Chứng khoán ngày 9/3: Ngưỡng 1.130 điểm khắc nghiệt
Ngọc Chi
Thứ sáu, 09/03/2018 - 22:06
Có 2 lần VN-Index trèo qua ngưỡng 1.130 điểm nhưng lại nhanh chóng bị trượt xuống.
HOSE - Khắc nghiệt ngưỡng 1.130 điểm
Sau hơn 5 phút đầu đợt khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index đã vượt qua đỉnh cao nhất đạt được từ năm 2008 đến nay, ở mức 1.135,02 điểm (+ 0,97%).
Diễn biến sau đó có chút quen thuộc, khi mỗi lần vượt qua mốc 1.130 điểm, VN-Index đều bị đẩy lùi trở lại một cách mạnh mẽ.
Từ 10h30, VN-Index liên tục đi ngang, cho đến lúc nghỉ trưa, chỉ số này dừng ở mức 1.128,2 điểm.
Dẫn đầu nhóm cổ phiếu kéo VN-Index tụt khỏi đỉnh là GAS, VPB, VJC, PLX. Trong đó, GAS giảm mạnh nhất từ đỉnh đạt đầu phiên với 1,73%. Tiếp đến là VPB tụt dốc 1,69%, VJC giảm 0,14%, PLX giảm 0,47%.
Còn lại các mã có sức ảnh hưởng lớn khác trên sàn HOSE sáng nay đa số không biến động nhiều về giá, giữ VN-Index không giảm sâu hơn.
Đến phiên chiều, chỉ số VN-Index một lần nữa quay lại trên ngưỡng kháng cự 1.130 điểm với sự giúp sức của nhiều trụ lớn trên sàn, tuy nhiên, lượng bán ra lại một nữa tăng lên tại mức giá thấp hơn khiến VN-Index rơi mạnh xuống hơn 12 điểm, dưới mức 1.120 điểm.
Cuối phiên, VN-Index đã hồi phục lại một chút, lấy lại ngưỡng 1.120 điểm và đóng cửa tại mức 1.123,41 điểm, giảm 0,74 điểm (-0,07%) so với phiên trước. Khối lượng giao dịch nhích thêm 8%, đạt 217,7 triệu đơn vị, tương ứng gần 7 nghìn tỷ đồng.
Chốt phiên có 144 mã tăng giá, 140 mã giảm giá và 56 mã đứng giá. Trong đó, có 12 mã tăng trần và 6 mã giảm sàn.
Tăng mạnh giá vào nửa cuối phiên chiều, VCB (+2,16%) là tác nhân lớn nhất giúp VN-Index cứu một phiên giảm sâu hơn. Tính chung, mã này đã góp 1,986 điểm ảnh hưởng.
Tiếp đến là sự tăng nhẹ trở lại của BVH (+3,58%), MBB (+1,36%), VIC (+0,29%), tương ứng với 0,726 điểm, 0,301 điểm, 0,292 điểm ảnh hưởng.
Hôm nay, nhóm cổ phiếu đứng đầu ngành dầu khí dường như không chịu hợp tác khi GAS (-2,27%) đã tạo gánh nặng khá lớn cho chỉ số VN-Index với -1,832 điểm ảnh hưởng.
Nối sau là VPB (-1,84%), PLX (-1,18%), BHN (-3,05%) với lần lượt -0,588 điểm, 0,476 điểm, 0,375 điểm ảnh hưởng.
Về khối lượng giao dịch, không phải là FLC, HNG hay STB mà hôm nay, mã IDI (CTCP Đầu tư và Phát triển Đa quốc giá IDI, +4,66%) với lượng giao dịch đạt 10,8 triệu đơn vị mới dẫn đầu sàn HOSE. Tiếp theo là HAG (+2,46%) với 9,8 triệu đơn vị và SSI (+1,7%) đạt 9,3 triệu đơn vị.
Hôm nay, khối ngoại tiếp tục bán ròng với 98,3 tỷ đồng. VRE dẫn đầu sàn về thu hút các nhà đầu tư nước ngoài với 2,21 triệu đơn vị được giao dịch. Theo sau là HAG, HPG, HDB.
Ngược lại, mã chứng khoác bị khối ngoại xả mạnh nhất là E1VFVN30 với gần 1,8 triệu đơn vị, tiếp đến là VCB, VNM, HDB.
Trong phiên giao dịch hôm nay, có 4 mã có khối lượng giao dịch đột biến tăng hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó. Cụ thể, EVG (CTCP Đầu tư Everland) tăng 18,8 lần, CCL (CTCP Đầu tư và Phát triển Đô thị Dầu khí Cửu Long) tăng 10,7 lần, DAG (Tập đoàn Nhựa Đông Á) tăng 4,9 lần, C47 (CTCP Xây dựng 47) tăng 4,8 lần.
HNX - Khác biệt
Tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, tuy rung lắc khá nhiều, nhưng không giống VN-Index, chỉ số HNX-Index đóng cửa tăng 1,43 điểm (+1,14%) lên 127,58 điểm.
Khối lượng giao dịch giảm tiếp 10% so với hôm qua, đạt gần 55 triệu đơn vị, tương ứng 0,96 nghìn tỷ đồng giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 102 mã tăng giá, 84 mã giảm giá và 68 mã đứng giá.
ACB (+3,31%) giành lại vị trí mã có ảnh hưởng nhất sàn đến chỉ số HNX-Index với việc đóng góp 0,841 điểm ảnh hưởng.
Cả phiên có 12 mã tăng giá kịch trần, 10 mã chạm sàn.
Về khối lượng giao dịch, SHB (+1,64%) tiếp tục đứng đầu khi đạt gần 9,47 triệu đơn vị. PVS (-2,87%) theo sau với 7,3 triệu đơn vị, ACB (+3,31%) đạt 4,8 triệu đơn vị.
Nhà đầu tư nước ngoài trở lại mua ròng 2,4 tỷ đồng trên HNX. Trong đó, PVS là mã được khối ngoại mua vào nhiều nhất với gần 898 nghìn đơn vị. Ngược lại, khối ngoại xả mạnh vẫn là VGC với 1 triệu đơn vị.
Trong phiên có 8 mã đột biến về khối lượng giao dịch, tăng hơn 6 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó, gồm HVT, OCH, KSQ, BII, DGL, DGC, MST, TEG.
Nguyên nhân tạo nên một phiên cũng khá ‘ấm bụng’ cho nhiều nhà đầu tư hôm nay, ngoài việc sắc xanh chiếm đa số lúc đóng cửa, chúng ta phải kể đến đóng góp lớn của mã VIC khi tăng giá 4,67%, tương ứng với 4,461 điểm ảnh hưởng.
Phiên giao dịch hôm nay, VN-Index mất đà phục hồi. Cổ phiếu đáng chú ý là FLC với khối lượng giao dịch tăng đột biến, nhiều nhất phiên và giá tăng trần.
Đầu tư bền vững tương tự cách chúng ta chọn lọc, chỉ đánh bắt con cá đã đủ trưởng thành làm thực phẩm, để lại các con cá nhỏ để chúng tiếp tục sinh trưởng.
Dẫn dắt người tiêu dùng đồng hành cùng phát triển bền vững chính là kim chỉ nam cho các thương hiệu Việt tạo sự khác biệt và nâng tầm trên sân chơi toàn cầu.
Mục đích thương hiệu không chỉ giúp xây dựng niềm tin với khách hàng, mà còn thúc đẩy tăng trưởng và tạo ra những giá trị bền vững cho xã hội và môi trường.