Chứng khoán ngày 30/3: GAS, VIC và MSN giải cứu VN-Index khỏi sức ép của VNM
Trên sàn HOSE hôm nay, sự sụt giảm giá mạnh của VNM đã khiến VN-Index chao đảo mạnh, nhưng nhờ sự tăng điểm mạnh từ VIC, GAS, MSN đã khiến chỉ số này kết thúc tuần tạm ổn
Thị trường hân hoàn khi 2 sàn HOSE và HNX đều tăng điểm và thanh khoản rất tốt trong phiên hôm nay.
HOSE - VIC, GAS và sự trở lại của nhóm ngân hàng
Mở cửa phiên giao dịch đầu tuần này, VN-Index phấn khởi tăng 0,49%, đạt mốc 1.180,26 điểm.
Dường như sau khi đạt được mốc tròn điểm quan trọng này ngay từ đợt ATO, khiến thị trường sôi động hơn, sáng nay, khối lượng giao dịch tăng mạnh trở lại 25%, sau 3 phiên thanh khoản có phần èo ọt gần đây.
Lệnh mua bán được khớp tại nhiều cổ phiếu ở mức giá cao từ đầu phiên, dòng tiền đổ vào sàn HOSE mạnh dạn hơn so với các phiên trước đó.
Tuy vất vả khi leo đỉnh từ mốc đã khá cao ban đầu, bước vào đợt khớp lệnh liên tục, VN-Index tiếp tục tăng lên gần mức 1.184 điểm, sau đó loạng choạng không vững, lại lùi về ngưỡng 1.180 điểm tạo đáy đầu tiên, cũng là đáy sâu nhất trong ngày.
Tâm lý thị trường vững vàng khiến VN-Index vớt đáy nhanh chóng, tuy chao đảo khá mạnh sau đó, nhưng xu hướng chung vẫn đang đi lên, cho đến giờ nghỉ trưa, chỉ số này thành công chạm mức 1.190 điểm và tạm dừng ở 1.191,6 điểm, tăng 17,14 điểm (+1,46%).
Góp phần giúp VN-Index chinh phục mốc lịch sử sáng nay phải kể tới sự trở lại của nhóm ngân hàng gồm VCB tăng 3,55%, BID tăng 0,23%, CTG tăng 2,75%, VPB tăng 2,95%, MBB tăng 1,59%, STB tăng 0,65%, riêng HDB và EIB giảm nhẹ lần lượt 0,22% và 0,71%.
Cùng với đó, cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất sàn hiện nay là VIC cũng có mức tăng giá quan trọng 3,24% giúp VN-Index đi lên một cách vững chắc hơn. Trong khi, vào giữa phiên sáng, cổ phiếu này có thời điểm lên mức 124.500 đồng/ cổ phiếu (+6,23%) với 1,5 triệu đơn vị được khớp.
Nếu nhìn biểu đồ giá 1 tháng qua của VIC thì chúng ta sẽ thấy cổ phiếu này chỉ có 7 phiên giảm giá nhẹ, mức tăng tháng là 32,45%. Trước đó, với sự trở mình từ sắc đỏ sang sắc xanh vào phiên chiều cuối tuần trước, đã giúp VN-Index tạo được mức đỉnh đóng cửa mới.
Mức tăng trên của VN-Index có lẽ còn mạnh hơn nếu không bị VNM kìm hãm đáng kể, khi giảm giá 1,58%, đồng thời rớt khỏi nhóm có thị giá trên 200.000 đồng. Đồng hành cùng VNM còn có VRE giảm 1,37%, HPG giảm 0,66%, MWG giảm 1,06%,...
Bộ đôi HAG và HNG cũng chịu không ít tổn thương từ luồng thông tin điều chỉnh lại lợi nhuận mất gần 660 tỷ đồng sau kiểm toán, khiến 2 cổ phiếu này giảm giá lần lượt 6,51% và 6,1%, thêm áp lực chốt lời mạnh mẽ.
Đến phiên chiều, chỉ số VN-Index tiếp tục đi lên với những bước khó khăn hơn. Khi không có những cú xảy chân đáng tiếc, cũng không có cú đánh bất ngờ ATC, VN-Index đã đóng cửa tại mức cao lịch sử 1.196,61 điểm, tăng 22,15 điểm (+1,89%).
Thanh khoản đã trở lại, khối lượng giao dịch cả phiên tăng gần 20%, đạt mức 245,8 triệu đơn vị, tương ứng với hơn 8 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 155 mã tăng giá, 140 mã giảm giá và 42 mã đứng giá. Trong đó, có 14 mã tăng trần và 6 mã giảm sàn.
Thành tích vượt trội trong phiên hôm nay của VN-Index được góp phần nhiều nhất từ VIC (+4,95%), GAS (+3,58%) và nhóm cổ phiếu thuộc ngành ngân hàng. Cụ thể, VIC đã góp 5,6 điểm ảnh hưởng, GAS góp 3,3 điểm, còn dòng bank góp tới 11,5 điểm.
Trước đó, nhiều nhà đầu tư đã tỏ ra thất vọng với sức ảnh hưởng của nhóm cổ phiếu ngân hàng trên sàn HOSE những phiên gần đây đã giảm mạnh, tuy nhiên, với những gì thể hiện trên biểu đồ giá hôm nay cũng khiến thị trường an tâm hơn với nhóm này, gồm VCB tăng 4,97%, BID tăng 3,69%, CTG tăng 4,62%, VPB tăng 5,43%, MBB tăng 3,17%, STB tăng 1,94%. Riêng HDB và EIB lần lượt giảm nhẹ 0,65% và 0,71%.
Chiều ngược lại, đây là phiên thứ 4 VNM (-1,63%) tạo gánh nặng cho VN-Index, khi chính thức rớt nhóm có thị giá trên 200.000 đồng/1 cổ phiếu, tương ứng với -1,761 điểm ảnh hưởng.
Về khối lượng giao dịch, mã HAG (giảm sàn) với lượng giao dịch đạt 22,76 triệu đơn vị, dẫn đầu sàn HOSE. Tiếp theo là SCR (+4,55%) với 13,5 triệu đơn vị và HNG (-4,18%) đạt gần 10,7 triệu đơn vị.
Trong khi, SSI (+4,62%) dẫn đầu sàn về thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài với 1,2 triệu đơn vị được giao dịch. Theo sau là HPG, VNM, DXG.
Ngược lại, mã chứng khoán bị khối ngoại xả mạnh nhất vẫn là SSI với 1,3 triệu đơn vị. Theo sau là E1VFVN30, KBC, HPG.
Trong phiên giao dịch hôm nay, có 3 mã có khối lượng giao dịch đột biến tăng hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó.
Cụ thể, VIS (CTCP Thép Việt Ý) tăng 9,3 lần, HAG tăng 4,5 lần, HCM (CTCP Chứng khoán TP.HCM) tăng 4 lần.
HNX – Tăng điểm tốt
Tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, sáng nay, chỉ số HNX-Index được đẩy mạnh bởi các trụ lớn gồm ACB, SHB và PVS với mức tăng giá khá.
Đến chiều, chỉ số này vẫn tiếp tục đi lên, tuy có chao đảo nhưng với biên độ rất hẹp và đóng cửa tại mức 135,4 điểm, tăng 2,94 điểm (+2,22%).
Khối lượng giao dịch tiếp tục tăng hơn 17%, hơn 52 triệu đơn vị, tương ứng gần 0,94 nghìn tỷ đồng giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 80 mã tăng giá, 88 mã giảm giá và 83 mã đứng giá.
ACB (+5,35%) trở thành trụ nâng đỡ mạnh nhất chỉ số HNX-Index hôm nay khi góp tới 1,428 điểm ảnh hưởng.
Cả phiên có 14 mã tăng giá kịch trần, 10 mã chạm sàn.
Về khối lượng giao dịch, ACB tiếp tục đứng đầu khi đạt gần 4,37 triệu đơn vị. VGC (+3,24%) theo sau với 3,33 triệu đơn vị, PVS (+1,9%) đạt gần 3,3 triệu đơn vị.
