Chứng khoán ngày 12/3: VN-Index vẫn chưa qua đêm được với ngưỡng 1.130 điểm
Hôm nay, VN-Index lại nỗ lực chinh phục mức 1.130 điểm. Song lại thêm một lần chỉ số này không thể duy trì được thế nằm trên ngưỡng tâm lý khi sàn giao dịch đóng cửa.
Cả 2 sàn HOSE và HNX đều có sự tăng điểm mạnh, bất ngờ về cuối phiên. Chỉ số VN-Index sau nhiều lần leo lên rồi lại tụt xuống, lần đầu đóng cửa trên mức 1.130 điểm kể từ năm 2007.
HOSE - Bất ngờ cuối phiên
Không giống kịch bản đánh mạnh tại mức giá cao trong đợt ATO, khiến chỉ số VN-Index đạt trên 1.135 điểm vào đầu phiên hôm qua, giá mở cửa hôm nay có phần khiêm tốn khi gần như trùng mức tham chiếu.
Dòng tiền đổ vào thị trường có vẻ thận trọng khi nhiều trụ lớn được nâng dần mức giá, khiến chỉ số VN-Index từ từ leo trở lại ngưỡng kháng cự 1.130 điểm.
Nhưng dường như mức hỗ trợ chưa đủ khiến chỉ số này bật trở lại nhanh chóng xuống dưới mức tham chiếu 0,19%, tạo đáy đầu tiên trong ngày.
Sau 10h30, VN-Index lại có cú trượt chân thứ hai, lần này độ sâu được tăng cường khi chạm mốc 1.120 điểm (-0,57%). Đến giờ nghỉ trưa, chỉ số này đã hồi phục nhẹ, tạm dừng ở mức 1.123,4 điểm.
Trong top 20 mã chứng khoán có sức ảnh hưởng lớn nhất sàn HOSE, sáng nay, chỉ có 5 mã tăng giá là VNM (+1,2%), VIC (+1,1%), CTG (+1,8%), MBB (+0,1%), STB (+0,6%).
Còn lại đều giảm giá như VCB (-0,3%), GAS (-1,6%), SAB (-1%), VRE (-0,9%), PLX (-1,2%),…
Đến phiên chiều, chao đảo với biên độ lớn trong nửa đầu, VN-Index tạo đáy thấp nhất trong ngày tại mức 1.118,49 điểm.
Sau đó, chỉ trong vòng 20 phút cuối đợt khớp lệnh liên tục, chỉ số này khởi sắc trở lại và mạnh mẽ leo hơn 11 điểm, nằm trên ngưỡng kháng cự 1.130 điểm, kết thúc một phiên thành công khi đóng cửa tại mức 1.133,31 điểm, tăng 7,02 điểm (+0,62%).
Thanh khoản giảm nhẹ gần 5%, khi khối lượng giao dịch đạt hơn 233 triệu đơn vị, tương ứng với 6,9 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 155 mã tăng giá, 132 mã giảm giá và 57 mã đứng giá. Trong đó, có 15 mã tăng trần và 3 mã giảm sàn.
Tăng giá mạnh về cuối phiên, mã ngân hàng CTG (+6,73%) chỉ còn thiếu một bước giá nữa là kịch trần, tương ứng với 3,08 điểm ảnh hưởng, trở thành mã chứng khoán đóng góp nhiều nhất cho thành tích của VN-Index hôm nay.
Tiếp đến là 2 mã VIC (+2,6%) và VNM (+1,94%), cũng có màn ‘chạy nước rút’ đáng kể khi nâng mạnh tỷ lệ ảnh hưởng của mình lên lần lượt 2,521 điểm và 2,135 điểm.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng, ngoại trừ HDB và EIB có giá giảm lần lượt 0,47% và 1,32%, VCB đứng giá, thì các mã còn lại trong nhóm này đều tăng gồm BID (+1,55%), CTG, VPB (+2,07%), MBB (+2,66%), STB (+0,94%).
Tuy nhiên, để nói đến thành công hôm nay của VN-Index, đa số các mã thuộc ngành đều có biểu đồ giá đi lên khá mạnh vào lúc cuối phiên, ngoại trừ EIB, góp phần lớn đưa chỉ số này lần đầu tiên đóng cửa trên ngưỡng tâm lý 1.130 điểm từ đầu năm đến nay.
Về khối lượng giao dịch, mã CTG với lượng giao dịch đạt 14 triệu đơn vị, quay lại dẫn đầu sàn HOSE. Tiếp theo là STB với 11,6 triệu đơn vị và IDI (tăng trần) đạt 11 triệu đơn vị.
