Tài chính
Chốt phương án cổ phần hóa BSR, PVOil, PV Power
Phương án cổ phần hóa 3 công ty lớn thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vừa được phê duyệt gồm Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOil), Tổng công ty Điện lực dầu khí Việt Nam (PV Power).
Cổ phiếu nhà máy Lọc dầu Dung Quất sẽ IPO với giá 14.600 đồng
Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn, đơn vị vận hành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, có vốn điều lệ hơn 31.000 tỷ đồng.
Mức vốn điều lệ nêu trên chưa bao gồm nhu cầu vốn đầu tư cho dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất sau thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
Số tiền PVN đã thực hiện góp bổ sung vốn điều lệ cho BSR sau thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để thực hiện dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất sẽ được doanh nghiệp này hoàn trả lại cho PVN hạch toán, quản lý theo quy định.
Trước đó, giá trị doanh nghiệp của BSR tại thời điểm ngày 31/12/2015 là được xác định là 72.879 tỷ đồng, tương đương khoảng 3,2 tỷ USD. Trong đó giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp là hơn 44.934 tỷ đồng. Đây là doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất từ trước đến nay tiến hành cổ phần hóa.
.jpg)
Theo phương án cổ phần hóa BSR, PVN nắm giữ 43% vốn điều lệ. Số cổ phần bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp là gần 6,5 triệu cổ phần, chiếm 0,21% vốn điều lệ.
Số cổ phần bán đấu giá công khai là gần 242 triệu, chiếm 7,79% vốn điều lệ. Mức giá khởi điểm là 14.600 đồng/cổ phần. Thời gian bán cổ phần trong 3 tháng kể từ ngày 8/12.
Nhà đầu tư chiến lược được mua tối đa 49% vốn điều lệ của BSR. Theo quy định các nhà đầu tư chiến lược phải có vốn chủ sở hữu từ 10.000 tỷ đồng trở lên và 2 năm gần nhất kinh doanh có lãi, không có lỗ lũy kế. Đồng thời cam kết không chuyển nhượng cổ phần trong 5 năm.
PVN phải nắm giữ 51% PV Power theo cam kết với các chủ nợ
Theo quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa, vốn điều lệ của PV POWER là 23.418 tỷ đồng.
Trong đó, PVN nắm giữ 51% vốn điều lệ. Tỷ lệ này có thể giảm xuống từ năm 2019, phụ thuộc vào quá trình tái cấu trúc các khoản nợ và đàm phán với các bên cho vay. Cổ phần bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp là hơn 2,7 triệu cổ phần, chiếm 0,118% vốn điều lệ.
Số cổ phần bán đấu giá công khai là 468 triệu cổ phần, chiếm 20% vốn điều lệ. Giá bán khởi điểm khi đấu giá là 14.400 đồng/cổ phần. Ở mức giá này, tổng giá trị vốn hóa thị trường của công ty khoảng 1,48 tỷ USD, so với mức định giá doanh nghiệp 2,6 tỷ USD được Bộ Công thương công bố. Tỷ lệ cổ phần IPO đã được tăng đáng kể so với phương án ban đầu chỉ 4%.
Số cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược là 676 triệu cổ phần, chiếm gần 29% vốn điều lệ. Nhà đầu tư chiến lược phải kinh doanh có lãi trong 2 năm gần nhất, không có lỗ lũy kế. Đồng thời cam kết không chuyển nhượng cổ phần trong 5 năm.

PV Power được PetroVietnam thành lập năm 2007 và đang vận hành các nhà máy nhiệt điện than Vũng Ánh, nhiệt điện khí Cá Mau 1& 2, Nhơn Trạch 1 & 2 và 3 nhà máy thủy điện Hua Nua, Dak Drink, Nậm Cát.
Tổng công suất các nhà máy này là 4.208 MW, chiếm 12% tổng công suất phát điện cả nước. Đơn vị dẫn đầu là Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) với hơn 60% công suất.
PVOil: Nhà đầu tư chiến lược phải cam kết nắm giữ cổ phần 10 năm
Vốn điều lệ của PVOil được xác định là 10.342 tỷ đồng. Trong đó, PVN nắm giữ 35,1% vốn điều lệ. Người lao động được mua ưu đãi khoảng 1,8 triệu cổ phần, chiếm 0,18% vốn điều lệ.
PVOil sẽ bán đấu giá công khai là gần 207 triệu cổ phần, chiếm 20% vốn điều lệ tại HOSE trong vào 3 tháng tới. Mức giá khởi điểm là 13.400 đồng/ cổ phần.
Hơn 462 triệu cổ phần được bán cho nhà đầu tư chiến lược, chiếm 44,72% vốn điều lệ. Nhà đầu tư chiến lược phải đảm bảo năng lực tài chính tối thiểu 2.000 tỷ đồng vốn chủ sở hữu, 2 năm gần nhất kinh doanh có lãi và không có lỗ lũy kế. Đặc biệt nhà đầu tư phải cam kết không chuyển nhượng cổ phần tại PVOil tối thiểu trong 10 năm.
Nhà đầu tư nước ngoài được tham gia mua cổ phần tại PVOIL với tỷ lệ sở hữu tối đa là 49% vốn điều lệ.

PVOil hiện là phân phối xăng dầu lớn thứ 2 sau Petrolimex với 22% thị phần. Năm ngoái, công ty đạt doanh số khoảng 34 nghìn tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 530 tỷ đồng.
PVOIL là đơn vị thành viên trực thuộc PetroVietnam, được thành lập năm 2008 trên cơ sở hợp nhất Tổng công ty Thương mại dầu khí (Petechim), Công ty Chế biến và Kinh doanh phân phối sản phẩm dầu mỏ (PDC).
Đây là doanh nghiệp duy nhất tổ chức tiếp thị và xuất bán dầu thô Việt Nam từ hơn 31 năm nay. Đồng thời đảm nhiệm bán dầu thô của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam khai thác tại các mỏ nước ngoài
PVOil cũng là nhà cung cấp duy nhất cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất, sản lượng khoảng 7 triệu tấn/năm và dự kiến sẽ tăng lên 10 triệu tấn/năm sau khi giai đoạn nâng cấp, mở rộng nhà máy
Lọc dầu Dung Quất: Sức hấp dẫn của 2,1 tỉ USD
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Dòng vốn ngoại chực chờ đảo chiều, chứng khoán đón sóng tăng
Xu hướng bán ròng của khối ngoại tại thị trường Việt Nam được kỳ vọng sẽ dần hạ nhiệt với những thông tin tích cực tới từ chính sách vĩ mô, xu hướng dòng tiền.
Ngân hàng lại chạy đua tăng vốn
Để đáp ứng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và nhu cầu vốn lớn của nền kinh tế, nhiều nhà băng năm nay tiếp tục đưa ra các kế hoạch tăng vốn mạnh mẽ.
Sự bứt phá của ngân hàng mở đầu làn sóng nhận sáp nhập và tầm nhìn chiến lược trước thời cuộc
Chỉ trong vòng 3 tháng, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn tất việc chuyển giao 4 ngân hàng yếu kém, tất cả đều đã được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ năm 2015. Trước đó, nhiều thương vụ nhận sáp nhập đã được thực hiện thành công làm tiền đề cho việc thúc đẩy chủ trương này.
Chứng khoán Đông Nam Á về vực sâu, Việt Nam giữ phong độ vượt trội
Niềm tin trở lại đã giúp cải thiện thanh khoản của thị trường chứng khoán liên tục trong nhiều tuần qua và kéo VN-Index vượt mốc 1.300 điểm.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.