Chứng khoán ngày 16/4: Sự trở lại muộn màng của VIC
Vào giữa phiên chiều, việc quay lại sắc xanh của VIC (+0,86%) đã kìm hãm mạnh mẽ đà giảm điểm của VN-Index sau khi đạt đỉnh cao nhất trong ngày, góp tới 1,068 điểm ảnh hưởng.
Sự quay lại sắc xanh nhanh chóng của VIC (+1,01%) và các cổ phiếu ngành ngân hàng đã góp phần rất lớn đến thành tích của VN-Index hôm nay, tương ứng với lần lượt 1,26 điểm và 6,34 điểm ảnh hưởng.
HOSE - VIC và nhóm ngân hàng hỗ trợ kịp thời
Sau khi mở cửa phiên giao dịch sáng nay, VN-Index nhận được sự hỗ trợ lớn từ nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng và hầu hết top 10 mã chứng khoán có sức ảnh hưởng lớn nhất sàn. Chỉ số này nhanh chóng đạt đỉnh đầu tiên tại 1.156,7 điểm (+0,71%) sau 7 phút khớp lệnh liên tục. Đây cũng chính là mức cao nhất mà VN-Index đạt được trong ngày.
Đến hơn 10h, việc hạ độ cao khá nhanh trên biểu đồ giá tại một số trụ lớn như VCB, CTG, hay chuyển sang màu đỏ từ mức tăng khá đầu phiên gồm VIC, BID, MSN, VRE,… khiến VN-Index cũng không trụ được lâu trên mốc tham chiếu.
Dường như lực nâng đỡ khá đuối sức sau khi cố giúp VN-Index đạt mốc tròn điểm 1.160 điểm, không tạo nên cú vớt đáy nào đáng kể. Chỉ số này liên tục trượt xuống sau khi rơi xuống dưới mốc tham chiếu cho đến giờ nghỉ trưa, tạm dừng tại mức 1.141,43 điểm (0,61%).
Dao động tại các cổ phiếu ngân hàng đã gây nên thiệt hại khá lớn cho VN-Index sáng nay khi đầu phiên tăng khá như VCB tăng 1,52%, CTG tăng 1,47%, BID tăng 2,5%, MBB tăng 1,49%. Đến trưa thì VCB lại giảm 0,3%, CTG giảm 0,59%, các mã còn lại dừng tại giá tham chiếu.
Tạo áp lực cho VN-Index còn có VNM giảm 2,37%, GAS giảm 2,36%, HPG giảm 1,33%, PLX giảm 2,61%, NVL giảm 2,33%, MSN giảm 0,58%.
Lực nâng đỡ quá nhẹ khi chỉ còn một vài trụ lớn tăng nhẹ như SAB tăng 0,22%, ROS tăng 1,4%, BVH tăng 1,93%.
Đến chiều, diễn biến của chỉ số VN-Index phấn khởi hơn khi liên tục đi lên. Chỉ số này quay lại giá tham chiếu sau hơn 40 phút giao dịch, tạo đỉnh thấp trên mức 1.151 điểm. Sau đó, lại điều chỉnh nhẹ xuống hơn 4 điểm tuyệt đối.
Lực đỡ quay trở lại khiến VN-Index tăng trở lại lần nữa, cho đến lúc đóng cửa tại mức 1.153,28 điểm, tăng 4,79 điểm (+0,42%).
Thanh khoản tiếp tục giảm, phía cung vẫn tiếp tục ồ ạt tuy nhiên cầu lại tỏ ra quá thận trọng, khiến việc khớp lệnh trên thị trường trở nên chậm chạp và uể oải. Khối lượng giao dịch giảm tiếp 10% so với hôm qua, đạt 175,8 triệu đơn vị, tương ứng với 5,4 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 161 mã tăng giá, 117 mã giảm giá và 57 mã đứng giá. Trong đó, có 5 mã tăng trần và 5 mã giảm sàn.
Sự quay lại sắc xanh nhanh chóng của VIC (+1,01%) và các cổ phiếu ngành ngân hàng đã góp phần rất lớn đến thành tích của VN-Index hôm nay, tương ứng với lần lượt 1,26 điểm và 6,34 điểm ảnh hưởng.
Cụ thể, trong nhóm ngân hàng, ngoại trừ HDB giảm nhẹ 0,39%, còn lại đều tăng khá gồm VCB tăng 1,67%, BID tăng 4,75%, CTG tăng 2,35%, VPB tăng 1,88%, MBB tăng 2,68%, STB tăng 1,94%.
Về phía ngược lại, VNM (-2,9%) tạo nên gánh nặng nhiều nhất cho VN-Index, khi góp tới -2,94 điểm ảnh hưởng. Đây là phiên giảm thứ 3 liên tiếp và chưa có dấu hiệu hồi phục trên biểu đồ giá.
Về khối lượng giao dịch, mã SBT (+3,61%) với lượng giao dịch đạt 7,63 triệu đơn vị, dẫn đầu sàn HOSE. Tiếp theo là HAG (+1,75%) với 5,11 triệu đơn vị và FLC (+0,17%) đạt hơn 5 triệu đơn vị.
Trong khi, HAG dẫn đầu sàn về thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài với 1,5 triệu đơn vị được giao dịch. Theo sau là DXG, ITA, HDB.
Ngược lại, mã chứng khoán bị khối ngoại xả mạnh nhất là HAG với 2,3 triệu đơn vị. Theo sau là VNM, HPG, DPM.