Về khối ngoại, VRE dẫn đầu sàn về thu hút các nhà đầu tư nước ngoài với 5,48 triệu đơn vị được giao dịch. Theo sau là MBB, GEX, HAG.
Ngược lại, mã chứng khoán bị khối ngoại xả mạnh nhất là HSG (Tập đoàn Hoa Sen) với hơn 1,7 triệu đơn vị, tiếp đến là VRE, GEX, MBB.
Trong phiên giao dịch hôm nay, có 6 mã có khối lượng giao dịch đột biến tăng hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó. Cụ thể, EMC (CTCP Cơ điện Thủ Đức) tăng 19,3 lần, VNE (CTCP Xây dựng điện VN) tăng 14,8 lần, VOS (CTCP Vận tải biển VN) tăng 6,3 lần.
Mã PGI (CTCP Bảo hiểm Petrolimex) tiếp tục nằm trong danh sách này khi tăng 6,2 lần. NBB (CTCP đầu tư Năm Bảy Bảy) tăng 5,5 lần, TCD (CTCP Đầu tư phát triển Công nghiệp và Vận tải) tăng 4,9 lần.
HNX - Chuyển màu cuối phiên
Tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, hầu như phiên sáng nay, chỉ số HNX-Index đều dao động trên mức tham chiếu. Cho đến gần giờ nghỉ trưa, chỉ số này mới bắt đầu giảm mạnh.
Đến phiên chiều, diễn biến trở nên xấu hơn khi HNX-Index tiếp tục rớt mạnh. Chỉ còn 5 phút cho đợt khớp lệnh liên tục, chỉ số này mới bắt đầu sắc xanh và đóng cửa tại mức 129,66 điểm, tăng 0,6 điểm (+0,47%).
Khối lượng giao dịch giảm hơn 15% so với hôm qua, đạt gần 56 triệu đơn vị, tương ứng 1 nghìn tỷ đồng giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 85 mã tăng giá, 79 mã giảm giá và 74 mã đứng giá.
ACB (+1,24%) tiếp tục ở vị trí mã có ảnh hưởng nhất sàn Hà Nội với việc đóng góp 0,34 điểm ảnh hưởng.
Cả phiên có 12 mã tăng giá kịch trần, 11 mã chạm sàn.
Về khối lượng giao dịch, SHB (+0%) tiếp tục đứng đầu khi đạt gần 9,6 triệu đơn vị. PVI (CTCP PVI, +0,52%) theo sau với 6 triệu đơn vị, PVS (-2,1%) đạt 5 triệu đơn vị.
Về khối ngoại, SHB là mã được khối ngoại mua vào nhiều nhất với gần 377,3 nghìn đơn vị. Ngược lại, khối ngoại xả mạnh là VGC với 522,9 triệu đơn vị.
Trong phiên có 3 mã đột biến về khối lượng giao dịch, tăng hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó, gồm DPS, PVI, ITQ.
Hôm nay, VN-Index lại nỗ lực chinh phục mức 1.130 điểm. Song lại thêm một lần chỉ số này không thể duy trì được thế nằm trên ngưỡng tâm lý khi sàn giao dịch đóng cửa.
Có 2 lần VN-Index trèo qua ngưỡng 1.130 điểm nhưng lại nhanh chóng bị trượt xuống.
Dẫn dắt người tiêu dùng đồng hành cùng phát triển bền vững chính là kim chỉ nam cho các thương hiệu Việt tạo sự khác biệt và nâng tầm trên sân chơi toàn cầu.
Xe buýt điện, năng lượng xanh sẽ thay thế toàn bộ xe buýt diezel để vận tải hành khách công cộng Thủ đô vào năm 2035.
Mục đích thương hiệu không chỉ giúp xây dựng niềm tin với khách hàng, mà còn thúc đẩy tăng trưởng và tạo ra những giá trị bền vững cho xã hội và môi trường.
Từ năm 2022, sự góp mặt của cổ đông Uniben và đợt tăng vốn lên 1.000 tỷ đồng đã đem tới "bước ngoặt" cho sự phát triển của Chứng khoán Kafi.
Phát thải ròng bằng 0 được đông đảo người nông dân hưởng ứng và xem như cơ hội để đổi mới mô hình sản xuất, nâng cao giá trị kinh tế.
Đáng chú ý, đây không phải là lần đầu tiên Nam Long phải phát hành trái phiếu để “đảo nợ” trong năm 2024.
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.