục hồi và chuyển mình từ vùng tối của khủng hoảng nợ đến kỳ vọng lợi nhuận 5.000 tỷ đồng vào năm 2028.

Kiến trúc đậm chất bản địa tại căn hộ Sun Group Cát Bà

Kiến trúc đậm chất bản địa tại căn hộ Sun Group Cát Bà

Nhịp cầu kinh doanh -  19 giờ

Nằm tại vị trí trung tâm đảo ngọc Cát Bà, tòa căn hộ The Xanh 2 không chỉ là chốn nghỉ dưỡng xanh mát, hòa cùng nhịp sống sôi động, mà còn tôn vinh giá trị văn hoá bản địa lâu đời của vùng vịnh di sản.

Giá vàng hôm nay 9/6: SJC tăng 300 nghìn đồng, chênh lệch với quốc tế lại giãn rộng

Giá vàng hôm nay 9/6: SJC tăng 300 nghìn đồng, chênh lệch với quốc tế lại giãn rộng

Vàng -  21 giờ

Giá vàng hôm nay 9/6 tăng thêm 300 nghìn đồng/lượng đối với vàng miếng SJC, trong khi thị trường quốc tế giảm giá, làm chênh lệch giá trong nước và thế giới lại nới rộng.

Hội Môi giới bất động sản ra mắt ban điều hành tại Thái Bình

Hội Môi giới bất động sản ra mắt ban điều hành tại Thái Bình

Nhịp cầu kinh doanh -  21 giờ

Hội Môi giới bất động sản Việt Nam vừa công bố quyết định thành lập và ra mắt Ban điều hành VARS tại tỉnh Thái Bình.

Phù thủy sàn chứng khoán

Phù thủy sàn chứng khoán

Tủ sách quản trị -  21 giờ

Phân tích chiến lược quản trị rủi ro từ “Phù thủy sàn chứng khoán” bằng cách áp dụng tỷ lệ cố định, phân bổ động và hệ thống tự động cho doanh nghiệp chứng khoán.