Chứng khoán ngày 20/4: Sự trở lại của các trụ lớn
Trong top 20 mã chứng khoán có giá trị vốn hóa lớn nhất sàn HOSE có tới 17 mã tăng giá vào lúc đóng cửa, trong đó có tới 12 mã tăng trên 2%.
Trong top 20 mã chứng khoán có sức ảnh hưởng lớn nhất sàn HOSE hôm nay, có tới 8 mã giảm sàn gồm 2 cổ phiếu nhóm năng lượng là GAS và PLX, cùng với toàn bộ nhóm cổ phiếu ngân hàng.
HOSE - Nhiều nhà đầu tư nhảy vào bắt đáy
Phiên tăng điểm mạnh cuối tuần trước đã giúp không ít nhà đầu tư nhanh chân cắt giảm lỗ, áp lực bán ra tại mức giá thấp giảm bớt. Đến sáng nay, sau đợi ATO, VN-Index đã tăng giá khá tốt khi nhanh chóng đạt đỉnh ở mức 1.127,24 điểm (+0,66%).
Tuy nhiên, sắc xanh chỉ trụ được hơn 7 phút khớp lệnh đầu tiên, sau khi áp lực chốt lời tăng mạnh trở lại tại nhiều trụ lớn như nhóm cổ phiếu ngân hàng, VNM, SAB, MSN,…
Đến khoản 10h30, VN-Index đã lùi về mức 1.111,75 điểm, giảm 0,72% so với tham chiếu. Tại thời điểm này, không còn nhiều mã lớn trụ lại sắc xanh. Trong top 10 mã chứng khoán có giá trị vốn hóa lớn nhất sàn chỉ còn lại giá của VIC, BID và GAS tăng nhẹ.
Sự hồi phục hiếm hoi trên biểu đồ giá của nhóm cổ phiếu ngân hàng và việc đạt đỉnh cao nhất trong ngày của VIC đã giúp VN-Index quay lại giá tham chiếu vào lúc 11h từ mức đáy thấp nhất trong sáng nay.
Tuy nhiên, dường như tâm lý giới đầu tư khá yếu khi chỉ số vừa quay lại màu vàng thì lực cung lại tăng mạnh lần nữa khiến VN-Index quay lại mức 1.112,37 điểm (-0,67%) vào giờ nghỉ trưa.
Nhóm trụ nâng đỡ chỉ số chính còn lại VIC tăng 1,63%, BID tăng 1,39%, VJC tăng 1,99%, BVH tăng 3,54%, SAB tăng 0,45%, MWG tăng 5,78%.
Trong khi phía giảm giá lại quá đông đảo với VNM giảm 1,51%, HPG giảm 2,04%, MSN giảm 1,04%, ROS giảm 4,93%.
Toàn bộ nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng sáng nay đều xuất hiện hiện tượng chao đảo trên biểu đồ giá khá giống nhau và đến cuối phiên thì đã giảm gần hết như VCB giảm 2,19% (đầu phiên tăng 1,25%); CTG giảm 2,39% (đầu phiên tăng 0,9%); MBB giảm 1,98% (đầu phiên tăng 0,46%); STB giảm 1,29% (đầu phiên tăng 0,32%); HDB giảm 2,5%, VPB giảm 5,39% (đầu phiên tăng 0,98%), TPB giảm 2,15% (đầu phiên tăng 0,31%).
Đến chiều, diễn biến của VN-Index còn tệ hơn khi áp lực bán tháo tăng lên chóng mặt tại hầu hết các mã chứng khoán trên sàn HOSE.
Chỉ số này mất mốc 1.110 điểm ngay khi quay lại giao dịch. Đến 13h40, VN-Index tiếp tục chia tay với mốc 1.100 điểm và không một lần vớt đáy sau đó, đóng cửa tại mức thấp nhất trong ngày, tại mức 1.076,78 điểm, giảm 43,08 điểm (-3,85%).
Thanh khoản giảm mạnh 23%, trong khi khối lượng giao dịch không mấy thay đổi so với phiên cuối tuần trước, đạt hơn 218 triệu đơn vị, tương ứng với 7 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch. Dường như một bộ phận nhà đầu tư đã bắt đầu nhảy vào bắt đáy tại nhiều mã chứng khoán hấp dẫn.
Chốt phiên có 68 mã tăng giá, 230 mã giảm giá và 40 mã đứng giá. Trong đó, 6 mã tăng trần và 48 mã giảm sàn.
Trong top 20 mã chứng khoán có sức ảnh hưởng lớn nhất sàn HOSE hôm nay, ngoại trừ VIC tăng giá 0,16%, VJC tăng 0,66%, MWG tăng 4,8% và NVL đứng giá, thì các mã còn lại đều giảm mạnh. Trong đó có tới 8 mã giảm sàn gồm 2 cổ phiếu nhóm năng lượng là GAS và PLX, cùng với toàn bộ nhóm cổ phiếu ngân hàng.
Về khối lượng giao dịch, mã STB (giảm sàn) với lượng giao dịch đạt 11 triệu đơn vị, dẫn đầu sàn HOSE. Tiếp theo là ASM (-4,44%) với 10,8 triệu đơn vị và VPB (giảm sàn) đạt hơn 9,5 triệu đơn vị.
Trong khi, STB dẫn đầu sàn về thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài với 1,9 triệu đơn vị được giao dịch. Theo sau là BID, E1VFVN30, SSI.
Ngược lại, mã chứng khoán bị khối ngoại xả mạnh nhất là VIC với 1,4 triệu đơn vị. Theo sau là SSI, VCB, MSN.
Trong phiên giao dịch hôm nay, có 7 mã có khối lượng giao dịch đột biến tăng hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó.
Cụ thể, HTT (CTCP Thương mại Hà Tây) tăng 10,8 lần, C32 (CTCP Đầu tư Xây dựng 3-2) tăng 5,5 lần, MCG (CTCP Cơ điện và Xây dựng Việt Nam) tăng 5,3 lần, CDO (CTCP Tư vấn thiết kế và phát triển đô thị) tăng 5,2 lần.
Mã LCG (CTCP LICOGI 16) tăng 4,9 lần, KSD (CTCP Xuất khấu Đông Nam Á Hamico) tăng 4,6 lần, TDH (CTCP Phát triển nhà Thủ Đức) tăng 4 lần.
HNX - ACB quá nặng
Tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, hôm nay, chỉ số HNX-Index cũng chỉ xanh nhẹ lúc đầu phiên, khi vẫn còn sự giúp sức của các trụ như ACB, PVS, SHB. Sau đó, chỉ số này chìm trong sắc đỏ cho đến cuối phiên, đóng cửa tại mức 126,14 điểm, giảm 6,44 điểm (-4,86%).
Khối lượng giao dịch tăng tới 60% so với hôm qua, đạt gần 71,6 triệu đơn vị, tương ứng gần 1,2 nghìn tỷ đồng giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 168 mã tăng giá, 116 mã giảm giá và 55 mã đứng giá.
ACB (-7,48%) là mã chứng khoán tạo gánh nặng nhiều nhất cho sự sụt giảm của HNX-Index hôm nay, với -2,173 điểm ảnh hưởng.
Cả phiên có 11 mã tăng giá kịch trần, 20 mã chạm sàn.
Về khối lượng giao dịch, SHB (-7,81%) dẫn đầu khi đạt hơn 20 triệu đơn vị. ACB (-7,48%) theo sau với 8 triệu đơn vị, DST (tăng trần) đạt hơn 7,5 triệu đơn vị.
Về khối ngoại, PVS là mã được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 502 nghìn đơn vị. Ngược lại, khối ngoại xả mạnh nhất là VCG với 886,5 nghìn đơn vị.
Trong phiên giao dịch hôm nay, có 3 mã có khối lượng giao dịch đột biến tăng hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó là NHP, KSD, DHM.
Trong top 20 mã chứng khoán có giá trị vốn hóa lớn nhất sàn HOSE có tới 17 mã tăng giá vào lúc đóng cửa, trong đó có tới 12 mã tăng trên 2%.
TPB hôm nay lên sàn trong bối cảnh các cổ phiếu cùng ngành điều chỉnh mạnh, VN-Index giảm gần 50 điểm.
Theo ý kiến chuyên gia, Việt Nam nên có mô hình trung tâm tài chính kết hợp, không tách biệt hoàn toàn nhưng có khung pháp lý đặc thù, tập trung vào sử dụng ngoại tệ, luân chuyển lợi nhuận và bảo vệ nhà đầu tư.
Đề xuất bổ sung việc ghi giảm vốn điều lệ đối với NHTM đang chịu sự kiểm soát đặc biệt là điểm mới quan trọng trong dự thảo thông tư số 39 của NHNN.
Một trong những trụ cột để hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận hơn gấp đôi trong năm 2025 của ABBank là chiến lược cải tổ toàn diện bộ máy tổ chức, hướng đến tinh gọn, hiệu quả và số hóa.
Kết thúc quý I năm 2025, Ngân hàng Lộc Phát (LPBank) ghi nhận mức lợi nhuận trước thuế đạt 3.175 tỷ đồng, tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm trước, tạo bước đệm vững chắc để ngân hàng hoàn thành các mục tiêu kinh doanh năm nay trong bối cảnh nền kinh tế đứng trước nhiều thử thách.
Tại đại hội cổ đông thường niên 2025, ban lãnh đạo Vietinbank đã chia sẻ kế hoạch tinh gọn hệ thống quy mô lớn.
Đây là những công trình mang tính chất "xoay chuyển tình thế, thay đổi trạng thái" hạ tầng chiến lược của đất nước.
Bản chất của quản trị rủi ro không phải là giảm thiểu rủi ro một cách tối đa mà là phải gắn chặt với quản trị hiệu suất và hoạt động kinh doanh.
Đây là một trong những dự án hạ tầng lớn nhất tại Việt Nam, đặt mục tiêu trở thành khu đô thị phát triển theo mô hình ESG hàng đầu thế giới.
Theo ý kiến chuyên gia, Việt Nam nên có mô hình trung tâm tài chính kết hợp, không tách biệt hoàn toàn nhưng có khung pháp lý đặc thù, tập trung vào sử dụng ngoại tệ, luân chuyển lợi nhuận và bảo vệ nhà đầu tư.
Hành trình "thay máu" bằng AI vào mọi ngóc ngách của hoạt động kinh doanh, vận hành đã giúp Be Group chuyển mình, hướng tới tăng trưởng bền vững.
Đề xuất bổ sung việc ghi giảm vốn điều lệ đối với NHTM đang chịu sự kiểm soát đặc biệt là điểm mới quan trọng trong dự thảo thông tư số 39 của NHNN.
Sau hơn 20 tháng thi công, dự án xây dựng nhà ga hành khách T3 thuộc Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã hoàn thành vào dịp kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam.