Chứng khoán ngày 14/5: VIC - GAS tăng mạnh giúp VN-Index hồi phục mốc 1.060 điểm
VIC (+6,45%) và GAS (+6,21%) là 2 cổ phiếu góp phần nhiều nhất cho thành tích của VN-Index hôm nay khi tương ứng 7,77 điểm và 4,86 điểm ảnh hưởng.
Phiên giao dịch hôm nay, VN-Index tăng khá tốt khi có thời điểm lên trên 1.080 điểm.
HOSE - Đạt mốc 1.070 điểm
Sáng nay, tiếp tục đà tăng điểm hôm qua, chỉ số VN-Index đã được đẩy lên trên mức 1.075 điểm chỉ sau 30 phút giao dịch.
Tuy nhiên, mức này chưa phải đỉnh cao nhất mà chỉ số này đạt được trong buổi sáng, trải qua vài lần trồi sụt liên tục, gần đến trưa, VN-Index đã áp sát mốc 1.080 điểm, tăng 1.18% so với tham chiếu.
Hầu như các blue-chips đều ủng hộ chỉ số chính sáng nay gồm VIC tăng 1,59% với khối lượng giao dịch tiếp tục đứng đầu sàn như sáng qua; VCB tăng 1,37%; VJC tăng 1,66%, SAB tăng 1,59%, GAS tăng 1,86%; PLX tăng 5,67%; BID tăng 0,87%; CTG tăng 0,85%; STB tăng 0,76%; MBB tăng 1,13%.…
Trong khi đó, một số mã lớn giảm giá nhưng khá nhẹ nên không gây nhiều gánh nặng cho chỉ số chính gồm VNM giảm 0,34%; VRE giảm 0,6%; NVL giảm 1,67%; EIB giảm 1,3%; TPB giảm 0,5%.
Sau phiên sóng gió hôm qua, đến sáng nay, VPB đã hồi phục từ sắc đỏ. Trong khi, VND (-3,82%) vẫn tiếp tục chịu sức ép bán mạnh.
Đến gần 14h chiều, VN-Index đạt đỉnh cao nhất trong ngày tại mức 1.084,2 điểm (+1,61%). Tuy nhiên, sau đó, áp lực bán ra đã tăng mạnh hơn khiến VN-Index hạ độ cao gần 8 điểm tuyệt đối. Cú đánh cuối cùng ATC lại lấy tiếp 3 điểm tuyệt đối nữa của VN-Index và đóng cửa tại 1.073,5 điểm, tăng 6,52 điểm (+0,61%) so với tham chiếu.
Khối lượng giao dịch tăng trở lại 15% so với hôm qua, đạt 158,3 triệu đơn vị, tương ứng với 4,6 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 171 mã tăng giá, 116 mã giảm giá và 56 mã đứng giá. Trong đó, 16 mã tăng trần và 9 mã giảm sàn.
Tính chung cả phiên thì PLX (tăng trần) và BVH (+6,36%) là 2 mã chứng khoán góp phần nhiều nhất cho mức tăng của VN-Index hôm nay, tương ứng với 2,1 điểm và 1,53 điểm ảnh hưởng.
Ở phía kìm hãm, 3 cổ phiếu VNM (-1,12%), MSN (-1,84%), VRE (-0,665%) đã tạo điểm trừ nhiều nhất cho chỉ số chính, tương ứng với 1 điểm, 0,77 điểm và 0,67 điểm ảnh hưởng.
Sau phiên tăng giá khá mạnh hôm qua, áp lực bán ra tại vùng giá cao khiến cặp cổ phiếu VIC – VRE không giữ được đà tăng. Đặc biệt là vào đợt ATC, cổ phiếu VIC đã phải quay lại giá tham chiếu 132.000 đồng/1 cổ phiếu. Trước đó, cổ phiếu này gần như cả phiên chỉ dao động quanh mức 134.000 đồng/1 cổ phiếu.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn có sự phân chia vào lúc đóng cửa khi các mã tăng gồm VCB tăng 0,69%; BID tăng 0,88%; CTG tăng 1,19%; VPB tăng 0,6%; HDB tăng 0,99%; TPB tăng 1.02%. Riêng EIB giảm 0,66%, STB và MBB đứng giá.
Cổ phiếu cũng khá nổi bật là BMP (CTCP Nhựa Bình Minh) khi giao dịch tại giá trần gần như cả phiên và là phiên thứ 2 tăng trần liên tiếp, sau thông tin Nawa plastic của Thái lan đăng ký mua thêm 2,9 triệu cổ phiếu. Tỷ lệ nắm giữ dự kiến của Nawa plastic sau giao dịch này là 54,39% vốn điều lệ.
Về khối lượng giao dịch, mã SBT (CTCP Mía đường TTC Tây Ninh, -2,22%) với 5,9 triệu đơn vị dẫn đầu sàn HOSE. Tiếp theo là OGC (+5,74%) với 5,87 triệu đơn vị và CTG (+1,19%) đạt hơn 5,3 triệu đơn vị.
Khối lượng giao dịch cổ phiếu OGC tăng mạnh sau khi HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Đại Dương vừa thông qua chủ trương thoái vốn toàn bộ tại CTCP Sở giao dịch hàng hóa Info (Info Comex). Hiện nay, OGC góp 127,5 tỷ đồng, chiếm 85% vốn điều lệ của Info Comex.
