Chứng khoán ngày 9/5: Nhóm ngân hàng cùng VIC ép VN-Index giảm điểm
Nhóm cổ phiếu ngân hàng đồng loạt giảm giá vào hôm nay, tạo gánh nặng lớn lên chỉ số VN-Index.
Trên cả 2 sàn, sắc đỏ lan rộng vào chiều nay, đặc biệt là áp lực chốt lời tăng mạnh tại các blue-chips, khiến chỉ số chính lùi sâu.
HOSE - Mất trụ
Sáng nay, diễn biến chủ yếu của VN-Index là giằng co và liên tục bị đổi màu khi lực nâng đỡ được tạo nên từ các blue-chips không ổn định.
Một số mã lớn tăng giá tạo nên lực đẩy đáng kể cho chỉ số chính gồm GAS tăng 3,72%; VCB tăng nhẹ 0,67%; BVH tăng 1,6%; BID tăng 1,71%.
Trong khi đó, phía giảm lại chiếm ưu thế áp đảo về số lượng các blue-chips tham gia, nhưng mức giảm không mạnh như VNM giảm 0,16%; VIC giảm 0,73%; VJC giảm 0,82%; ROS giảm 2,71%; SAB giảm 0,04%; PLX giảm 1,18%; CTG giảm 0,33%; HDB giảm 1,4%; VPB giảm 0,19%; NVL giảm 1,06%...
Ngay khi quay lại giao dịch vào phiên chiều, áp lực bán ra tăng mạnh tại tất cả các mã lớn, khiến VN-Index liên tục bị lùi lại. Gần đến 14h30, chỉ số này rớt đáy thấp nhất trong ngày tại mức 1.025,75 điểm, (-2,95%) khi sắc đỏ lan rộng trên thị trường và sự đào sâu trên biểu đồ giá của các blue-chips.
Tại đáy ngày, lực cầu tăng mạnh hơn tại một số mã lớn khiến VN-Index vớt đáy nhẹ vào những phút cuối phiên, đóng cửa tại mức 1.028,87 điểm, giảm 28,1 điểm (2,66%).
Khối lượng giao dịch tăng trở lại 27% so với hôm qua, đạt 204,9 triệu đơn vị, tương ứng với 6,7 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 77 mã tăng giá, 201 mã giảm giá và 56 mã đứng giá. Trong đó, có 15 mã tăng trần và 15 mã giảm sàn.
Top 20 mã chứng khoán có giá trị vốn hóa lớn nhất sàn hôm nay có tới 17 mã giảm giá. Trong đó có 10 mã giảm trên 3%.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng dẫn đầu trong việc tạo gánh nặng cho VN-Index khi giảm giá khá sâu gồm VCB giảm 5,04%; BID giảm 6,57%; CTG giảm 6,67%; VPB giảm 5,84%; MBB giảm 5,29%; HDB giảm 6,76%; STB giảm 4,44%; EIB giảm 3,57%; TPB giảm 1,67%; tương ứng với ngành ngày góp vào VN-Index hôm nay tới -14 điểm ảnh hưởng.
Về khối lượng giao dịch, mã SBT (CTCP Mía đường TTC Tây Ninh, -1,43%) với 9,9 triệu đơn vị dẫn đầu sàn HOSE. Tiếp theo là VND (CTCP Chứng khoán VNDIRECT, giảm sàn) với 7,06 triệu đơn vị và CTG (-6,67%) đạt hơn 7,04 triệu đơn vị.
Về việc giảm sàn từ sớm của VND hôm nay và khối lượng giao dịch tăng mạnh phải kể đến luồng thông tin ngoài lề của CTCP Chứng khoán Vndirect. Trên nhiều diễn đàn, nhiều nhà đầu tư đang tỏ ra khá lo lắng khi CTCP Dịch vụ Homedirect có liên quan tới đường dây đánh bạc nghìn tỷ Rikvip vừa bị triệt phá mà Vndirect sở hữu 15% vốn điều lệ trong đó.
VIS dẫn đầu sàn về thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài với 33,23 triệu đơn vị được giao dịch. Theo sau là VIC, E1VFVN30, SSI.
Việc VIS đứng top đầu về khối ngoại mua vào là do góp phần của số cổ phiếu mà đối tác chiến lược Kyoei Steel mua từ cổ đông lớn Thái Hưng khi số lượng được giao dịch đúng bằng số cổ phiếu đăng ký mua.
Điều này sẽ làm Thái Hưng giảm sở hữu tại VIS từ 65% xuống 20% vốn, tương ứng với 14,767 triệu cổ phiếu, trong khi Kyoei Steel nâng sở hữu từ 20% lên 65% vốn, tương ứng 47,99 triệu cổ phiếu.
Ngược lại, mã chứng khoán bị khối ngoại xả mạnh nhất là VIC với 7,97 triệu đơn vị. Theo sau là VND, STB, NT2.
