Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.
Hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi siêu dự án tỷ đô nhiệt điện Sơn Mỹ II (tỉnh Bình Thuận) của Tập đoàn AES đang được thẩm định ý kiến từ các cơ quan liên quan.
Nhà máy nhiệt điện BOT Sơn Mỹ II do Tập đoàn AES đầu tư phát triển (được Thủ tướng giao là chủ đầu tư tại văn bản 1210/TTg-CN ngày 28/9/2019).
Nằm trong trung tâm điện lực Sơn Mỹ, dự án có công suất khoảng 2.250MW, gồm 3 tổ máy khoảng 750MW. Nhu cầu sử dụng đất của Sơn Mỹ II khoảng 49ha, diện tích mặt biển khoảng 36ha.
Tổng mức đầu tư sau thuế khoảng 51.388 tỷ đồng (trong trường hợp không đầu tư sân phân phối), khoảng 52.311 tỷ đồng (trong trường hợp đầu tư sân phân phối).
Dự án thuộc loại hợp đồng BOT và không có vốn nhà nước trong dự án.
Về phương án tài chính sơ bộ, trong trường hợp không đầu tư sân phân phối thì giá điện là 8,92 Uscents/kWh (chưa gồm VAT), trong trường hợp đầu tư sân phân phối thì giá điện là 8,97 Uscents/kWh (chưa gồm VAT).
Lãi vay trung bình 6%/năm, thời gian trả nợ vay 13 năm, FIRR 12%, giá khí đến hàng rào nhà máy năm 2025 là 8,95 USD/Tr.BTU bao gồm giá khí nhập khẩu là giá CIF trung bình từ 2 nguồn Henry Hub và Brent đến cảng Việt Nam cộng thêm 1,61 USD/Tr.BTU phí qua cảng (đã tính trượt giá 2% dựa trên chỉ số CPI của giá xăng dầu thế giới).
Số giờ vận hành công suất cực đại 6.000 giờ/năm. Thời gian thực hiện dự án khoảng 4 năm 7 tháng (từ tháng 5/2021 đến tháng 12/2025).
Ngoài các ưu đãi và đảm bảo đầu tư được hưởng theo quy định của Luật Đầu tư, nhà đầu tư AES đề xuất một số nội dung khác như: Chính phủ bảo lãnh cho việc cân đối ngoại tệ ở mức 30% doanh thu của dự án, bảo lãnh nghĩa vụ của bên đại diện có thẩm quyền trong hợp đồng BOT và nghĩa vụ của các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam thực hiện đầu tư xây dựng có liên quan (nếu có), bảo đảm bao tiêu toàn bộ sản lượng điện sản xuất được.
Sau khi nhận được báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án Sơn Mỹ II của Tập đoàn AES, Bộ Công thương đã có văn bản đề nghị các bộ (quốc phòng, công an, tài chính, kế hoạch và đầu tư, tư pháp, xây dựng, tài nguyên và môi trường, ngoại giao, giao thông vận tải, nông nghiệp và phát triển nông thôn), UBND tỉnh Bình Thuận, EVN và Tổng công ty khí Việt Nam cho ý kiến (gửi về trước 17/6/2021) để có đủ cơ sở phê duyệt.
Dự án Sơn Mỹ II được đưa vào quy hoạch phát triển điện lực quốc gia tại Quy hoạch điện VI, sử dụng nhiên liệu than, tiến độ đưa vào vận hành từ năm 2012-2015.
Tháng 5/2010, Bộ Công thương ra quyết định phê duyệt quy hoạch địa điểm xây dựng Trung tâm điện lực Sơn Mỹ (tỉnh Bình Thuận), nhiên liệu sử dụng khí hoặc than.
Khoảng 1 năm sau đó, Thủ tướng phê duyệt quy hoạch điện VII, trong đó quyết định: dự án Sơn Mỹ II chưa xác định chủ đầu tư, điều chỉnh tiến độ vận hành năm 2021-2022.
Năm 2013, chủ trương phát triển chuỗi dự án khí – điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) tại Sơn Mỹ được Thủ tướng thông qua. Tới khi đề án tổng thể phát triển chuỗi các dự án khí – điện sử dụng LNG được Bộ Công thương phê duyệt thì chủ đầu tư dự án Sơn Mỹ II tiếp tục chưa xác định.
Năm 2016, Thủ tướng phê duyệt quy hoạch điện VII điều chỉnh, trong đó giao PVN làm chủ đầu tư dự án Sơn Mỹ II, tiến độ vận hành năm 2023-2025.
Ba năm sau, Thủ tướng ra văn bản về việc giao Tập đoàn AES thay PVN làm chủ đầu tư dự án nhà máy nhiệt điện Sơn Mỹ II, thực hiện theo hình thức BOT.
Sau khi ký biên bản ghi nhớ phát triển dự án với Bộ Công thương, AES đã đề xuất điều chỉnh nhiều hạng mục, diện tích chiếm đất làm thay đổi quy hoạch địa điểm đã được phê duyệt trước đó. Tới tháng 12/2020, Bộ Công thương phê duyệt hiệu chỉnh tổng mặt bằng trung tâm điện lực Sơn Mỹ.
Hiện tại, Sơn Mỹ II đã được Thủ tướng chấp thuận dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), loại hình hợp đồng đầu tư (BOT) và chủ đầu tư là Tập đoàn AES.
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án KCN Thăng Long Thanh Hóa.
Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.
Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.
Bãi Lữ ở Nghệ An sở hữu cảnh quan thiên nhiên đẹp mê hồn nhưng vẫn chưa thể trở thành điểm đến nghỉ dưỡng đẳng cấp.
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.
Trong lễ kỷ niệm 30 năm thành lập, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì do Chủ tịch nước trao tặng.
Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.
Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.