Chứng khoán ngày 6/3: Gỡ gạc 'cú sốc' bất ngờ hôm qua
Cả 2 sàn HOSE, HNX đều nỗ lực hồi phục lại những gì đã mất từ cú sốc bất ngờ hôm qua.
Phiên giao dịch hôm nay, VN-Index mất đà phục hồi. Cổ phiếu đáng chú ý là FLC với khối lượng giao dịch tăng đột biến, nhiều nhất phiên và giá tăng trần.
HOSE - Bất ngờ FLC
Bắt đầu phiên giao dịch hôm nay, dường như tâm lý của nhiều nhà đầu tư đã dần vượt qua được sự lo lắng do cú sốc mang tên ATC vào ngày 5/3. Giá mở cửa của chỉ số VN-Index tăng nhẹ 0,15% và bắt đầu di chuyển lên đỉnh đầu tiên trong ngày.
Từ sau 10h30, chỉ số này quay đầu giảm mạnh, xuống mức 1.115,6 điểm. Tuy nhiên, nhờ vào nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ đang thu hút dòng tiền mà chỉ số VN-Index tăng nhẹ trở lại và tạm nghỉ trưa tại mức 1.119,9 điểm.
Trong Top 20 mã có sức ảnh hưởng lớn nhất sàn HOSE sáng nay, ngoại trừ VNM có giá tăng 3,47%, VPB tăng 0,97% và VIC, MSN tăng nhẹ, còn lại các mã khác đều giảm như VCB giảm 1,54%, PLX giảm 1,85%, MWG giảm 2,22%, HPG giảm 3,29%, GAS giảm 1,03%.
Cặp mã HAG và HNG vẫn đang duy trì phong độ hôm qua, đặc biệt là HNG liên tục giao dịch tại mức giá trần, kèm theo thanh khoản khá tốt, chỉ đứng sau FLC.
Đến chiều nay, tình hình trở nên xấu hơn, khi VN-Index chưa một lần quay lại giá tham chiếu. Chỉ số này liên tục bị ép xuống sâu hơn mỗi lần có dấu hiệu phục hồi, và rơi xuống mức thấp nhất trong ngày gần mốc 1.100 điểm.
Hôm nay, VN-Index đóng cửa tại mức 1.112,26 điểm, giảm 8,03 điểm (-0,72%). Khối lượng giao dịch tăng hơn 18%, đạt 279 triệu đơn vị, tương ứng 7,6 nghìn tỷ đồng giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 145 mã tăng giá, 149 mã giảm giá và 49 mã đứng giá. Trong đó, có 15 mã tăng trần và 7 mã giảm sàn.
4 mã đóng góp nhiều nhất trong việc giảm giá của VN-Index hôm nay gồm VCB (-2,25%), PLX (-3,81%), HPG (-4,38%), GAS (-1,88%) với lần lượt -2,116 điểm, -1,57 điểm, -1,562 điểm, -1,548 điểm ảnh hưởng.
Nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng cũng tạo sức ép không nhỏ lên sàn hôm nay, ngoại trừ VPB tăng nhẹ 0,32% thì các mã còn lại đều giảm. Tổng điểm ngành này đóng góp vào mức giảm VN-Index là -4,643 điểm.
Ngược lại, gỡ lại một phần giảm điểm VN-Index là VNM, khi giá tăng 2,03%, tương ứng với 2,188 điểm ảnh hưởng.
Cổ phiếu FLC tăng trần chỉ sau 10 phút khớp lệnh liên tục, và giao dịch tại mức này cho đến hết phiên, khối lượng giao dịch đang dẫn đầu sàn.
Chiều qua (6/3), Tập đoàn FLC công bố thông tin về việc Tập đoàn này quyết định đặt mua 24 chiếc máy bay A321NEO do Airbus cung cấp, có giá trị 3 tỷ USD theo biên bản ghi nhớ giữa 2 Tập đoàn, cho Hãng hàng không Bamboo Airway.
Về khối lượng giao dịch, thay thế STB và CTG, FLC (tăng trần) dẫn đầu sàn với 24,4 triệu đơn vị, tiếp theo là HAG (+3,4%) với 11,5 triệu đơn vị. Mã STB (-1,63%) đạt 10,1 triệu đơn vị giao dịch.
Hôm nay, khối ngoại đã tiếp tục mua ròng với 84,5 tỷ đồng, nhưng đã giảm tới 80% so với hôm qua. SKG (CTCP Tàu coa tốc Superdong - Kiên Giang) tiếp tục dẫn đầu sàn về thu hút các nhà đầu tư nước ngoài với 3,1 triệu đơn vị được giao dịch. Theo sau là VRE, DXG, SSI...
Ngược lại, mã chứng khoác có khối ngoại xả mạnh nhất là HHS (CTCP Đầu tư – Dịch vụ Hoàng Huy) với 1,8 triệu đơn vị, tiếp đến là HDB, E1VFVN30, KBC.
Trong phiên giao dịch hôm nay, có 5 mã có khối lượng giao dịch đột biến tăng hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó.
Cụ thể, APC (CTCP Chiếu xạ An Phú) tăng 7,8 lần, HID (CTCP Đầu tư và Tư vẫn Hà Long) tăng 5,7 lần, FLC tăng 4,7 lần, FTS (CTCP Chứng khoán FPT) tăng 4,2 lần, SKG tăng 4,1 lần.3.468.10.12
HNX - Thanh khoản trở lại
Tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, hôm nay, sắc đỏ của chỉ số HNX-Index chiếm tới 2/3 thời gian giao dịch.
Đến phiên chiều, chỉ số này liên tục giảm mạnh và đóng cửa tại mức 125,6 điểm, giảm 1,73 điểm (-1,36%).
Khối lượng giao dịch tăng hơn 25% so với hôm qua, đạt 72 triệu đơn vị, tương ứng 1,16 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 74 mã tăng giá, 101 mã giảm giá và 66 mã đứng giá.
ACB (-1,53%) vẫn là mã có ảnh hưởng nhất sàn đến chỉ số HNX-Index với việc đóng góp -0,394 điểm ảnh hưởng.
Cả phiên có 14 mã tăng giá kịch trần, 13 mã chạm sàn.
Về khối lượng giao dịch, SHB (-3,94%) tiếp tục đứng đầu khi đạt 21 triệu đơn vị. KLF (+8,7%) theo sau với 5,4 triệu đơn vị, ACB đạt 5 triệu đơn vị được giao dịch.
Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng 29,14 tỷ đồng trên HNX. Trong đó, PVS là mã có khối ngoại mua vào nhiều nhất với 476,6 nghìn đơn vị. Ngược lại, khối ngoại xả mạnh SHB với 2,05 triệu đơn vị.
Trong phiên có 6 mã đột biến về khối lượng giao dịch, tăng hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó, gồm WSS, PLC, PGS, HID, MBS, PVI..
Cả 2 sàn HOSE, HNX đều nỗ lực hồi phục lại những gì đã mất từ cú sốc bất ngờ hôm qua.
Chứng khoán Mỹ phục hồi vào đầu tuần sau tuyên bố của Tổng thống Donald Trump khiến giá vàng giảm nhẹ.
Tổ chức tài chính phát triển của Pháp (Proparco) và Ngân hàng phát triển doanh nghiệp Hà Lan (FMO) đã ký kết hợp tác đầu tư 80 triệu USD cho SeABank nhằm bổ sung nguồn vốn hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, biến đổi khí hậu
Các chuyên gia nhận định khu vực kinh tế tư nhân đã phát triển mạnh mẽ nhưng đa phần quy mô nhỏ và vừa, hạn chế về tài chính và khả năng cạnh tranh.
Mặc dù đẩy mạnh huy động vốn bổ sung hoạt động kinh doanh, FPTS lại lên kế hoạch kinh doanh thấp nhất so với kết quả thực hiện từ năm 2021 tới nay.
Techcombank đánh giá thị trường bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển, kinh tế trên đà hồi phục mạnh mẽ.
Đóng góp chính vào kết quả kinh doanh của TPS chủ yếu đến từ lãi bán các tài sản tài chính và thu nhập hoạt động khác, chiếm 65% tổng doanh thu hoạt động.
Thông tin sáp nhập một số tỉnh thành đang khiến giá đất nền tăng vọt, nhưng nhà đầu tư cần tỉnh táo để tránh rủi ro.
Trong bối cảnh nền kinh tế trải qua nhiều biến động, ngành bảo hiểm nhân thọ đang dần phục hồi và khẳng định vai trò bảo vệ tài chính cho người dân.
Tái khởi động một số dự án 'đất vàng', CTX Holdings cho thấy mình đang từng bước trở lại đường đua bất động sản, dù tốc độ còn khá chậm.
Tổ hợp Alumin công suất hai triệu tấn alumin/năm tại tỉnh Bình Phước hứa hẹn về đích trong 6 năm tới, sau khi nhận chủ trương và định hình chủ đầu tư.
Câu chuyện tuân thủ bền vững đang "sôi sục" thời gian gần đây bởi những thay đổi tại thị trường EU, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp Việt Nam.
Công trình xanh ngoài việc được thiết kế, xây dựng thân thiện với môi trường, thì còn cần sử dụng cả những vật liệu xanh vốn đang là bài toán khó trong doanh nghiệp.
Chuyên gia VIS Ratings nhìn nhận, các ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc có thể tăng trưởng mạnh trong nhiều năm, với tốc độ từ 20-25% mỗi năm.