POM dẫn đầu sàn về thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài với 2,8 triệu đơn vị được giao dịch. Theo sau là VRE, VND, SBT.
Ngược lại, mã chứng khoán bị khối ngoại xả mạnh nhất là VND với 1,48 triệu đơn vị. Theo sau là VRE, HPG, VNM.
Trong phiên giao dịch hôm nay, có 4 mã đạt khối lượng giao dịch đột biến khi tăng hơn 3 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó.
Cụ thể, PXT (CTCP Xây lắp Đường ống Bể chứa Dầu khí) tăng 24,5 lần; DHM (CTCP Thương mại thác khoáng sản Dương Hiếu) tăng 14,6 lần, UDC (CTCP Xây dựng và Phát triển đô thị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) tăng 6,4 lần, PPC (CTCP Nhiệt điện Phả Lại) tăng 4,6 lần.
HNX – Khối lượng giao dịch giảm 25%
Trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội, sáng nay, chỉ số HNX-Index dao động với biên độ hẹp trên giá tham chiếu. Sau 10h30, chỉ số này chuyển sắc đỏ khi VCS tụt mạnh trên biểu đồ giá. Gần đến trưa, HNX-Index trở lại tăng nhẹ 0,46% so với tham chiếu.
Các mã lớn tăng giá trong sáng nay gồm ACB tăng 0,9%; PVS tăng 2,13%; VCG tăng 3,83%; VGC tăng 2,45%.
Đến chiều, diễn biến của chỉ số chính có phần khởi sắc hơn. Ngay khi quay lại giao dịch, HNX-Index tăng lên mức 124,56 điểm (+1.07%). Tuy nhiên, áp lực chốt lời tăng làm chỉ số này điều chỉnh trở lại gần giá tham chiều và đóng cửa tại mức 123,65 điểm, tăng 0,38% (+0,3%).
Khối lượng giao dịch buổi sáng tăng gần 83% so với cùng thời điểm hôm qua do VGC có giao dịch đột biến gấp 10 lần, đạt 97,4 tỷ đồng. Nhưng tính cả phiên thì lại giảm mạnh 25% so với phiên trước, đạt hơn 38,3 triệu đơn vị, tương ứng hơn 0,63 nghìn tỷ đồng giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 100 mã tăng giá, 81 mã giảm giá và 59 mã đứng giá.
VGC (+3,27%) là mã chứng khoáng góp phần nhiều nhất cho thành tích của HNX-Index hôm nay với 0,2 điểm ảnh hưởng.
Cả phiên có 17 mã tăng giá kịch trần, 10 mã chạm sàn.
Về khối lượng giao dịch, SHB (-0,93%) dẫn đầu sàn khi đạt 5,23 triệu đơn vị. VGC (+3,27) theo sau với 4,7 triệu đơn vị, PVS (+1,06%) đạt hơn 2,9 triệu đơn vị.
Về khối ngoại, APS là mã được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 255,1 nghìn đơn vị. Ngược lại, khối ngoại xả mạnh nhất là VGC với 563,4 nghìn đơn vị.
Hôm nay, HNX có 2 mã có khối lượng giao dịch đột biến, tăng hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó gồm SDG, APS.
VIC (+6,45%) và GAS (+6,21%) là 2 cổ phiếu góp phần nhiều nhất cho thành tích của VN-Index hôm nay khi tương ứng 7,77 điểm và 4,86 điểm ảnh hưởng.
Trên sàn HOSE, chỉ số VN-Index đảo chiều khá ngoạn mục khi biên độ dao động lên tới 30 điểm tuyệt đối. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch lại đạt mức thấp nhất kể từ đầu tháng 10/2017.
Trên cả 2 sàn, sắc đỏ lan rộng vào chiều nay, đặc biệt là áp lực chốt lời tăng mạnh tại các blue-chips, khiến chỉ số chính lùi sâu.
34 dự án trên địa bàn TP.HCM đã được địa phương phối hợp với Tổ công tác của Chính phủ tháo gỡ vướng mắc.
NextPay mong muốn giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận thanh toán số, đồng thời thúc đẩy xu hướng không tiền mặt tại Việt Nam.
Đạm Phú Mỹ vừa đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ bằng việc công bố bộ nhận diện thương hiệu mới mang tên PHUMY, thể hiện khát vọng phát triển bền vững.
Ngành sản xuất công nghiệp tăng mạnh trở lại sau một năm khó khăn nhờ vào sự bứt phá của các ngành chế biến, chế tạo và năng lượng.
Quảng Ninh đang không chỉ chuẩn bị cho những con số tăng trưởng, mà còn hướng tới một mô hình phát triển cân bằng, bền vững và sáng tạo.
Không khí, thứ ta hít thở mỗi ngày, đang trở thành mối đe dọa thầm lặng, đặc biệt ở những thành phố lớn như Hà Nội hay TP. HCM.
Kinh tế xanh vẫn chiếm tỷ trọng rất thấp trong nền kinh tế, có thể khiến doanh nghiệp Việt Nam suy giảm năng lực cạnh tranh, đánh mất đối tác, thị trường.