Trong phiên giao dịch hôm nay, có 4 mã đạt khối lượng giao dịch đột biến khi tăng hơn 3 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó. 10.11.13.17
Cụ thể, E1VFVN30 tăng 6,3 lần; VND (CTCP Chứng khoán VNDIRECT) xảy ra hiện tượng vớt đáy khi tăng 3,9 lần; PGD (CTCP Phân phối khí Thấp áp Dầu khí VN) tăng 3,8 lần; GIL (CTCP Sản xuất Kinh doanh XNK Bình Thạch) tăng 3,6 lần; DCM (CTCP Phân Bón Dầu khí Cà Mau) tăng 3,3 lần.
HNX - Giảm mạnh
Trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội, chỉ số HNX-Index gần như đi ngang tại đường tham chiếu đến hết phiên sáng. Hầu như các mã lớn đều tăng giá gồm PVS tăng 3,74%; ACB tăng 0,45%; VCG tăng 1,67%; VGC tăng 0,41%.
Đến chiều, diễn biến của HNX-Index tệ hơn khi liên tục giảm sâu. Phía giảm giá đã chiếm ưu thế cả về số lượng lẫn chất lượng khiến chỉ số này đóng cửa tại mức 120,95 điểm, giảm 2,91 điểm (-2,35%).
Khối lượng giao dịch tăng trở lại 12% so với phiên trước, đạt gần 48,9 triệu đơn vị, tương ứng gần 0,7 nghìn tỷ đồng giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 99 mã tăng giá, 77 mã giảm giá và 61 mã đứng giá.
ACB (-4,51%) là mã chứng khoáng tạo gánh nặng lớn nhất cho HNX-Index hôm nay với -1,2 điểm ảnh hưởng.
Cả phiên có 15 mã tăng giá kịch trần, 15 mã chạm sàn.
Về khối lượng giao dịch, SHB (-2,75%) dẫn đầu sàn khi đạt hơn 9,8 triệu đơn vị. ACB (-4,5%) theo sau với 4,5 triệu đơn vị, DST (giảm sàn) đạt hơn 4 triệu đơn vị.
Về khối ngoại, VCG là mã được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 1,8 triệu đơn vị. Ngược lại, khối ngoại xả mạnh nhất là VGC với 568,2 nghìn đơn vị.
Hôm nay, HNX có 3 mã có khối lượng giao dịch đột biến, tăng hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó gồm PCG, ITQ, PVL.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng đồng loạt giảm giá vào hôm nay, tạo gánh nặng lớn lên chỉ số VN-Index.
Cú đánh ATC vào những phút cuối cùng, mới thực sự khiến chỉ số VN-Index đổi sắc đỏ và đóng cửa tại mức 1.060,45 điểm, giảm 1,81 điểm (-0,17%).
Các chuyên gia kinh tế đều cho rằng đây là thời điểm tốt để đầu tư dài hạn, với điều kiện phải có chiến lược rõ ràng và kiểm soát rủi ro.
Với thế mạnh từ công nghệ, cùng chiến lược cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng, TPBank Premier Banking - Dịch vụ dành cho khách hàng ưu tiên của TPBank thu hút giới tinh hoa với nhiều đặc quyền trải nghiệm riêng biệt.
Sẽ có ít nhất 15 ngân hàng hàng đầu thực hiện theo dõi, thống kê kết quả triển khai chương trình và chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu báo cáo NHNN.
Năm 2024, ngân hàng OCB ghi nhận tăng trưởng tín dụng gần 20% - mức đầu ngành ngân hàng. Một phần không nhỏ trong số này đã được nhà băng dồn vào lĩnh vực bất động sản.
Năm 2025, MB đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng cao 23,7%. Mặc dù vậy, nhà băng lại tỏ ra thận trọng với kế hoạch lợi nhuận với mục tiêu tăng trưởng chỉ gần 10%.
Xanh SM công bố triển khai đồng bộ hệ thống giám sát an toàn S2S (Secure to Safe) trên toàn bộ đội xe taxi điện trên toàn quốc, dự kiến hoàn tất vào ngày 22/04/2025.
Nhân dịp Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 đến ngày 15 tháng 4 năm 2025, Lãnh đạo hai nước đã ra Tuyên bố chung.
Tại đại hội đồng cổ đông năm nay, FPT không chỉ trình bày những con số tài chính mà còn giới thiệu chiến lược phát triển như một "quốc gia công nghệ" thu nhỏ, với các trụ cột kinh tế, bộ máy sản xuất tri thức và tầm ảnh hưởng toàn cầu.
Các chuyên gia kinh tế đều cho rằng đây là thời điểm tốt để đầu tư dài hạn, với điều kiện phải có chiến lược rõ ràng và kiểm soát rủi ro.
Sẽ có ít nhất 15 ngân hàng hàng đầu thực hiện theo dõi, thống kê kết quả triển khai chương trình và chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu báo cáo NHNN.
Với thế mạnh từ công nghệ, cùng chiến lược cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng, TPBank Premier Banking - Dịch vụ dành cho khách hàng ưu tiên của TPBank thu hút giới tinh hoa với nhiều đặc quyền trải nghiệm riêng biệt.
Việc chuyển giao của ông Đặng Hồng Anh diễn ra sau quá trình cân nhắc kỹ lưỡng, phù hợp với vai trò chiến lược đa tầng hiện tại của TTC Land.