Chứng khoán ngày 13/4: VIC, ROS không chống đỡ nổi nhóm ngân hàng
Tổng điểm ngành ngành ngân hàng bỏ vào VN-Index lên tới -11,23 điểm ảnh hưởng. Trong khi lực đẩy quá yếu, đáng kể chỉ gồm ROS với 1,2 điểm và VIC với 0,58 điểm.
Vào giữa phiên chiều, việc quay lại sắc xanh của VIC (+0,86%) đã kìm hãm mạnh mẽ đà giảm điểm của VN-Index sau khi đạt đỉnh cao nhất trong ngày, góp tới 1,068 điểm ảnh hưởng.
HOSE- Sự quay lại muộn màng của VIC
Chốt phiên đầu tuần trước, VN-Index vẫn còn trên mốc tròn điểm lịch sử 1.200 điểm. Tuy nhiên, đến hết tuần thì đã rơi mất gần 45 điểm tuyệt đối, về gần mức 1.155 điểm.
Chỉ số này bắt đầu đổ đèo mạnh nhất kể từ thứ Tư, khi hàng loạt trụ lớn đều giảm giá, kèm theo áp lực chốt lời tăng mạnh, tuy nhiên, lực cầu lại khá thận trọng. Thanh khoản sụt giảm đáng kể, khiến thị trường khớp lệnh 1 cách chậm rãi và uể oải trong suốt 3 phiên liên tiếp vào cuối tuần.
Mở cửa phiên giao dịch hôm nay, chỉ số VN-Index giảm nhẹ 0,05%. Áp lực bán vẫn tiếp tục ồ ạt tại nhiều trụ lớn, khi chưa đến 9h30, chỉ số này đã lùi dần về 1.141,81 điểm (-1,32%). Cùng lúc với cú sẩy chân, tạo đáy đầu tiên trên biểu đồ giá của gần như toàn bộ top 10 mã chứng khoán có sức ảnh hưởng lớn nhất sàn.
Tuy vớt đáy khá nhanh sau đó, nhưng lực đẩy nhanh chóng đuối sức, tạo đáy thứ 2 gần mức 1.145 điểm khi chưa kịp với tới giá tham chiếu.
Nhiều lần nỗ lực lấy lại mốc tham chiếu thì VN-Index vẫn thất bại khi dừng nghỉ trưa ở mức 1.149,7 điểm (-0,64%).
Không theo xu hướng chung của nhiều trụ lớn, giữ vững sắc xanh liên tục trong sáng nay và tạo nên lực nâng đỡ đáng kể cho sàn là MSN tăng 2,34%, MBB tăng 2,57% và SAB tăng 1,1%. Trong đó, cổ phiếu SAB đã không bị ảnh hưởng bởi vấn đề pháp lý trong truy thu gần 2.500 tỷ đồng.
Về phía giảm thì áp lực đông đảo từ sớm gồm VIC giảm 1,57%, VNM giảm 1,38%; GAS giảm 0,78%; VCB giảm 2,06%; , BID giảm 1,67%; VRE giảm 0,59%,…
Đến phiên chiều, không còn các lần sụt mạnh, chỉ số VN-Index leo đỉnh ngay sau khi giao dịch trở lại, đạt mức 1.159,45 điểm, tuy nhiên, mức cao nhất trong ngày cũng chỉ tăng 0,2% so với giá tham chiếu.
Sau đó, áp lực bán ra mạnh trở lại tại nhiều blue-chip khiến VN-Index lại tụt dần hơn 10 điểm tuyệt đối, đóng cửa tại mức 1.148,49 điểm, giảm 8,65 điểm (-0,75%).
Thanh khoản hôm nay cải thiện nhẹ, khối lượng giao dịch đạt gần 197 triệu đơn vị, tương ứng với 7,9 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 123 mã tăng giá, 149 mã giảm giá và 61 mã đứng giá. Trong đó, có 11 mã tăng trần và 7 mã giảm sàn.