Trong phiên giao dịch hôm nay, có 2 mã có khối lượng giao dịch đột biến tăng hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó. Cụ thể, TCL (CTCP Đại lý giao nhận Vận tải xếp dỡ Tân Cảng) tăng 23,7 lần, PC1 (CTCP Xây lắp điện I) tăng 5,6 lần.
HNX - ACB quay lại sắc xanh
Tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, sáng nay, chỉ số HNX-Index leo đỉnh đầu tiên trong ngày sau hơn 20 phút giao dịch, đạt mức 134,13 điểm (+0,62%), với sự hỗ trợ từ ACB, VCG.
Tuy nhiên, áp lực chốt lời tăng lên tại 2 trụ nâng đỡ lớn khiến HNX-Index hạ độ cao nhanh chóng về gần mức tham chiếu. Sau đó, rập rình quanh mốc này gần 40 phút, thì tiếp tục giảm dần cho đến gần giờ nghỉ trưa. ACB bất ngờ chuyển sức đỏ vào những phút cuối cùng khiến HNX-Index tạm nghỉ ở mức 132,89 điểm (-0,32%).
Đỏ rực từ sớm, tạo áp lực lớn cho HNX-Index sáng nay gồm PVS giảm 1,37%, VGC giảm 0,85% và VCS giảm 3,08%. Những phút cuối phiên sáng, ACB cũng góp mặt vào danh sách này khi giảm 0,62%. Trong khi, chỉ còn VCG tăng nhẹ 0,48%.
Đến chiều, diễn biến của HNX-Index khởi sắc hơn khi liên tục đi lên. Đến 13h50, chỉ số này đã quay lại sắc xanh và tăng điểm. Mức đóng cửa cũng chính là đỉnh cao nhất trong ngày, tại 134,25 điểm, tăng 0,94 điểm (+0,7%).
Khối lượng giao dịch tiếp tục giảm nhẹ so với hôm qua, đạt hơn 46 triệu đơn vị, tương ứng gần 0,7 nghìn tỷ đồng giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 82 mã tăng giá, 73 mã giảm giá và 79 mã đứng giá.
ACB (+1,85%) quay lại sắc xanh vào buổi chiều và đi lên khá mạnh trên biểu đồ giá cho đến cuối phiên, khiến cổ phiếu này trở thành mã chứng khoán góp phần nhiều nhất cho thành tích hôm nay của HNX-Index, tương ứng với 0,544 điểm.
Cả phiên có 20 mã tăng giá kịch trần, 11 mã chạm sàn.
Về khối lượng giao dịch, SHB (+0,76%) dẫn đầu khi đạt hơn 12 triệu đơn vị. ACB theo sau với 3 triệu đơn vị, DST (tăng trần) đạt hơn 2,98 triệu đơn vị.
Về khối ngoại, SHB là mã được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 1,88 triệu đơn vị. Ngược lại, khối ngoại xả mạnh nhất là NDN với 446,6 nghìn đơn vị.
Trong phiên giao dịch hôm nay, có 3 mã có khối lượng giao dịch đột biến tăng hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó gồm VIG, MAC, HVA.
Vào giữa phiên chiều, việc quay lại sắc xanh của VIC (+0,86%) đã kìm hãm mạnh mẽ đà giảm điểm của VN-Index sau khi đạt đỉnh cao nhất trong ngày, góp tới 1,068 điểm ảnh hưởng.
Tổng điểm ngành ngành ngân hàng bỏ vào VN-Index lên tới -11,23 điểm ảnh hưởng. Trong khi lực đẩy quá yếu, đáng kể chỉ gồm ROS với 1,2 điểm và VIC với 0,58 điểm.
Techcombank đánh giá thị trường bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển, kinh tế trên đà hồi phục mạnh mẽ.
Đóng góp chính vào kết quả kinh doanh của TPS chủ yếu đến từ lãi bán các tài sản tài chính và thu nhập hoạt động khác, chiếm 65% tổng doanh thu hoạt động.
Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - HOSE: TPB) đưa ra thông tin nhận được đơn từ nhiệm của ông Đỗ Anh Tú – Phó chủ tịch hội đồng quản trị.
Với quy định mới này, các ngân hàng vừa nhận chuyển giao bắt buộc trong thời gian qua như MB, HDBank, VPBank sẽ được nới room lên 49% kể từ ngày 19/5 tới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Techcombank đánh giá thị trường bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển, kinh tế trên đà hồi phục mạnh mẽ.
Đóng góp chính vào kết quả kinh doanh của TPS chủ yếu đến từ lãi bán các tài sản tài chính và thu nhập hoạt động khác, chiếm 65% tổng doanh thu hoạt động.
Sự chuyển mình mạnh mẽ trong quy hoạch hạ tầng giao thông liên vùng đã từng bước thay đổi diện mạo thành phố Vinh, thúc đẩy sự phát triển vượt bậc trên mọi phương diện, đặc biệt là lĩnh vực bất động sản.
Thị trường bất động sản dậy sóng với loạt dự án khởi công rầm rộ, nhiều "ông lớn" tái xuất. Nhưng phía sau sự sôi động ấy, không ít doanh nghiệp vẫn mắc kẹt trong khó khăn, chật vật tìm lối thoát.
Miền Trung sẽ "rung chuyển" với đêm nhạc hoành tráng nhất lịch sử tại Công viên Biển Đông – thành phố Đà Nẵng vào tối mai 22/3/2025
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị cơ quan soạn thảo sớm hoàn thiện hai nghị định quy định chi tiết thi hành hai nghị quyết quan trọng của Quốc hội về đất đai, bất động sản.
SCG, Hyosung và Warburg Pincus công bố kế hoạch mở rộng đầu tư tại Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng vốn gần 2,7 tỷ USD.