Tiêu điểm
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10/2020
Từ tháng 10/2020, nhiều chính sách mới sẽ chính thức có hiệu lực, nổi bật là việc phạt nặng với các hành vi như: gửi thư, tin nhắn hay thực hiện cuộc gọi rác; bán hàng xách tay; bán xăng dầu qua thùng can, cột bơm mini; làm hư hại cột cờ, bia chủ quyền...
Bán hàng xách tay có thể bị phạt đến 200 triệu đồng
Nghị định 98/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ 15/10 quy định hành vi kinh doanh hàng nhập lậu sẽ phải đối mặt với mức phạt tiền dựa trên giá trị của hàng hóa nhập lậu.
Mức phạt thấp nhất là 500 nghìn đến 1 triệu đồng, áp dụng với giá trị hàng hóa dưới 3 triệu đồng. Đối với hàng hóa có giá trị trên 100 triệu đồng, mức phạt từ 40 - 50 triệu đồng.
Nếu hàng nhập lậu thuộc danh mục cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu hoặc là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn… phạt tiền gấp hai lần bảng trên (tương đương tối đa 100 triệu đồng).
Đáng chú ý, mức phạt nêu trên áp dụng với cá nhân. Mức phạt với tổ chức vi phạm gấp đôi mức phạt với cá nhân (tương đương 200 triệu đồng).
Mua hàng miễn thuế được nhận hàng ở nước ngoài
Nghị định 100/2020/NĐ-CP về việc kinh doanh hàng miễn thuế sẽ chính thức có hiệu lực từ 15/10/2020.
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định này, người xuất cảnh, quá cảnh sau khi hoàn thành thủ tục xuất cảnh, quá cảnh, hành khách trên các chuyến bay quốc tế xuất cảnh từ Việt Nam hoặc người chờ xuất cảnh được mua hàng miễn thuế. Quầy nhận hàng trong khu cách ly tại cửa khẩu quốc tế nơi hành khách xuất cảnh.
Khách du lịch là người nước ngoài theo đoàn bằng đường biển, có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế mua hàng miễn thuế trong nội địa. Quầy nhận hàng trong khu cách ly tại cửa khẩu cảng biển loại một nơi khách du lịch xuất cảnh.
Đáng chú ý, ngoài địa điểm nhận hàng quy định trên, khách mua hàng (trừ khách mua hàng trên chuyến bay quốc tế xuất cảnh từ Việt Nam) được nhận hàng ở nước ngoài.
Kiểm tra thực tế 20% lô hàng gỗ trước khi xuất khẩu
Nghị định 102/2020/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 1/9/2020 về việc quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam sẽ có hiệu lực từ ngày 30/10/2020.
Theo đó, gỗ thuộc loại rủi ro nhập khẩu vào Việt Nam thuộc một trong các tiêu chí sau: gỗ thuộc phụ lục của công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; gỗ thuộc danh mục các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA, nhóm IIA; danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo quy định; gỗ lần đầu nhập khẩu vào Việt Nam; gỗ có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng tại quốc gia khai thác hoặc buôn bán trái phép được quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.
Ngoài ra, lô hàng gỗ xuất khẩu của chủ gỗ không phải là doanh nghiệp nhóm I phải được xác nhận bởi cơ quan kiểm lâm sở tại về nguồn gốc gỗ. Lô hàng gỗ có nguồn gốc từ gỗ rừng trồng trong nước xuất khẩu sang thị trường ngoài EU thì không cần xác nhận. Cơ quan kiểm lâm thực hiện kiểm tra thực tế 20% lô hàng gỗ. Nếu có thông tin vi phạm thì đề xuất thủ trưởng cơ quan kiểm lâm sở tại quyết định tăng tỷ lệ kiểm tra và gia hạn thời gian kiểm tra (không quá hai ngày).
Bên cạnh đó, giấy phép FLEGT (văn bản pháp lí chứng minh sự hợp pháp của sản phẩm gỗ xuất khẩu sang EU của Việt Nam) sẽ bị thu hồi nếu thuộc một trong các trường hợp: chủ gỗ tự nguyện trả lại; giấy phép hết hạn nhưng chủ gỗ không xuất khẩu hoặc không đề nghị gia hạn giấy phép; chủ gỗ có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến lô hàng xuất khẩu bị phát hiện sau khi được cấp giấy phép; chủ gỗ có hành vi gian lận thông tin liên quan đến giấy phép đã được cấp.
Tăng mức phạt khi bán xăng dầu qua thùng, can, chai
Nghị định số 99/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí sẽ có hiệu lực từ 11/10.
Theo nghị định này, hành vi bán xăng dầu qua các cột bơm mini, trụ bơm lắc tay, qua thùng, can chai và các dụng cụ chứa đựng khác thì bị phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng (trước đây phạt từ 2 - 4 triệu đồng).
Tuy nhiên,trường hợp ngoại trừ là thương nhân là hộ kinh doanh, trạm cấp phát xăng dầu thuộc lực lượng vũ trang nhân dân ở địa bàn miền núi, vùng cao… được làm đại lý bán lẻ xăng dầu phù hợp điều kiện kinh doanh xăng dầu khu vực đó.
Phạt nặng với tin nhắn, cuộc gọi, thư điện tử rác
Nghị định số 91/2020/NĐ-CP về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác được Chính phủ ban hành ngày 14/8/2020, có hiệu lực từ 1/10/2020 đã đưa ra định nghĩa mới và biện pháp mới để quyết tâm “quét” sạch tin nhắn rác, cuộc gọi rác.
Theo đó, tin nhắn rác là tin nhắn quảng cáo mà không được sự đồng ý trước của người sử dụng hoặc tin nhắn quảng cáo vi phạm các quy định về gửi tin nhắn quảng cáo tại nghị định này”.
Nghị định mới này nhấn mạnh đến yếu tố tin nhắn quảng cáo mà người dùng không mong muốn là tin nhắn rác chứ không phải là mọi tin nhắn không mong muốn như định nghĩa trước đây.
Để khách hàng chấp nhận tin nhắn, nhà mạng sẽ phải gửi tin nhắn cho khách hàng có đồng ý nhận tin nhắn quảng cáo hay không. Nếu khách hàng không nhắn tin đồng ý xác nhận mà vẫn bị nhà quảng cáo và nhà mạng nhồi tin nhắn quảng cáo sẽ bị xử phạt theo quy định với mức phạt từ 5 - 10 triệu đồng.
Nghị định này cho phép người sử dụng chủ động ngăn chặn tin nhắn rác, cuộc gọi rác với 3 cách: chuyển thông tin về tin nhắn, cuộc gọi rác đến đầu số 5656; từ chối nhận tin nhắn quảng cáo; đăng ký số điện thoại vào danh sách không quảng cáo.
Làm hư hại cột cờ, bia chủ quyền… biên giới, phạt đến 100 triệu đồng
Nghị định 96/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ 10/10 quy định phạt tiền từ 40 - 50 triệu đồng đối với cá nhân thực hiện một trong những hành vi: làm hư hại mốc giới, cọc dấu, dấu hiệu đường biên giới, vật đánh dấu đường biên giới, cột cờ, điểm cơ sở, bia chủ quyền trên các đảo;
Làm thay đổi dòng chảy sông, suối biên giới hoặc làm ảnh hưởng đến đường biên giới quốc gia; xây dựng trái phép công trình trên sông, suối biên giới;
Xây dựng công trình kiên cố trong phạm vi 30 mét tính từ đường biên giới trên đất liền tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc hoặc 100 mét tính từ đường biên giới trên đất liền tuyến biên giới Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia.
Với hành vi vi phạm của tổ chức, mức phạt tiền sẽ gấp đôi mức phạt tiền đối với cá nhân, tương ứng 80 - 100 triệu đồng.
Chính sách ưu đãi đối với trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia
Nghị định 94/2020/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 21/8/2020 về quy định cơ chế, chính sách ưu đãi đối với trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia sẽ có hiệu lực từ ngày 5/10/2020.
Theo đó, trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia được thuê đất trong thời hạn 50 năm trong các khu công nghệ cao và được miễn toàn bộ tiền thuê đất cho cả thời hạn thuê.
Cơ sở trung tâm tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc được miễn tiền sử dụng hạ tầng cho diện tích đất được thuê nằm trong khu vực phải trả tiền sử dụng hạ tầng đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật do Nhà nước đầu tư; được miễn toàn bộ kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư; được hỗ trợ toàn bộ kinh phí san lấp mặt bằng của dự án đầu tư cơ sở trung tâm.
