Leader talk
Chủ tịch Vietjet kiến nghị cho tư nhân đầu tư hạ tầng sân bay
Đại diện Vietjet cũng mong muốn được cơ quan quản lý nhà nước đối xử bình đẳng và công bằng.
Đầu tư hạ tầng sân bay một lần nữa lại trở thành chủ đề nóng được thảo luận tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân 2019 do Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương tổ chức trong hai ngày 2-3/5/2019.
Theo nhận định của đại diện Vietjet, hàng không Việt Nam thuộc nhóm phát triển nhanh nhất thế giới trong giai đoạn 2014 - 2018 nhưng hạ tầng hàng không hiện nay đang thiết hụt, cản trở phát triển kinh tế và du lịch.
Tại diễn đàn kinh tế tư nhân có sự tham dự của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng nhiều lãnh đạo cấp cao và đại diện của hàng nghìn doanh nghiệp, Chủ tịch Vietjet Nguyễn Thanh Hà đã đề nghị Chính phủ ưu tiên tập trung sớm điều chỉnh quy hoạch phát triển hạ tầng các sân bay, tạo điều kiện cho các tập đoàn kinh tế tư nhân có tiềm lực được tham gia, đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng sân bay.
Dẫn lời Thủ tướng khẳng định “Những gì tư nhân có thể làm tốt thì nhà nước tạo điều kiện cho tư nhân làm”, Chủ tịch Vietjet đề xuất: “Để đẩy nhanh tiến độ, đề nghị cho các tập đoàn tư nhân có tiềm lực tham gia đầu tư hạ tầng sân bay”.
“Doanh nghiệp tư nhân chúng tôi đầu tư, có những dự án không đặt mục tiêu hiệu quả kinh tế”, bà Hà nhấn mạnh.
Lãnh đạo Vietjet nêu ví dụ như đang cùng UBND tỉnh Điện Biên đề xuất dự án sân bay Điện Biên, trong đó tính toán phải 60 - 70 năm mới hoàn vốn.
“Nhưng dự án có ý nghĩa lịch sử, một địa danh gắn với chiến thắng “lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu”, niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Điện Biên cần phải thành điểm đến quốc tế mang tính lịch sử, thuận tiện về đường bay, xây dựng một vùng kinh tế phát triển văn minh”, bà Hà kiến nghị.
Tại diễn đàn, nhiều ý kiến cũng bày tỏ đồng tình với đề xuất cho tư nhân tham gia đầu tư mạnh hơn vào hệ thống cơ sở hạ tầng, trong đó Trưởng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân - Trương Gia Bình thẳng thắn đề xuất Chính phủ "giao việc" cho tư nhân làm nhiều hơn.
"Mà nhiệm vụ thì phải nhiệm vụ to. Ví dụ như dự án đường sắt Bắc Nam hay là Cảng kàng không quốc tế Long Thành. Nếu Chính phủ giao cho khối tư nhân thì tôi tin chắc rằng việc thực thi không phải mất 30 năm mà chỉ trong vòng dưới 10 năm. Và đây là những nỗ lực mà khối doanh nghiệp tư nhân sẵn sàng nhận nhiệm vụ với Chính phủ", ông Bình nói.
Đáp lại, Bộ trưởng Giao thông Vận tải - Nguyễn Văn Thể cho biết, sẵn sàng mời gọi các nhà đầu tư tham gia góp vốn nâng cấp, xây dựng các sân bay và cả hệ thống đường sắt quốc gia trong thời gian tới.
Theo ông Thể, thời gian vừa qua đã huy động nguồn vốn xã hội rất lớn đề đầu tư cho hạ tầng giao thông, như Tập đoàn Sun Group đầu tư xây mới sân bay quốc tế Vân Đồn ở Quảng Ninh hay như Vietjet tham gia vào thị trường hàng không chưa lâu nhưng đã trở thành một thương hiệu mạnh.
"Điều này chứng tỏ, doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào ngành giao thông mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn", ông Thể nhận xét.
"Chúng tôi sẵn sàng mời gọi các nhà đầu tư. Nếu các đơn vị đề xuất giải pháp hợp lý và được Chính phủ thống nhất, chúng ta có thể xây dựng một sân bay, quản lý theo mô hình của sân bay Vân Đồn", ông Thể khẳng định.
Bên cạnh kiến nghị cho tư nhân đầu tư hạ tầng hàng không, bà Hà cũng nhấn mạnh doanh nghiệp tư nhân mong được ứng xử bình đẳng, công bằng của cơ quan quản lý và định hướng tuyên truyền khách quan, tích cực, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của toàn xã hội, ý chí của những doanh nghiệp tiên phong.
“Chúng tôi tin tưởng rằng có một tương lai phát triển kinh tế tốt đẹp ở trên không trung, trên những cánh bay và luôn nỗ lực để tương lai ấy đến gần hơn”, Chủ tịch Vietjet nói.
Theo thống kê quốc tế, hàng không thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cứ 1% tăng trưởng của hàng không sẽ đồng hành tương ứng với 0,4 - 0,5% tăng trưởng GDP. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây ngành hàng không đều tăng trưởng bình quân 14 -15%, tương ứng với mức tăng GDP 6,8-7%/năm.
Bà Thanh Hà chia sẻ, Vietjet là hãng hàng không tư nhân đầu tiên, với giấy phép số 01, mở đầu cho tư nhân đầu tư vào lĩnh vực hàng không theo chủ trương của Đảng và Chính phủ.
Vietjet cất cánh mang đến những thay đổi với ngành hàng không Việt Nam, đã có hàng triệu người dân lần đầu tiên được đi trên những máy bay mới, hiện đại. Trên thế giới, ngành hàng không Việt Nam được biết đến là một môi trường mở cửa và sẵn sàng hội nhập với hình ảnh hãng hàng không tư nhân Vietjet hiện đại, chuyên nghiệp.
“Các giao dịch mua máy bay lớn góp phần cân đối cán cân thương mại với các nước, khẳng định vị thế của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế. Các quốc gia phát triển trên thế giới đều sở hữu đội máy bay hùng mạnh, chúng tôi muốn Việt Nam cũng có đội bay lớn và hiện đại. Chúng tôi phát triển liên doanh ở nước ngoài với màu cờ sắc áo Việt Nam. Chúng tôi đã có Thai Vietjet và đang hình thành liên doanh ở các nước khác”, bà Hà cho biết.
Năm 2018, Vietjet vận chuyển hơn 23 triệu lượt khách trong số 49,3 triệu khách của toàn ngành hàng không; thực hiện 118.923 chuyến bay an toàn với 66 đường bay quốc tế tới Nhật Bản, Hong Kong, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Campuchia…
Với tổng doanh thu 2018 đạt 52.135 tỷ đồng, Vietjet tiếp tục thuộc nhóm 50 doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất cả nước với số tiền thuế, phí thu nộp ngân sách lên tới 6.193 tỷ đồng.
Vietjet đã nhận được gần 60 máy bay trong đặt hàng nhưng vay nợ rất ít, tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu chỉ có 0,39 lần. Vietjet tạo việc làm cho gần 4.000 lao động trình độ cao đến từ hơn 30 nước và hàng chục nghìn việc làm gián tiếp.
Kể từ chuyến bay đầu tiên tháng 12/2011, Vietjet đã không ngừng lớn mạnh và trở thành hãng hàng không dẫn đầu tại thị trường Việt Nam. Đến hết năm 2018, Vietjet sở hữu đội tàu có tuổi đời bình quân trẻ hàng đầu thế giới chỉ 2,82 năm, khai thác 105 đường bay với 66 đường bay quốc tế, đạt hệ số sử dụng ghế 88,06%, độ tin cậy kỹ thuật 99,64% cao nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Vietjet đặt mục tiêu lãi 3.800 tỷ đồng từ vận tải hàng không năm 2019
Vietjet mở thêm 2 đường bay quốc tế đến Bali và Hong Kong
Vietjet là hãng hàng không duy nhất khai thác đường bay thẳng từ TP. HCM – Bali
Vietjet chia tiếp 10% cổ tức bằng tiền mặt
Nghị quyết hội đồng quản trị ngày 8/4/2019 của Vietjet (VJC) thông qua tạm ứng cổ tức đợt 2 năm 2018 với tỷ lệ 10% bằng tiền.
Vietjet khai trương 5 đường bay mới đi và đến Cần Thơ
Với các đường bay mới sẽ khai thác từ 26/4/2019, Vietjet là hãng hàng không có nhiều đường bay và nhiều chuyến bay nhất đến và đi từ Cần Thơ.
Vietjet Air chi gần 13 tỷ USD mua thêm 100 máy bay Boeing
Số máy bay 737 MAX Vietjet đặt hàng Boeing đã lên tới 200 chiếc.
Ông Hoàng Nam Tiến: Lãnh đạo tương lai phải làm chủ AI
Ông Hoàng Nam Tiến tin rằng, trong thời đại trí tuệ nhân tạo (AI), nếu thế hệ sinh viên không khai phá tiềm năng sẽ dễ dàng rơi vào nhóm 90% người bình thường.
Giới trẻ tặng nhau sữa trái cây Mãng Cầu cho ngày mới đầy năng lượng
Không chỉ là thức uống thơm ngon, dinh dưỡng, mỗi chai nước uống sữa trái cây mãng cầu còn là món quà ý nghĩa mà giới trẻ dành tặng nhau, thể hiện sự quan tâm và sẻ chia nguồn năng lượng tích cực.
Giá xăng giảm gần 400 đồng mỗi lít từ chiều 31/10
Giá xăng dầu được điều chỉnh tăng giảm đan xen vào chiều 31/10. Tuy nhiên, so với đầu tháng 10, giá xăng hiện tại vẫn tăng khoảng 700 đồng.
Thụy Sĩ muốn đồng hành cùng Việt Nam phát triền bền vững
Doanh nghiệp Thụy Sĩ đang hiện diện tại Việt Nam với nhiều đóng góp cho tiến trình hướng đến phát triển bền vững.
VinFast hợp tác FGF hỗ trợ khách thu cũ xe xăng, đổi ô tô điện
VinFast và đối tác FGF hợp tác triển khai chương trình “Thu cũ - Đổi mới” đặc biệt kể từ ngày 1/11/2024 nhằm hỗ trợ mạnh mẽ tiến trình chuyển đổi xanh.
Sức hút của nhà ở vừa túi tiền Bình Dương
Các dự án nhà ở vừa túi tiền vùng ven TP. HCM đang cho thấy sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với cả người mua ở thực và nhà đầu tư.
Tín chỉ carbon chờ pháp lý
Tín chỉ carbon đang được một số đơn vị bán cho nước ngoài nhưng còn nhiều vướng mắc, cần khung pháp lý để đảm bảo thông thoáng.