Vào giữa phiên chiều, việc quay lại sắc xanh của VIC (+0,86%) đã kìm hãm mạnh mẽ đà giảm điểm của VN-Index sau khi đạt đỉnh cao nhất trong ngày, góp tới 1,068 điểm ảnh hưởng.
Trong khi, kéo VN-Index xuống mạnh nhất sàn hôm nay gồm VNM (-2,91%), VCB (-2,95%) và BID (-4,76%), tương ứng với lần lượt -3,046 điểm, -2,649 điểm và -2,5 điểm ảnh hưởng.
Về khối lượng giao dịch, mã MBB (+1,51%) với lượng giao dịch đạt 6,96 triệu đơn vị, dẫn đầu sàn HOSE. Tiếp theo là HAG (+4,01%) với 6,15 triệu đơn vị và SCR (-2,79%) đạt hơn 5 triệu đơn vị.
Trong khi, HDB dẫn đầu sàn về thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài với 3,18 triệu đơn vị được giao dịch. Theo sau là VCB, VNM, STB.
Ngược lại, mã chứng khoán bị khối ngoại xả mạnh nhất là VCB với 1,88 triệu đơn vị. Theo sau là HAG, VNM, HDB.
Trong phiên giao dịch hôm nay, có 4 mã có khối lượng giao dịch đột biến tăng hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó.3568
Cụ thể, CAV (CTCP dây cáp điện Việt Nam) tăng 10,7 lần, TVS (CTCP Chứng khoán Thiên Việt) tăng 5,8 lần, PC1 (CTCP Xây lắp điện 1) tăng 5 lần, BCE (CTCP Xây dựng và Giao thông Bình Dương) tăng 4 lần.
HNX – Giằng co
Tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, sáng nay, chỉ số HNX-Index xanh mướt được gần 20 phút đầu phiên, sau đó quay đầu giảm sâu nhanh chóng xuống mức 132,26 điểm (-0,79%) do áp lực từ các trụ lớn như ACB, PVS, SHB, VCG,… đều tạo đáy sâu trên biểu đồ giá.
Đến gần 10h20, HNX-Index trở lại giao dịch trên mức tham chiếu, khi nhận hỗ trợ mạnh từ sự chuyển màu của ACB. Cho đến giờ nghỉ trưa, chỉ số này liên tục dao động với biên độ rất hẹp, tạm dừng ở mức 133,46 điểm (+0,09%).
Đến chiều, diễn biến của HNX-Index ít chao đảo hơn. Ngay sau khi quay lại giao dịch thì chỉ số này liên tục leo đỉnh cao nhất trong ngày tại mức 134,1 điểm (+0,57%). Tuy nhiên sau đó quay đầu giảm sâu, gần cuối phiên, HNX-Index rơi mất mốc tham chiếu, đóng cửa tại 133,31 điểm, giảm 0,03 điểm (-0,02%).
Khối lượng giao dịch giảm nhẹ so với cuối tuần trước, đạt hơn 49,32 triệu đơn vị, tương ứng gần 0,88 nghìn tỷ đồng giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 73 mã tăng giá, 92 mã giảm giá và 63 mã đứng giá.
Lực đẩy và kéo mạnh nhất chỉ số HNX-Index hôm nay là PVS (+2,34%) và VCG (-2,35%), tương ứng với việc góp 0,131 điểm và -0,13 điểm ảnh hưởng. Hai cổ phiếu này khiến sàn giằng co mạnh quanh mốc tham chiếu về cuối phiên.
Tuy nhiên, dường như sắc đỏ chiếm đa số nên lực lượng phía kìm hãm chiếm ưu thế hơn một chút, dẫn đến một phiên giảm điểm của sàn Hà Nội.
Cả phiên có 11 mã tăng giá kịch trần, 15 mã chạm sàn.
Về khối lượng giao dịch, SHB (0%) dẫn đầu khi đạt hơn 8,4 triệu đơn vị. PVS (+2,34%) theo sau với 4,55 triệu đơn vị, DST (tăng trần) đạt hơn 3,5 triệu đơn vị.
Về khối ngoại, VPI là mã được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 4,5 triệu đơn vị. Ngược lại, khối ngoại xả mạnh nhất là VGC với 1,34 triệu đơn vị.
Trong phiên giao dịch hôm nay, có 2 mã có khối lượng giao dịch đột biến tăng hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó gồm HJS, APS.
Tổng điểm ngành ngành ngân hàng bỏ vào VN-Index lên tới -11,23 điểm ảnh hưởng. Trong khi lực đẩy quá yếu, đáng kể chỉ gồm ROS với 1,2 điểm và VIC với 0,58 điểm.
Thanh khoản giảm mạnh trên cả 2 sàn, áp lực bán ra cũng yếu dần. Tâm lý nhà đầu tư đã trở nên thận trọng hơn sau phiên giao dịch hôm qua.
Trong khi các công ty nhỏ vật lộn với áp lực chi phí và thị phần co hẹp, những doanh nghiệp đầu ngành tiếp tục tận dụng lợi thế quy mô, nguồn vốn dồi dào.
Theo ý kiến chuyên gia, Việt Nam nên có mô hình trung tâm tài chính kết hợp, không tách biệt hoàn toàn nhưng có khung pháp lý đặc thù, tập trung vào sử dụng ngoại tệ, luân chuyển lợi nhuận và bảo vệ nhà đầu tư.
Đề xuất bổ sung việc ghi giảm vốn điều lệ đối với NHTM đang chịu sự kiểm soát đặc biệt là điểm mới quan trọng trong dự thảo thông tư số 39 của NHNN.
Một trong những trụ cột để hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận hơn gấp đôi trong năm 2025 của ABBank là chiến lược cải tổ toàn diện bộ máy tổ chức, hướng đến tinh gọn, hiệu quả và số hóa.
Kết thúc quý I năm 2025, Ngân hàng Lộc Phát (LPBank) ghi nhận mức lợi nhuận trước thuế đạt 3.175 tỷ đồng, tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm trước, tạo bước đệm vững chắc để ngân hàng hoàn thành các mục tiêu kinh doanh năm nay trong bối cảnh nền kinh tế đứng trước nhiều thử thách.
Nhiệt điện Ô Môn IV sẽ cố gắng khởi công vào tháng 9/2025, nhiệt điện Ô Môn III dự kiến khởi công xây dựng các hạng mục công trình chính vào tháng 6/2027 và phát điện thương mại quý II/2030.
Tuyến metro số 1 của Bình Dương dự kiến đi qua bốn thành phố và nối với Suối Tiên (TP.HCM), tổng vốn đầu tư 56.300 tỷ đồng.
Ba thập kỷ sau khi biến vùng sình lầy Nam Sài Gòn thành khu đô thị kiểu mẫu đầu tiên của Việt Nam, Phú Mỹ Hưng chính thức mở chiến dịch Bắc tiến với siêu dự án Hồng Hạc City tại Bắc Ninh.
Một Pháp hội đặc biệt tổ chức ngay giữa núi rừng Cao Bằng để cầu nguyện cho quốc thái dân an, khởi đầu viên mãn cho 40 căn nhà được Mailisa trao tặng.
Đặc Sản Kinh Đô là tổ hợp đầu tiên tại Huế kết hợp hài hòa các yếu tố: trình diễn, thực hành di sản, ẩm thực truyền thống và quà tặng đặc sản.
Trong khi các công ty nhỏ vật lộn với áp lực chi phí và thị phần co hẹp, những doanh nghiệp đầu ngành tiếp tục tận dụng lợi thế quy mô, nguồn vốn dồi dào.
Ngày 19/4, dự án xây dựng nhà ga hành khách T3 thuộc Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã hoàn thành vào dịp kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam.