Chuyên gia World Bank: Không nên dùng quá nhiều ưu đãi thuế trong các đặc khu kinh tế

Việt Hưng Thứ sáu, 18/05/2018 - 21:33

Theo ông Sebastian Eckardt, chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới, các đặc khu kinh tế tương lai như Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc phải trở thành công cụ chủ chốt để đổi mới chính sách, cải cách kinh tế, thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng và hiện đại hóa kinh tế.

Ông Sebastian Eckardt

Ngày 21/5 tới, kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV sẽ chính thức được khai mạc, một trong những đạo luật đáng chú ý nhất sẽ được đưa ra thảo luận và có thể thông qua lần này là Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (hay còn gọi là Luật Đặc khu kinh tế). 

Đạo luật này được xây dựng nhằm tạo khung pháp lý chính thức cho sự ra đời và phát triển của 3 đặc khu kinh tế là Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang).

Các đặc khu được kỳ vọng sẽ là những cực tăng trưởng mới, lan tỏa sự phát triển ra toàn nền kinh tế, đồng thời, đây cũng sẽ là nơi thí điểm những thể chế vượt trội, những chính sách ưu đãi đặc biệt, chưa từng có tiền lệ để thu hút đầu tư.

Chia sẻ tại hội thảo "Đặc khu - Thể chế, chính sách và kỳ vọng thành công", ông Sebastian Eckardt, Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới (World Bank) nhấn mạnh: "Nhìn từ các kinh nghiệm quốc tế, chúng tôi cho rằng, đối với các đặc khu kinh tế, chính sách thu hút nhà đầu tư luôn là yếu tố quan trọng nhất nhưng đừng vì thế mà Chính phủ sử dụng quá nhiều ưu đãi thuế. Bởi cái họ cần nhất và trước mắt là hạ tầng, cơ sở pháp lý, cũng như tiềm năng con người".

Theo vị chuyên gia này, từ lâu, các đặc khu trên thế giới đã trở thành công cụ chủ chốt để đổi mới chính sách, cải cách kinh tế, thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng và hiện đại hóa kinh tế.

Việc thành lập và thiết kế các đặc khu kinh tế nên được gắn chặt với chiến lược toàn diện về phát triển công nghiệp và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tập trung vào việc lựa chọn vị trí, tính kết nối, dịch vụ hạ tầng và cải thiện môi trường kinh doanh

Ba trong số các yếu tố để các Chính phủ thu hút đầu tư vào các đặc khu theo ông Sebastian Eckardt đó là: Đơn giản hóa thủ tục kinh doanh và môi trường pháp quy, đầu tư và dịch vụ hạ tầng có mục tiêu theo từng địa điểm, cuối cùng là ưu đãi tài chính.

Làm được cả 3 yếu tố này, lợi ích mà Chính phủ thu về sẽ rất lớn, đó là tăng cường thu hút đầu tư từ nhiều nguồn lực trong và ngoài nước, phát triển các cụm công nghiệp ngày càng hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, đặc khu còn có thể coi là "phòng thí nghiệm" để xây dựng và thử nghiệm các chính sách và công cụ mới.

Theo số liệu từ World Bank, tính đến năm 2016, Việt Nam đã xây dựng rất nhiều khu công nghiệp có vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa - chiếm khoảng 52% tổng FDI. Nhiều khu công nghiệp đang được các doanh nghiệp tư nhân xây dựng thành các ngành mũi nhọn như: điện tử, ô tô…

Các khu công nghiệp đã tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, ví dụ như đơn giản hóa thủ tục, cơ chế một cửa, thông quan/giải phóng hàng ra khỏi cảng.... Nhưng tới nay, các cụm công nghiệp này chủ yếu chỉ tập trung ở Hà Nội, TP. HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Hải Phỏng, Bắc Ninh...

Do đó, chuyên gia World Bank cho rằng, Việt Nam thực sự cần những cực tăng trưởng mới, lan tỏa sự phát triển ra toàn nền kinh tế. Tuy nhiên, dù đặc khu được thiết kế và triển khai tốt đem lại lợi ích rõ ràng thì vẫn có rủi ro gắn liền với việc phân mảnh trong môi trường pháp quy, lệ thuộc quá mức vào các ưu đãi và quản trị các đặc khu kinh tế.

Nhìn từ kinh nghiệm quốc tế, ông Sebastian Eckardt đã nêu ra những thách thức mà Việt Nam sẽ phải đối mặt đó là chương trình phát triển khu công nghiệp thiếu chiến lược công nghiệp tổng thể của quốc gia.

Quy hoạch các khu công nghiệp manh mún - năng lực hiện tại của các khu công nghiệp vượt quá nhu cầu của ngành công nghiệp (tỷ lệ lấp đầy trung bình của các khu công nghiệp hiện chỉ khoảng 40%).

Thậm chí là lệ thuộc nặng vào những ưu đãi tài chính đã lạc hậu (ưu đãi dựa trên lợi nhuận so với ưu đãi dựa trên hiệu quả hoạt động). Đó là chưa kể gắn kết với kinh tế trong nước còn kém, kết nối trong nước chủ yếu ở các lĩnh vực có giá trị gia tăng thấp: hầu hết đầu vào (70-80%) đều phải nhập khẩu, thiếu khuôn khổ theo dõi và đánh giá.

"Bài học thành công từ các chương trình đặc khu kinh tế quốc tế cho thấy, các đặc khu phải nằm trong chiến lược phát triển công nghiệp toàn diện với tầm nhìn, mục tiêu rõ ràng. Môi trường đầu tư và vị trí các đặc khu kinh tế là rất quan trọng. Bên cạnh đó, thay vì chỉ tập trung cho một vài vùng, Chính phủ phải coi đặc khu là đầu tàu để kéo cả đất nước đi lên", ông Sebastian Eckardt nhấn mạnh.

Trong đó, ví dụ thực tiễn nhìn thấy được là các đặc khu Thâm Quyến (Trung Quốc), khu tự do Incheon (Hàn Quốc), khu thương mại tự do Penang (Malaysia), khu tự do Jebel Ali (Dubai)…

Theo ông Sebastian Eckardt, Việt Nam nên khuyến khích đầu tư theo quy hoạch tổng thể các ngành, tập trung vào các ngành công nghệ cao, thân thiện với môi trường và ít tiêu thụ năng lượng. Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững, chú trọng tới chất lượng, tác động kinh tế - xã hội và tăng cường kết nối với các doanh nghiệp trong nước.

Tập trung thu hút đầu tư cho những doanh nghiệp, tạo mức lương cao hơn (thông qua việc tạo ra sản lượng bình quân đầu người lao động cao hơn), thúc đẩy phát triển kỹ năng, chuyển giao công nghệ và R&D trong nước, khuyến khích sử dụng hiệu quả hơn nguồn tài nguyên, không chỉ năng lượng mà cả đất đai, nước, nguyên liệu thô. 

"Việt Nam nên tạo cơ hội cho các doanh nhân và nhà đầu tư trong nước hợp tác với các công ty nước ngoài trong chuỗi giá trị toàn cầu, chứ không gạt bỏ các nhà đầu tư và doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước. Nhờ đó, năng lực cạnh tranh của tất cả doanh nghiệp sẽ đều tăng, ví dụ thông qua cải thiện chuỗi cung ứng, logistics...", ông Sebastian Eckardt kết luận.

Giá đất đặc khu kinh tế tăng 100 lần chỉ sau 2 năm, có nên cấm giao dịch hay không?

Giá đất đặc khu kinh tế tăng 100 lần chỉ sau 2 năm, có nên cấm giao dịch hay không?

Bất động sản -  6 năm
Phó chủ tịch Tập đoàn CENGroup tiết lộ, giá đất tại Bắc Vân Phong đã tăng hơn 100 lần trong 2 năm qua.
Giá đất đặc khu kinh tế tăng 100 lần chỉ sau 2 năm, có nên cấm giao dịch hay không?

Giá đất đặc khu kinh tế tăng 100 lần chỉ sau 2 năm, có nên cấm giao dịch hay không?

Bất động sản -  6 năm
Phó chủ tịch Tập đoàn CENGroup tiết lộ, giá đất tại Bắc Vân Phong đã tăng hơn 100 lần trong 2 năm qua.
Giá đất đặc khu kinh tế tăng 100 lần chỉ sau 2 năm, có nên cấm giao dịch hay không?

Giá đất đặc khu kinh tế tăng 100 lần chỉ sau 2 năm, có nên cấm giao dịch hay không?

Bất động sản -  6 năm

Phó chủ tịch Tập đoàn CENGroup tiết lộ, giá đất tại Bắc Vân Phong đã tăng hơn 100 lần trong 2 năm qua.

Giải pháp căn cơ để ngăn đầu cơ, sốt đất ảo ở đặc khu kinh tế

Giải pháp căn cơ để ngăn đầu cơ, sốt đất ảo ở đặc khu kinh tế

Bất động sản -  6 năm

Theo đại diện của công ty tư vấn bất động sản Savills, đặc khu kinh tế muốn thực sự phát triển phải có quy hoạch ngay từ đầu, trong khi đó quy hoạch của Việt Nam vốn chưa phải thế mạnh.

Dự thảo Luật mới nhất đề nghị cắt giảm bớt ưu đãi tại đặc khu kinh tế

Dự thảo Luật mới nhất đề nghị cắt giảm bớt ưu đãi tại đặc khu kinh tế

Tiêu điểm -  6 năm

Trái với kỳ vọng của nhiều người, theo báo cáo giải trình, tiếp thu chỉnh lý dự án Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt của Uỷ ban thường vụ Quốc hội vừa công bố, hàng loạt các ưu đãi tại đặc khu kinh tế đã bị cắt giảm.

Cơn sốt đất đặc khu đang hạ nhiệt, nhà đầu tư mắc kẹt

Cơn sốt đất đặc khu đang hạ nhiệt, nhà đầu tư mắc kẹt

Bất động sản -  6 năm

Quyết định mạnh tay của chính quyền địa phương đã khiến cơn sốt đất càn quét các đặc khu kinh tế tương lai đang dần hạ nhiệt.

Kinh tế số quốc gia lấy quản trị số làm gốc

Kinh tế số quốc gia lấy quản trị số làm gốc

Tiêu điểm -  19 phút

Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Nhịp cầu kinh doanh -  16 giờ

Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond

Nhịp cầu kinh doanh -  16 giờ

SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.

Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế

Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế

Bất động sản -  16 giờ

Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.

SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính

SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính

Nhịp cầu kinh doanh -  16 giờ

SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.

Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng

Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng

Tiêu điểm -  17 giờ

Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.

Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình

Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình

Leader talk -  18 giờ

Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.