Chứng khoán ngày 18/4: VN-Index không giữ nổi mốc 1.140 điểm
VN-Index mất đi sự hỗ trợ từ VIC và nhóm ngân hàng, đến mốc 1.140 điểm cũng không giữ được.
TPB hôm nay lên sàn trong bối cảnh các cổ phiếu cùng ngành điều chỉnh mạnh, VN-Index giảm gần 50 điểm.
HOSE - TPB chào sàn không chọn ngày
Sáng nay, sau hơn 1 giờ giao dịch, chỉ số VN-Index tiếp tục mất mốc 1.130 điểm, với hơn 190 mã giảm giá trên sàn HOSE.
Áp lực bán mạnh đang tiếp diễn tại nhiều trụ lớn, khiến sắc xanh trong top 10 mã chứng khoán có giá trị vốn hóa lớn nhất sàn chỉ còn lại GAS và VNM. Trong khi biểu đồ giá của các trụ lớn còn lại như VIC, BID, VCB, CTG,.. thì đỏ từ sớm và liên tục đào sâu.
Lực nâng đỡ tiếp tục yếu dần khi xu hướng sắc đỏ lan nhanh trên thị trường. Đến 10h45, không một lần vớt đáy đáng kể, VN-Index tiếp tục ‘từ giã’ ngưỡng kháng cự tiếp theo 1.120 điểm. Khi giá của các mã chứng khoán lớn như VIC, VCB, VPB, CTG,… rớt đáy.
Cho đến giờ nghỉ trưa, chỉ số này tạm dừng ở mức 1.115,19 điểm, giảm hơn 23 điểm tuyệt đối (-2,05%).
Điểm sáng trong sáng nay là việc cổ phiếu TPB của Ngân hàng TMCP Tiên Phong chính thức chào sàn HOSE với 555 triệu cổ phiếu với mức giá tham chiếu 32.000 đồng/cổ phiếu.
TPB lên sàn trong bối cảnh ‘anh em họ hàng’ cùng ngành đang điều chỉnh mạnh. Tuy nhiên, màn chào sàn cũng thu hút không ít nhà đầu tư khi thanh khoản đang dẫn đầu với hơn 5,4 triệu đơn vị được khớp lệnh.
Thời điểm lên cao nhất của cổ phiếu này sáng nay là 35.000 đồng/1 cổ phiếu. Nhưng tân binh này lại không tạo nên tác động lớn đến VN-Index, khi tạm dừng nghỉ trưa tăng nhẹ 1,7% lên mức 32.550 đồng/1 cổ phiếu.
Trong top 10 mã chứng khoán vốn hóa lớn nhất sàn chỉ còn lại GAS tăng nhẹ 0,46%, còn VNM đã dưới giá tham chiếu 0,05% khi gần cuối phiên sáng. Thêm nữa, sắc xanh còn hiện hữu tại FLC và nhóm cổ phiếu có liên quan gồm AMD, HAI, ROS.
Hiện tượng chốt lời tuy còn mạnh, nhưng một số nhà đầu tư săn hàng giá rẻ tại nhiều cổ phiếu đã khiến thanh khoản sáng nay tăng lên 24%.
Phía giảm giá rất đông đúc với hơn 204 mã, dẫn đầu gồm VIC giảm -5,5%, MSN giảm 4,5%, VJC giảm 2,5%, SAB giảm 1,4%, VCB giảm 3,7%, BID giảm 2,6%, CTG giảm 2,8%, VPB giảm 3,1%,…
Đến chiều, diễn biến của VN-Index còn tồi tệ hơn khi gặp lại mức 1.100 điểm. Sau khi quay lại giao dịch, chỉ số này tiếp tục đào sâu hơn trên biểu đồ, tạo đáy tiếp theo tại mức đóng cửa của những ngày giao dịch cuối tháng 1. Tuy nhiên, lực đẩy nhẹ khiến VN-Index vớt đáy được 5 điểm, nhưng rồi lại rớt trở lại.
Cú đánh cuối cùng mang tên ATC lại một lần nữa xuất hiện, quá nhanh và nguy hiểm, khiến VN-Index đến ngưỡng kháng cự 1.100 điểm cũng không giữ được, đóng cửa tại mức 1.094,63 điểm, giảm 43,9 điểm (-3,86%).
Thanh khoản đã cải thiện đáng kể, khi khối lượng giao dịch tăng hơn 18% so với hôm qua, đạt mức 204 triệu đơn vị, tương ứng với gần 7,3 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 71 mã tăng giá, 215 mã giảm giá và 48 mã đứng giá. Trong đó, có 5 mã tăng trần và 13 mã giảm sàn.
VIC quét sàn trong khi đóng cửa, tạo sức ép quá lớn lên VN-Index khi đây là cổ phiếu có giá trị vốn hóa nhất sàn. Riêng mã này đã góp tới -8,736 điểm ảnh hưởng.
Trong top 20 mã chứng khoán lớn nhất sàn HOSE hôm nay, không có lấy một mã hỗ trợ VN-Index, có 17 mã giảm giá trên 2% và trong đó ngoài VIC, còn PLX cũng giảm sàn.
Tân binh TPB chốt phiên đầu tiên tại mức 32.450 đồng/1 cổ phiếu, tăng 1,41%, với gần 7,3 triệu đơn vị được giao dịch, đứng thứ 4 trên sàn.
Về khối lượng giao dịch, mã CTG (-5,81%) với lượng giao dịch đạt 9,5 triệu đơn vị, dẫn đầu sàn HOSE. Tiếp theo là STB (-3,23%) với 9,4 triệu đơn vị và MBB (-5,2%) đạt hơn 8,8 triệu đơn vị.
Trong khi, FUESSV50 dẫn đầu sàn về thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài với 2,6 triệu đơn vị được giao dịch. Theo sau là E1VFVN30, PVT, SSI.
Ngược lại, mã chứng khoán bị khối ngoại xả mạnh nhất là VIC với 2,57 triệu đơn vị. Theo sau là MSN, VCB, PVT.
Trong phiên giao dịch hôm nay, có 2 mã có khối lượng giao dịch đột biến tăng hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó. Cụ thể, TTF (Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành) tăng 7,7 lần, E1VFVN30 (Quỹ ETF VFMVN30) tăng 5,7 lần.
HNX - Áp lực chốt lời tăng mạnh
Tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, sáng nay, chỉ số HNX-Index đỏ rực từ sớm, liên tục đào sâu cho đến gần trưa, với 2 lần vớt đáy khá nhẹ. Áp lực bán mạnh tiếp diễn tại các mã chứng khoán lớn như ACB, SHB, VCG, VCS, VGC. Trong khi trụ đỡ đáng kể chỉ có PVS. HNX-Index đành nghỉ trưa tại mức 130,9 điểm (-1,41%).
Hết phiên sáng, chỉ số này đã mất trụ với việc SHB giảm 1,56%, ACB giảm 2,45%, VCG giảm 1,44%, VGC giảm 3,03%, PVS tham chiếu.
Đến chiều, HNX-Index chao đảo mạnh hơn. Hơn 14h, chỉ số này tạo đáy sâu nhất trong ngày tại mức 130,24 điểm (-1,91%). Sau đó, lực đẩy đột nhiên tăng mạnh từ ACB khiến HNX-Index lên sát giá tham chiếu, nhưng chỉ là tạm thời khi chỉ số này tiếp tục đi xuống và đóng cửa tại mức 131,05 điểm, giảm 1,72 điểm (-1,3%).
Khối lượng giao dịch giảm trở lại hơn 10% với hôm qua, đạt gần 54,7 triệu đơn vị, tương ứng gần 0,93 nghìn tỷ đồng giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 71 mã tăng giá, 56 mã giảm giá và 109 mã đứng giá.
ACB (-2,45%) đỏ rực từ sớm. Áp lực chốt lời tăng mạnh khiến cổ phiếu này liên tục giảm giá, trở thành mã chứng khoán tạo gánh nặng nhiều nhất cho sàn Hà Nội với -0,726 điểm ảnh hưởng.
Cả phiên có 16 mã tăng giá kịch trần, 13 mã chạm sàn.
Về khối lượng giao dịch, SHB (-1,56%) dẫn đầu khi đạt hơn 17,3 triệu đơn vị. PVS (-1,83%) theo sau với 5,8 triệu đơn vị, ACB (-2,45%) đạt hơn 4,9 triệu đơn vị.
Về khối ngoại, SHB là mã được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 2,23 triệu đơn vị. Ngược lại, khối ngoại xả mạnh nhất là PVS với 986 nghìn đơn vị.
Trong phiên giao dịch hôm nay, có 1 mã có khối lượng giao dịch đột biến tăng hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó là TTZ.
VN-Index mất đi sự hỗ trợ từ VIC và nhóm ngân hàng, đến mốc 1.140 điểm cũng không giữ được.
Sự quay lại sắc xanh nhanh chóng của VIC (+1,01%) và các cổ phiếu ngành ngân hàng đã góp phần rất lớn đến thành tích của VN-Index hôm nay, tương ứng với lần lượt 1,26 điểm và 6,34 điểm ảnh hưởng.
Việt Nam đang thu hút mạnh mẽ làn sóng đầu tư mới giá trị cao, đánh dấu sự phát triển trở thành một trung tâm sản xuất, logistics và kỹ thuật số của khu vực.
Startup nông nghiệp tái tạo Husk dù mới về tay Mekong Capital chưa lâu, nhưng đã ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực và trở thành điểm sáng của năm 2024.
Nhiều doanh nghiệp sẽ phải trả thêm chi phí vì tiền thuê đất tăng theo bảng giá đất mới điều chỉnh của TP.HCM.
Thời gian giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 không còn nhiều, nhưng vẫn còn đến hơn 47% lượng vốn chưa được giải ngân.
Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam bắt đầu và liên tục từ 20 năm nay. Cơ hội đang nhiều hơn, song thách thức cũng lớn hơn.
Giá bất động sản tăng cao, thiếu tính ổn định gây bất lợi cho cả người mua nhà lẫn chủ đầu tư, không ai được lợi.
Hệ thống quản trị dữ liệu tại Dược phẩm Vĩnh Phúc có thể được xem là nguồn cảm hứng, hình mẫu cho hoạt động chuyển đổi số tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ.