Chứng khoán ngày 10/5: Áp lực chốt lời lần nữa khiến VN-Index rớt mạnh 28 điểm
Trên cả 2 sàn, sắc đỏ lan rộng vào chiều nay, đặc biệt là áp lực chốt lời tăng mạnh tại các blue-chips, khiến chỉ số chính lùi sâu.
Trên sàn HOSE, chỉ số VN-Index đảo chiều khá ngoạn mục khi biên độ dao động lên tới 30 điểm tuyệt đối. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch lại đạt mức thấp nhất kể từ đầu tháng 10/2017.
HOSE - Đảo chiều
Sáng nay, tình trạng bán mạnh tái diễn ngay từ đầu phiên khiến VN-Index rơi xuống mức 1.016 điểm (-1,25%). Sắc đỏ lan rộng một cách nhanh chóng trên bảng điện tử. Diễn biến chủ yếu của chỉ số này là rập rình dưới mốc tham chiếu khi lực nâng đỡ quá yếu để lấy lại sắc xanh.
Nguyên nhân chính khiến VN-Index không giảm sâu hơn là VIC tăng 1%; VRE tăng 1,11%; GAS tăng 0,48% và CTG tăng 1,43%.
Trong khi đó, hầu như các blue-chips khác đều đỏ rực từ sớm như VNM giảm 0,83%; VCB giảm 2,3%; VJC giảm 2,39%; NVL giảm 2,5%; BVH giảm 2,94%; ROS giảm 4,88%; STB giảm 0,78%; SSI giảm 1,9%; MBB giảm 0,85%; HDB giảm 1%; VPB giảm 0,8%; TPB giảm 2,37%...
Đến chiều, nhiều mã lớn quay đầu tăng mạnh về giá và lực cung giảm đáng kể khiến VN-Index đi lên trở lại và liên tục cho đến hết phiên. Chỉ số VN-Index đóng cửa tại mức cao nhất trong ngày tại 1.044,85 điểm, tăng 15,98 điểm (+1,55%).
Khối lượng giao dịch giảm hơn 34% so với phiên trước, đạt 134,8 triệu đơn vị, tương ứng với 4,11 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch. Đây là mức thấp nhất trong 7 tháng qua.
Chốt phiên có 143 mã tăng giá, 125 mã giảm giá và 61 mã đứng giá. Trong đó có 5 mã tăng trần và 4 mã giảm sàn.
Hai cổ phiếu tạo lực nâng đỡ mạnh nhất cho VN-Index hôm nay là GAS (+5,81%) và VIC (+2,91%) khi góp lần lượt 4,3 điểm và 3,4 điểm ảnh hưởng.
Sự trở lại của nhóm ngân hàng cũng giúp đỡ khá lớn đến thành tích của chỉ số chính khi đồng loạt quay đầu tăng giá khá mạnh gồm VCB tăng 2,48%; BID tăng 3,98%; CTG tăng 5%; VPB tăng 3,4%; MBB tăng 3,38%; HDB tăng 3,5%; STB tăng 1,55%; EIB tăng 2,02%; TPB tăng 1,02%.
Phía giảm không còn nhiều mã lớn tham gia vào cuối phiên. Trong đó kìm hãm mạnh nhất chỉ số chính là VNM (-1,11%) khi góp -1 điểm ảnh hưởng.
Sau khi giảm sàn 2 phiên liên tiếp trước đó do ảnh hưởng bởi thông tin bên lề liên quan tới Homedirect, đến cuối phiên hôm nay, cổ phiếu VND đã tăng trần.
Chủ tịch Vndirect đã có công văn giải trình với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhằm trấn an nhà đầu tư rằng doanh thu và lợi nhuận của Homedirect chưa và không có đóng góp nào đáng kể vào doanh thu và lợi nhuận của Vndirect. Do đó, về cơ bản hoạt động của Homedirect không tác động hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của Vndirect.
Về khối lượng giao dịch, mã SBT (CTCP Mía đường TTC Tây Ninh, +3,77%) với 11,2 triệu đơn vị dẫn đầu sàn HOSE. Tiếp theo là CTG với 8,68 triệu đơn vị và ASM (Tập đoàn Sao Mai, +4,15%) đạt hơn 5,13 triệu đơn vị.
E1VFVN30 dẫn đầu sàn về thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài với 2 triệu đơn vị được giao dịch. Theo sau là VIC, VCB, VNM.
Ngược lại, mã chứng khoán bị khối ngoại xả mạnh nhất là STB với 1,66 triệu đơn vị. Theo sau là SSI, VIC, VCB.
Trong phiên giao dịch hôm nay, có 2 mã đạt khối lượng giao dịch đột biến khi tăng hơn 3 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó. Cụ thể, HAP (Tập đoàn HAPACO) tăng 12,6 lần; TNI (Tập đoàn Thành Nam) tăng 7,4 lần.
HNX - Khởi sắc
Trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội, sáng nay, khi sắc đỏ lan rộng khắp thị trường, chỉ số HNX-Index khó lấy lại mốc tham chiếu sau khi rớt mạnh từ đầu phiên. Chỉ số này đạt mức thấp nhất trong ngày vào gần giờ nghỉ trưa tại 119,51 điểm (-1,19%).
Các mã lớn đều giảm mạnh về giá như ACB giảm 0,47%; SHB giảm 0,94%; PVS giảm 0,54%; VGC giảm 0,41%; VCG giảm 0,55%...
Đến chiều, áp lực bán ra đã giãn bớt giúp chỉ số HNX-Index tăng điểm liên tục cho đến cuối phiến. Chỉ số này đóng cửa tại mức 122,77 điểm, tăng 1,82 điểm (+1,5%).
Khối lượng giao dịch giảm nhẹ 6% so với phiên trước, đạt gần 46 triệu đơn vị, tương ứng hơn 0,63 nghìn tỷ đồng giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 92 mã tăng giá, 76 mã giảm giá và 67 mã đứng giá.
ACB (+3,77%) là mã chứng khoáng góp phần nhiều nhất cho thành tích của HNX-Index hôm nay với 0,95 điểm ảnh hưởng.
Cả phiên có 26 mã tăng giá kịch trần, 11 mã chạm sàn.
Về khối lượng giao dịch, SHB (0%) dẫn đầu sàn khi đạt hơn 7,5 triệu đơn vị. ACB (+3,77%) theo sau với 3,9 triệu đơn vị, BII (CTCP Đầu tư và Phát triển Công nghiệp Bảo Thư, 0%) đạt hơn 3,64 triệu đơn vị.
Về khối ngoại, VCG là mã được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 384,4 nghìn đơn vị. Ngược lại, khối ngoại xả mạnh nhất là VGC với 875,2 nghìn đơn vị.
Hôm nay, HNX có 4 mã có khối lượng giao dịch đột biến, tăng hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó gồm BII, PCG, PIV, GKM.
Trên cả 2 sàn, sắc đỏ lan rộng vào chiều nay, đặc biệt là áp lực chốt lời tăng mạnh tại các blue-chips, khiến chỉ số chính lùi sâu.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng đồng loạt giảm giá vào hôm nay, tạo gánh nặng lớn lên chỉ số VN-Index.
Tốc độ, tiện lợi, an toàn là những yếu tố giúp thanh toán không tiền mặt chinh phục người tiêu dùng từ thành thị đến nông thôn, từ Gen Z đến thế hệ trung niên.
Chủ tịch Bamboo Airways Phan Đình Tuệ đã gửi đơn xin từ nhiệm và sẽ được trình cổ đông thông qua vào phiên họp bất thường ngày 5/7 tới đây.
Thủ tướng giao nhiệm vụ hướng dẫn hộ kinh doanh hiểu rõ lợi ích cũng như trách nhiệm sử dụng hóa đơn điện tử, đặc biệt là loại hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền.
Năm nay, vốn điều lệ của Lotte Finance đã tăng hơn 726 tỷ đồng so với năm 2024, từ 4.186 tỷ đồng lên hơn 4.912 tỷ đồng để thúc đẩy cho vay tiêu dùng.
Hệ thống ngân hàng cũng như toàn nền kinh tế có thể đối mặt với áp lực thanh khoản lớn hơn, ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính tổng thể.
Truy xuất nguồn gốc đóng vai trò quyết định trong năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam, khi các thị trường EU, Mỹ liên tục siết chặt các tiêu chuẩn kỹ thuật.
Giới chuyên gia cho rằng, cần làm rõ quy định về việc chuyển nhượng căn hộ đã bàn giao nhưng chưa có sổ hồng để tránh gây hoang mang cho người mua nhà.
Dự thảo sửa đổi Nghị định 103 tiếp tục giữ nguyên quy định về khoản thu tiền sử dụng đất bổ sung có thể khiến nhiều doanh nghiệp chịu thêm gánh nặng tài chính.
Vosco sẽ bổ sung thêm vào đội tàu hai tàu dầu được đóng tại Trung Quốc từ năm 2021, với tổng mức đầu tư hơn 1.850 tỷ đồng.
Tốc độ, tiện lợi, an toàn là những yếu tố giúp thanh toán không tiền mặt chinh phục người tiêu dùng từ thành thị đến nông thôn, từ Gen Z đến thế hệ trung niên.
Hợp tác giữa EY và Diễn đàn quản trị cấp cao Việt Nam – Singapore sẽ giúp doanh nghiệp Việt nâng cao năng lực ESG và kiến tạo mô hình kinh doanh bền vững.
PVCFC đặt mục tiêu lợi nhuận 2025 giảm mạnh, nhưng chỉ sau hai quý đầu năm, doanh nghiệp đã vượt kế hoạch cả năm, cho thấy dư địa tăng trưởng còn lớn trong bối cảnh thận trọng điều hành.