Bên cạnh đó, trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia được miễn thuế hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định, hàng hóa nhập khẩu sử dụng trực tiếp cho nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, phát triển hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ, đổi mới công nghệ theo quy định Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Ngoài ra, các nhân khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo hoạt động tại trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia khi đăng ký thành lập doanh nghiệp được cấp đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn một ngày làm việc, kể từ ngày Phòng Đăng ký kinh doanh nhận được hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ; được ưu tiên thực hiện thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp trước thời hạn khi có yêu cầu.
Giải cứu ngành hàng không trong đại dịch: Cần chính sách như thời chiến
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 9/2020
Từ tháng 9/2020, nhiều chính sách mới sẽ chính thức có hiệu lực, nổi bật trong số đó là chính sách liên quan đến thu phí cách ly người nhập cảnh, quay trở lại tên gọi "trạm thu phí", hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp...
Đảm bảo an ninh lương thực thời Covid-19 qua chính sách thương mại công bằng và minh bạch
Mặc dù kim ngạch thương mại nông sản vẫn tăng trưởng dương trong khi thương mại toàn cầu giảm mạnh, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cảnh báo về nguy cơ xảy ra khủng hoảng lương thực ngay sau khi đại dịch Covid-19 kết thúc.
Chính sách làm việc linh hoạt ở Deloitte Việt Nam
Theo bà Trần Thùy Trang, Giám đốc nhân sự Deloitte Việt Nam, chính sách làm việc linh hoạt đã góp phần giúp công ty này thúc đẩy văn hoá và giá trị doanh nghiệp, tạo nên hình ảnh một thương hiệu luôn hướng về nhân viên.
Dự án điện gió thấp thỏm chính sách
Với doanh nghiệp có tầm nhìn xa, sức hấp dẫn của dự án năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời…) là không thể chối bỏ - với ưu đãi nhiều mặt, lợi suất ổn định. Nhưng, mối lo vẫn luôn hiện hữu, ngay cả với ngót trăm dự án vừa lọt cửa quy hoạch.
Khai trương căn hộ mẫu The Nelson
Indochina Capital hôm nay đã khai trương nhà mẫu khu căn hộ The Nelson ngay tại trung tâm quận Ba Đình, Hà Nội.
Ông Lê Hồng Minh trở lại với vai trò Chủ tịch HĐQT VNG
Từ nhiều năm nay, ông Lê Hồng Minh được ví như "linh hồn" của VNG, giúp doanh nghiệp từ Việt Nam vươn ra Thái Lan, Singapore, Philippines…
Cách Masan dồn lực cho mảng tiêu dùng bán lẻ trong năm 2024
Năm 2024 đánh dấu nhiều bước ngoặt trong chiến lược dồn lực cho mảng tiêu dùng bán lẻ của Tập đoàn Masan như thực hiện thành công các thương vụ M&A, tăng tốc mô hình bán lẻ và IPO công ty Masan Consumer.
Chuyên gia quốc tế dự đoán lĩnh vực 'lên ngôi' tại VinFuture 2024
Lần đầu sau 4 mùa, VinFuture tri ân những đối tác đề cử đã có những đóng góp quan trọng trong sứ mệnh tôn vinh và thúc đẩy khoa học phụng sự nhân loại.
Ông Đoàn Quốc Huy làm Chủ tịch BIM Group
Tập đoàn BIM thông báo ông Đoàn Quốc Huy, sinh năm 1984, đã chính thức đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc từ ngày 25//11/2024, kế nhiệm cố Chủ tịch Đoàn Quốc Việt.
Nguy cơ tác dụng ngược nếu thuế tiêu thụ đặc biệt tăng nhanh
Nhiều ý kiến đề xuất cần giãn lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt để tránh doanh nghiệp sốc thuế và đạt được mục tiêu dài hạn.
Tăng tốc, kinh tế số Việt Nam chạm mốc 36 tỷ USD
Để nền kinh tế số Việt Nam có thể sớm cán mốc 90-200 tỷ USD vào năm 2030, ngành công thương sẽ triển khai những giải pháp gì, đâu sẽ là những trụ cột mới?