Về khối ngoại, VGC là mã được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 223 nghìn đơn vị. Ngược lại, khối ngoại xả mạnh nhất vẫn là SPI với 750 nghìn đơn vị.
Trong phiên có 2 mã có khối lượng giao dịch đột biến tăng hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 phiên trước đó gồm SDD, HMH.
Trên sàn HOSE hôm nay, sự sụt giảm giá mạnh của VNM đã khiến VN-Index chao đảo mạnh, nhưng nhờ sự tăng điểm mạnh từ VIC, GAS, MSN đã khiến chỉ số này kết thúc tuần tạm ổn
Dường như ngưỡng tâm lý ‘khó nhằn’ tiếp theo mà VN-Index phải đối mặt là 1.180 điểm, khi chỉ số này đã bị rơi mất gần 20 điểm trong phiên kế tiếp kể từ khi chạm ngưỡng này vào cuối tuần trước.
Việt Nam tiếp tục là quốc gia có điểm số ACGS thấp nhất trong số sáu nước ASEAN được đánh giá trong kỳ báo cáo mới nhất.
Sandbox tài sản số không chỉ dừng lại ở việc tạo ra một môi trường thử nghiệm, mà còn được kỳ vọng hoàn thiện cả về hạ tầng, nguồn lực và cơ chế hoạt động.
Từ góc nhìn của doanh nghiệp và chuyên gia tài chính, bộ tứ nghị quyết này hứa hẹn tạo ra những thay đổi sâu sắc, mở đường cho một nền kinh tế số hiện đại.
Phía AEON Financial cho biết đã phát hiện thông tin kế toán được công bố trước khi chuyển nhượng cổ phần tại Công ty tài chính PTF cho SeABank có sự sai lệch.
Thị trường tài sản mã hoá đang đòi hỏi xây dựng khung pháp lý chặt chẽ, khi gần 90% vụ việc liên quan đến tài sản số bị xác minh có dấu hiệu vi phạm hoặc lừa đảo.
Theo GS. Trần Văn Thọ, đội ngũ cán bộ hành chính cần được thi tuyển, đào tạo bài bản, cải thiện chế độ để nâng cao hiệu quả công việc, tránh nhũng nhiễu, tham nhũng.
Ông Nguyễn Long Triều vừa được bổ nhiệm Tổng giám đốc Công ty CP Tư vấn - Thương mại - Dịch vụ địa ốc Hoàng Quân thay ông Nguyễn Thanh Phong.
Đang sở hữu 3 chiếc Audi, anh Nguyễn Quang Huy (Đồng Nai) giữ tâm thế “thử cho biết” khi mang về chiếc VF 8. Mọi thứ thay đổi 180 độ ngay sau đó khi VF 8 trở thành kép chính còn những mẫu xe giá nhiều tỷ đồng “trùm mền”. Anh thậm chí còn tính bán bớt xe xăng, để mua thêm xe điện VinFast.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cảnh báo đại dương chiếm 70% diện tích Trái đất nhưng lại nhận ít đầu tư nhất trong 17 mục tiêu phát triển bền vững.
Vòng chung kết cuộc thi sáng tạo Robot Việt Nam 2025 (Robocon 2025) đã khai mạc tại nhà thi đấu Ninh Bình, thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Trong vai trò là đơn vị đồng hành cùng cuộc thi, đại diện Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tham dự buổi khai mạc Triển lãm Robocon và lễ khai mạc vòng chung kết với 32 đội thi đến từ nhiều trường đại học trên cả nước.
Hệ thống Y tế Vinmec vừa phẫu thuật thành công ca thay toàn bộ xương đùi bằng vật liệu in 3D cá thể hóa cho bệnh nhi ung thư nhỏ tuổi nhất thế giới. Đây cũng là sản phẩm y sinh đầu tiên được thiết kế và sản xuất hoàn toàn trong nước, đánh dấu bước tiến quan trọng trong ứng dụng y học chính xác tại Việt Nam.
Nếu khả năng tăng giá giúp chủ sở hữu có thêm tài sản cả khi ngủ, thì với bất động sản dòng tiền, “lãi kép” lại mang đến sức hấp dẫn khó cưỡng.