Tiêu điểm
Chuyên gia Thái Lan: Ngân hàng cần 'dũng cảm' hơn trong cấp vốn cho doanh nghiệp nhỏ
Sẽ ngày càng nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, ngừng hoạt động, thậm chí phá sản nếu không gỡ được nút thắt về vốn.

Khó tiếp cận vốn tín dụng
Mặc dù chiếm số lượng lớn với gần 98% trên 700.000 doanh nghiệp tại Việt Nam là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs), tuy nhiên hoạt động của khu vực doanh nghiệp này hiện vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn.
Trong đó, một trong những rào cản lớn nhất đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa là khả năng tiếp cận vốn tín dụng từ các ngân hàng.
Theo thống kê, hiện chỉ có khoảng 30% doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng, hơn 70% các doanh nghiệp còn lại buộc phải sử dụng nguồn vốn vay khác với chi phí rất cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Về vấn đề này, tại Hội thảo “Nâng cao năng lực toàn diện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận tín dụng” do Bộ Kế Hoạch và đầu tư phối hợp với Ngân hàng KasikornBank (Thái Lan) tổ chức, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Văn Hiếu đã chỉ rõ những khó khăn của doanh nghiệp.
Theo ông Hiếu, khối doanh nghiệp nhỏ và vừa có vai trò quan trọng trong việc huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, đóng góp vào ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này hiện đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn để có thể cạnh tranh phát triển. Đặc biệt, tiếp cận nguồn tín dụng là một trong những khó khăn lớn nhất đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay.
Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều giải pháp tích cực, từng bước điều hành chính sách tiền tệ, kiểm soát hoạt động tín dụng của các ngân hàng theo hướng tập trung phục vụ nhu cầu vốn đối với các lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cùng với đó, điều chỉnh lãi suất theo hướng giảm dần, phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và tiền tệ, qua đó góp phần tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp.
Một số tổ chức tín dụng không 'mặn mà' với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Tuy nhiên, khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa qua hệ thống các ngân hàng thương mại còn hạn chế, tỷ lệ dư nợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm trung bình khoảng 22 - 25% tổng dư nợ cho vay toàn bộ nền kinh tế trong giai đoạn 2012 - 2017.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh. Ngày càng nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa phải ngừng hoạt động, giải thể hoặc phá sản, ông Hiếu nhấn mạnh.
Lý giải thực trạng này, đại diện Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước cho biết, nguyên nhân chính là do hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa không có báo cáo tài chính chuẩn để đáp ứng yêu cầu của ngân hàng.
Các doanh nghiệp này thường có thời gian thành lập ngắn, trong khi đó tiêu chí của ngân hàng khi cấp tín dụng là doanh nghiệp phải thành lập từ 2 – 3 năm trở lên và đạt lợi nhuận tăng trong nhiều năm liên tiếp.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường có vốn mỏng, không có tài sản đảm bảo khi vay vốn. Do tiềm ẩn nhiều rủi ro nên mức lãi xuất các ngân hàng áp dụng cho các doanh nghiệp này thường rất lớn. Giả sử có vay được vốn, các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng khó có khả theo kịp việc trả lãi xuất cho ngân hàng.
Một khía cạnh khác, ông Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng, Ngân hàng BIDV cho rằng, các doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp vướng mắc trong tiếp cận vốn do thiếu hoạt động minh bạch, quản trị điều hành chưa bải bản, nhiều doanh nghiệp chưa có chiến lược hoạt động cụ thể khiến các ngân hàng chưa yên tâm cấp tín dụng.
Mặt khác, do quy mô nhỏ, các doanh nghiệp này cũng không có đủ tài sản thế chấp để vay tiền tại các ngân hàng. Trong trường hợp cho vay, các ngân hàng sẽ gặp rủi ro rất lớn về nợ xấu.
Đâu là lời giải?
Trước bài toán làm thế nào để hỗ trợ các doanh nghiệp nhở và vừa có thể tiếp cận được nguồn vốn tín dụng, từ bài học kinh nghiệm thực tế của Thái Lan, ông Suwanchai Lohawatanakul, Tổng giám đốc Cơ quan xúc tiến doanh nghiệp nhỏ và vừa Thái Lan (OSMEP) cho biết, với mỗi giai doạn phát triển của nền kinh tế, các cơ quan nhà nước cần liên tục cập nhật chính sách, ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, tăng cường yếu tố nội lực, làm động lực phát triển của nền kinh tế.
Để làm được điều này, ông Suwanchai cho rằng, các cơ quan quản lý cần lắng nghe doanh nghiệp, hỏi xem họ đang gặp vấn đề gì lớn để hỗ trợ họ.
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay đang phải vay với lãi suất cao bởi hoạt động của họ tiềm ẩn nhiều rủi ro, ngân hàng phải tối ưu hoá lợi nhuận của mình. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào có thể vừa hỗ trợ doanh nghiệp có khoản vay, vừa giúp ngân hàng tối ưu hoá lợi nhuận.
"Trong trường hợp này, nếu ngân hàng sợ rủi ro, sợ nợ xấu sẽ không thể thực hiện được. Tại Thái Lan, 20 năm trước, chúng tôi cũng đặt mục tiêu ưu tiên giảm nợ xấu và thực tế đã chứng minh hướng đi đó là sai, là thất bại. Do đó, tôi cho rằng, Nhà nước cần khuyến khích các ngân hàng dũng cảm hơn trong việc cấp tín dụng cho các doanh nghiệp, giúp họ từng bước phát triển, chia sẻ những khó khăn với họ. Nếu không, các doanh nghiệp này sẽ không thể tồn tại", ông Suwanchai cho hay.
Tất nhiên, theo ông Suwanchai, các doanh nghiệp cũng cần tự nỗ lực để phát triển bản thân và cho ngân hàng thấy được sự khả thi trong kế hoạch kinh doanh của mình.
Ở đây thách thức lớn nhất là lòng tin, sự tin cậy của ngân hàng và doanh nghiệp. Nếu làm đươc điều này, những khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ được giải quyết, Tổng giám đốc OSMEP nhận định.
Ở khía cạnh cơ quan Nhà nước, Thứ trưởng Nguyễn Văn Hiếu cũng cho rằng, cần có nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả đối với cả hai phía ngân hàng và doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng, mở rộng quy mô vốn vay của các doanh nghiệp
Trước hết, cần có cơ chế chia sẻ thông tin của các bên liên quan, bao gồm cả các cơ quan thuế, đăng ký doanh nghiệp, thông tin tín dụng ngân hàng. Qua đó, giúp các ngân hàng và doanh nghiệp nhỏ và vừa chia sẻ, minh bạch thông tin; phục vụ việc đánh giá, xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp nhỏ và vừa tốt hơn.

Bên cạnh đó, theo bà Bùi Thu Thủy, Phó cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và đầu tư), để nâng cao cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận nguồn vốn tín dụng, Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu để tiết giảm các thủ tục về giao dịch đảm bảo.
Không bắt buộc phải làm nhiều thủ tục và công chứng nhiều tài liệu như hiện nay.
Ngoài ra, tập trung phân cấp giao quyền cho chính quyền cơ sở xác nhận tình trạng tài sản, đất đai của người dân và doanh nghiệp làm cơ sở để làm tài sản đảm bảo vay vốn.
Cùng với đó là việc nâng cao năng lực của cán bộ tín dụng, tập trung cho việc đánh giá được các dự án có tính khả thi cao làm cơ sở cho vay, tài sản đảm bảo. Đồng thời, các chính sách hỗ trợ tín dụng cần phải có các tiêu chí rõ ràng, dễ hiểu nhằm hỗ trợ doanh nghiệp có thể thực hiện hiệu quả.
Gỡ nút thắt vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Vì sao gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp TP. HCM "ế" hơn 180 nghìn tỷ đồng?
Các doanh nghiệp tại TP. HCM dường như không còn mặn mà với chương trình Gói hỗ trợ tín dụng doanh nghiệp như những năm trước.
Quy định mới về hạn mức thẻ tín dụng: Không quá 1 tỷ đồng
Thông tư 26/2017/TT-NHNN quy định hạn mức tín dụng cấp cho cá nhân có tài sản bảo đảm tối đa là 1 tỷ đồng.
Tăng trưởng tín dụng năm 2017 ước đạt 17%
Lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường từ 6,8% đến 11%/năm.
Ngân hàng cho vay mà không cần nhân viên tín dụng
Ứng dụng chatbot của Ngân hàng OCBC đã giúp ký kết hơn 70 triệu đô la Singapore cho vay mua nhà kể từ đầu năm đến nay, ngân hàng cho biết vào thứ Ba (7/11).
Becamex - Đèo Cả trúng thầu đường Vành đai 4 đoạn Bình Dương
Dự án xây dựng đường Vành đai 4 TP.HCM đoạn cầu Thủ Biên - sông Sài Gòn được giao cho Liên doanh Becamex - Đèo Cả.
Quốc hội chốt còn 34 tỉnh, thành phố
Quốc hội thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh còn 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương.
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Vẫn còn nhiều vướng mắc
Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường khó đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì.
Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.
Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới
Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.
FPT trở thành đối tác công nghệ chiến lược toàn cầu của Airbus
Thỏa thuận này mở ra cơ hội để FPT tham gia các dự án của Airbus trong các lĩnh vực dịch vụ khách hàng, dữ liệu lớn và điện toán đám mây.
Becamex - Đèo Cả trúng thầu đường Vành đai 4 đoạn Bình Dương
Dự án xây dựng đường Vành đai 4 TP.HCM đoạn cầu Thủ Biên - sông Sài Gòn được giao cho Liên doanh Becamex - Đèo Cả.
Nâng tầm trải nghiệm với xe giường nằm cao cấp thế hệ mới Thaco Mobihome 120
Thaco auto vừa giới thiệu mẫu xe giường nằm cao cấp thế hệ mới - Thaco Mobihome 120, với thiết kế hiện đại, tích hợp nhiều tiện ích, khả năng vận hành ổn định, đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách và du lịch đường dài.
Tăng cường hướng dẫn hộ kinh doanh dùng hóa đơn điện tử
Thủ tướng giao nhiệm vụ hướng dẫn hộ kinh doanh hiểu rõ lợi ích cũng như trách nhiệm sử dụng hóa đơn điện tử, đặc biệt là loại hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền.
Sun Group lập Hãng hàng không nghỉ dưỡng Sun PhuQuoc Airways
Bộ Xây dựng hôm nay đã cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không số 01/2025/GPKDVCHK cho Công ty TNHH Mặt trời Phú Quốc (tên thương hiệu Sun PhuQuoc Airways).
Giám đốc SSI: Tài sản số sẽ tiến hóa nhanh gấp 10 lần chứng khoán
Với những tiềm năng của tài sản số, phía SSI mong muốn trở thành trung tâm của thị trường này, khi có cơ chế thí điểm sàn giao dịch.
VinFast tổ chức sự kiện 'Đổi xăng lấy điện' tại Hà Nội, TP.HCM
Sau thành công tại Hải Phòng và Đà Nẵng, sự kiện “Đổi xăng lấy điện - Cùng VinFast kiến tạo tương lai xanh” của VinFast được kỳ vọng sẽ tiếp tục bùng nổ, thu hút sự quan tâm của đông đảo khách hàng tại Hà Nội và TP.HCM.