Dự án điện gió thấp thỏm chính sách

Thái Bình Thứ sáu, 28/08/2020 - 11:26

Với doanh nghiệp có tầm nhìn xa, sức hấp dẫn của dự án năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời…) là không thể chối bỏ - với ưu đãi nhiều mặt, lợi suất ổn định. Nhưng, mối lo vẫn luôn hiện hữu, ngay cả với ngót trăm dự án vừa lọt cửa quy hoạch.

Chạy nước rút qua vòng quy hoạch

Ngày 25/6, Chính phủ ban hành văn bản đồng ý thông qua đề xuất bổ sung 91 dự án điện gió vào Quy hoạch điện VII điều chỉnh. Quyết định này được đưa ra theo đề nghị của Bộ Công thương trước đó cũng như dựa theo mục tiêu đảm bảo cung ứng điện giai đoạn 2021-2023 trong điều kiện nhiều nguồn điện lớn đang bị triển khai chậm tiến độ. Theo đó, Bộ Công thương sẽ chịu trách nhiệm toàn diện về các dự án điện gió và lưới điện đấu nối vào hệ thống điện quốc gia trong danh mục nêu trên.

Trong 91 dự án điện gió vừa được bổ sung vào quy hoạch điện VII điều chỉnh, đa phần tập trung tại khu vực Tây Nam Bộ với 37 dự án có tổng công suất 3.116 MW; Tây Nguyên với 28 dự án có tổng công suất 2.452 MW; Bắc Trung Bộ với 16 dự án với công suất 941 MW; Nam Trung Bộ có 9 dự án với tổng công suất 336 MW và 1 dự án 102 MW tại Đông Nam Bộ.

Danh mục các dự án này cho thấy, đa số các trường hợp đều “xếp hàng” (chuẩn bị thủ tục đầu tư, xin cấp phép, chủ trương nghiên cứu, báo cáo tiền khả thi…) từ 1-2 năm nay. Trong số đó, ghi nhận một số trường hợp sở hữu (chi phối quyết định) nhiều dự án cùng lúc – với xuất phát điểm là một doanh nghiệp hoạt động trong mảng địa ốc. 

Một số điển hình là hệ sinh thái các doanh nghiệp như CTCP Đầu tư năng lượng Hưng Bắc, CTCP Đầu tư thương mại và kinh doanh bất động sản Thăng Long, Công ty TNHH Tài Tâm.

Thống kê của Bộ Công thương cho biết, tính từ năm 2011 đến 2018, sau khi Quyết định 37/2011/QĐ-TTg ngày 29/6/2011 được ban hành, chỉ có ba dự án điện gió được xây dựng và đưa vào vận hành phát điện với tổng công suất lắp đặt là 153,2 MW do mức giá mua điện gió chưa thật sự hấp dẫn với các nhà đầu tư.

Nhằm thúc đẩy phát triển điện gió, ngày 10/9/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 39 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 37. Theo đó, giá điện được điều chỉnh tăng lên. Cụ thể, đối với điện gió trong đất liền, giá mua điện tại điểm giao nhận điện là 1.927 đồng/kWh (chưa gồm VAT); đối với điện gió trên biển, giá mua điện tại điểm giao nhận điện là 2.223 đồng/kWh (chưa gồm VAT).

Giá điện trên được áp dụng cho các dự án điện gió có một phần hoặc toàn bộ nhà máy có ngày vận hành thương mại trước 1/11/2021 và áp dụng trong 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại. Sau khi có Quyết định 39, nhiều dự án đã đượ dồn dập đề xuất bổ sung quy hoạch và xúc tiến thủ tục hồ sơ.

Thậm chí, theo tìm hiểu, hàng loạt dự án đã được lên khuôn, xếp hàng chờ phê duyệt chấp thuận bổ sung vào quy hoạch – trong đó, hầu hết các bộ hồ sơ bổ sung quy hoạch trình thẩm định (do chủ đầu tư lập) đều thể hiện quyết tâm đưa vào vận hành trước 1/11/2021 – đương nhiên, là được hưởng ưu đãi từ Quyết định 39.

Dẫu vậy, quãng đường từ khi lọt vào quy hoạch đến lúc hưởng cơ chế giá điện cho kịp “dealine” (theo thời hiệu Quyết định 39), không hề bằng phẳng.

Dự án điện gió thấp thỏm chính sách
91 dự án điện gió vừa được bổ sung vào quy hoạch điện VII điều chỉnh.

Và thấp thỏm chờ kéo dài cơ chế giá

Tình thế vướng mắc tới mức Bộ Công thương đã có văn bản đề xuất kéo dài thời hạn áp dụng cơ chế giá cho điện gió tại quyết định 39 cho các dự án vận hành trước tháng 11/2021. Theo đó, với các dự án điện gió, giá mua áp dụng ở mức 1.927 đồng/kWh, tương đương 8,5 cents/kWh. Đối với các dự án điện gió trên biển, giá mua là 2.223 đồng, tương đương 9,8 cents/kWh.

Tính đến hết tháng 3/2020, có 78 dự án điện gió với tổng công suất 4.800 MW được bổ sung vào quy hoạch phát triển điện lực nhưng mới có 11 dự án với tổng công suất 377 MW đã được vận hành phát điện.

Ngoài ra, có khoảng 31 dự án đã có hợp đồng mua bán điện với EVN có tổng công suất 1.662 MW dự kiến đi vào vận hành năm 2020-2021. Trong khi đó có khoảng 250 dự án đang chờ bổ sung quy hoạch với công suất khoảng 45.000 MW (trong đó có 3 dự án điện gió ngoài khơi xa bờ, quy mô lớn với tổng công suất 4.900 MW).

Theo Bộ Công thương, xuất hiện một số khó khăn ảnh hưởng tới tiến độ triển khai các dự án điện gió. Điển hình như vấn đề áp dụng Luật Quy hoạch: Sau thời điểm 1/11/2018 (Quyết định 39 có hiệu lực), hoạt động đăng ký đầu tư và bổ sung quy hoạch đối với các dự án nguồn điện gió mới và các dự án truyền tải để giải tỏa công suất liên quan bị ngừng trệ trong hơn 1 năm do chưa có các hướng dẫn thực hiện Luật Quy hoạch. Hiện nay mới có 4.800 MW điện gió được bổ sung quy hoạch và còn khoảng 45.000 MW do các tỉnh đề xuất chưa được thẩm định, bổ sung quy hoạch.

Để giải quyết vướng mắc trong thi hành Luật Quy hoạch, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 751/2019/UBTVQH14 ngày 16/9/2014 và Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 110/NQ-CP ngày 2/12/2019. Hai nghị quyết này đã tháo gỡ các vướng mắc về điều chỉnh, bổ sung quy hoạch trong giai đoạn chuyển tiếp đến khi Quy hoạch điện lực VIII được phê duyệt. Bộ Công thương đang tiếp tục trình thẩm định để trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung quy hoạch điện lực các dự án điện năng lượng tái tạo đáp ứng yêu cầu.

Khó khăn tiếp theo là ảnh hưởng của dịch Covid–19. Dịch bệnh gây ảnh hưởng đến tiến độ cung cấp turbine, kéo dài thời gian thi công, lắp đặt và làm chậm tiến độ đưa vào vận hành của các dự án điện gió. Hoạt động sản xuất và cung cấp thiết bị chính, linh phụ kiện của các dự án điện gió bị thiếu hụt, đình trệ; hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất nhập cảnh của công nhân kỹ thuật và chuyên gia nước ngoài bị gián đoạn… tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp.

Các dự án điện gió trong quy hoạch phát triển tại các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ hầu hết là các dự án trên biển, gần bờ với tổng công suất khoảng 1.600 MW. Tuy nhiên, các dự án điện gió trên biển sử dụng công nghệ và giải pháp kỹ thuật, thi công khác so với turbine lắp đặt trên bờ, vì vậy yêu cầu về thời gian chuẩn bị dự án, thi công xây dựng dài hơn (trên bờ khoảng 2 năm, trên biển gần bờ khoảng 3 – 3,5 năm).

Bên cạnh đó, các quy định về xác định khu vực biển, cấp giấy phép sử dụng khu vực biển khá phức tạp; hiện chưa có quy định về xác định diện tích khu vực biển để tính tiền sử dụng khu vực biển… dẫn đến kéo dài thời gian và gia tăng chi phí đối với các dự án trên biển.

Đặc biệt, là vấn đề phát triển điện gió ngoài khơi (xa bờ). Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới vào tháng 9/2019, Việt Nam có tiềm năng tốt về điện gió ngoài khơi, với tổng tiềm năng kỹ thuật khoảng 475 GW. Bộ Công thương cho biết đã nhận được hồ sơ của 3 tỉnh (Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bến Tre) đề nghị bổ sung quy hoạch của 3 dự án điện gió ngoài khơi, tổng công suất 4.900 MW.

Nhiều địa phương đã cho phép các nhà đầu tư thực hiện khảo sát, nghiên cứu các dự án điện gió ngoài khơi với tổng công suất đăng ký khoảng 18.000 MW. Tuy nhiên, bộ cho rằng, hiện nay ngoài cơ chế giá điện cố định (quy định tại Quyết định 39) thì còn thiếu nhiều chính sách và cơ chế đối với phát triển điện gió ngoài khơi.

Bộ Công thương xác định, từ nay đến hết tháng 10/2021 (là thời điểm Quyết định 39 quy định các dự án điện gió vào vận hành phát điện được áp dụng cơ chế giá mua điện ổn định) chỉ còn khoảng 18 tháng, không đủ thời gian để nhà đầu tư triển khai chuẩn bị và thực hiện xây dựng dự án điện gió (bổ sung quy hoạch, giải phóng mặt bằng, lập và phê duyệt dự án, thiết kế kỹ thuật, đặt hàng/mua sắm thiết bị, đánh giá tác động môi trường, thỏa thuận đấu nối, hợp đồng mua bán điện và các thỏa thuận khác), đặc biệt đối với các dự án điện gió trên biển, các dự án chưa được phê duyệt bổ sung quy hoạch.

Đáng chú ý, trong kiến nghị gửi tới Thủ tướng Chính phủ - nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động đầu tư phát triển điện gió, góp phần đảm bảo cung ứng điện giai đoạn đến năm 2025, Bộ Công thương đề xuất các nội dung được coi là “cứu cánh” cho những dự án đang ngấp nghé trượt khỏi khung hiệu lực Quyết định 39.

Đó là: Xem xét kéo dài thời điểm áp dụng cơ chế giá điện cố định cho các dự án điện gió tại Quyết định 39 tới đến hết ngày 31/12/2023; Giao Bộ Công thương tính toán, đề xuất giá mua điện gió mới áp dụng cho các dự án có ngày vận hành trong giai đoạn 1/11/2021 – 31/12/2023 báo cáo Thủ tướng xem xét, phê duyệt; Sau năm 2023, các dự án điện gió sẽ áp dụng cơ chế đấu thầu, đấu giá cạnh tranh.

Ở vấn đề này, ghi nhận sự đồng nhất từ 9 địa phương (khu vực Tây Nam Bộ, Tây Nguyên) có tiềm năng phát triển điện gió – khi Bộ Công thương cho hay đã nhận được các báo cáo của UBND 9 tỉnh đề nghị bộ báo cáo Chính phủ xem xét gia hạn thời hạn áp dụng cơ chế giá điện gió cố định tại Quyết định 39 cho các dự án vận hành thương mại đến năm 2022-2023.

Điện gió ngoài khơi sẽ ‘cất cánh’, dẫn đầu bởi châu Á – Thái Bình Dương

Điện gió ngoài khơi sẽ ‘cất cánh’, dẫn đầu bởi châu Á – Thái Bình Dương

Phát triển bền vững -  4 năm

Việt Nam sẽ là một trong những thị trường chính đóng góp vào sự tăng trưởng của điện gió ngoài khơi khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong thập kỷ tới.

Sắp xây nhà máy điện gió 10 tỷ USD ở Bình Thuận

Sắp xây nhà máy điện gió 10 tỷ USD ở Bình Thuận

Tiêu điểm -  4 năm

Với công suất dự kiến ​​3,5 GW, dự án điện gió ngoài khơi La Gàn do Tập đoàn Copenhagen Infrastructure Partners làm chủ đầu tư sẽ mang lại cho Việt Nam cơ hội tiếp cận nền công nghệ điện gió hiện đại và tiên tiến nhất.

Đại gia Thái Lan tiếp tục thâu tóm 2 dự án điện gió tại Việt Nam

Đại gia Thái Lan tiếp tục thâu tóm 2 dự án điện gió tại Việt Nam

Tiêu điểm -  4 năm

Công ty Phát triển năng lượng Gulf vừa chi 200 triệu USD để mua lại toàn bộ cổ phần tại hai nhà máy điện gió trên bờ ở huyện Ia Gra, tỉnh Gia Lai.

Siêu dự án điện gió Kê Gà 12 tỷ USD đã được cấp phép khảo sát

Siêu dự án điện gió Kê Gà 12 tỷ USD đã được cấp phép khảo sát

Tiêu điểm -  5 năm

Dự án điện gió ThangLong Wind do Tập đoàn Enterprize Energy nghiên cứu đầu tư trên vùng biển ngoài khơi tỉnh Bình Thuận có diện tích hơn 2.000km2 cách đất liền tối thiểu 20km tính từ mũi Kê Gà, tổng công suất dự kiến 3.400MW.

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Leader talk -  4 giờ

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới".

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Phát triển bền vững -  7 giờ

Thảm họa cảnh báo về sự cần thiết xây dựng chuỗi cung ứng khác biệt, chuẩn bị kỹ lưỡng hơn và phục hồi nhanh hơn.

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Tiêu điểm -  9 giờ

Thông tư về thị trường bán buôn điện cạnh tranh sẽ được trình Bộ Công thương ban hành trong tháng 9 nhưng vẫn có những lo ngại khi thị trường phát triển ở cấp độ cao hơn.

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tiêu điểm -  10 giờ

Bão Yagi là lời nhắc nhở rằng chuỗi cung ứng cần được thiết kế bền vững hơn, chuẩn bị tốt hơn và có khả năng phục hồi nhanh chóng.

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Tủ sách quản trị -  10 giờ

Alpha Books hy vọng sự kiện sắp tới sẽ không chỉ giúp khắc phục thiệt hại mà còn gửi đi thông điệp về sức mạnh bền bỉ của tri thức.

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Doanh nghiệp -  11 giờ

Takashimaya lên kế hoạch lấn sân sang mảng bán lẻ cao cấp với tham vọng tăng gấp đôi lợi nhuận tại Việt Nam vào năm tài chính 2027.

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Tiêu điểm -  15 giờ

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.