Doanh nghiệp
Cổ đông sáng lập bán hết cổ phần tại hệ thống rạp chiếu phim CGV Việt Nam
Do những khó khăn về tài chính Công ty Văn hóa Phương Nam sẽ bán nốt 7,5% cổ phần còn lại tại CGV Việt Nam với giá dự kiến 101 tỷ đồng.

CTCP Văn hóa Phương Nam mới đây đã công bố nghị quyết Đại hội đồng cổ đông về việc chuyển nhượng 7,5% phần vốn góp còn lại tại hệ thống rạp chiếu phim CGV Việt Nam.
Giá vốn của khoản đầu tư này là 11,5 tỷ đồng và giá trị chuyển nhượng dự kiến đạt 101 tỷ đồng. Số tiền thu được sẽ được ưu tiên trả công nợ, bổ sung vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh và tạm chi cổ tức năm 2018.
Trước đó, hồi tháng 6, Phương Nam đã chuyển nhượng 12,5% vốn tại CGV Việt Nam với tổng giá trị đạt 160 tỷ đồng cho CTCP Đầu tư Kim cương Đen, một công ty mới thành lập từ cuối tháng 4/2018 với vốn điều lệ 120 tỷ đồng.
Động thái của Phương Nam gây bất ngờ bởi trong đại hội cổ đông 2018 diễn ra đầu năm, ban lãnh đạo của công ty cho biết không có ý định thoái vốn khỏi CGV Việt Nam. Đây là "con gà đẻ trứng vàng", mang lại lợi nhuận vài chục tỷ đồng mỗi năm cho Phương Nam.
Tuy nhiên, cũng trong đại hội cổ đông này, công ty không thông qua được phương án tăng vốn điều lệ, cũng không thể vay ngân hàng vừa do không có tài sản đảm bảo vừa do rằng buộc không được huy động vay từ tổ chức, cá nhân khác theo hợp đồng vay với đối tác CJI trước đó.
Từ lâu, Phương Nam đã gặp nhiều khó khăn trong vấn đề vận hành và quản lý tài chính do bất đồng từ phía ban lãnh đạo doanh nghiệp. Sau khi "thay máu" toàn bộ đội ngũ quản trị vào cuối năm 2017, hoạt động kinh doanh của công ty có dấu hiệu khởi sắc hơn.
Trong 6 tháng đầu năm 2018, doanh thu của công ty tăng trưởng 25% và ty lãi sau thuế 7,5 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ 6 tỷ đồng). Tuy vậy, công ty vẫn đang lỗ lũy kế gần 100 tỷ đồng so các khoản lỗ từ các năm trước.
CGV Việt Nam trước đó là Megastar, được Phương Nam tham gia góp vốn thành lập từ năm 2005. Đến năm 2011, tập đoàn CJ của Hàn Quốc đã chi 74 triệu USD để mua lại 80% cổ phần của hệ thống rạp chiếu phim này.
Đến cuối năm 2017, CGV Việt Nam là chuỗi rạp chiếu phim lớn nhất trong nước, chiếm 47% thị phần với 53 cụm rạp và 324 phòng chiếu, tập trung chủ yếu tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh.
Trong 3 năm qua, doanh thu từ hệ thống rạp CGV Việt Nam liên tục tăng. Năm 2017 doanh thu của CGV Việt Nam đạt 130 tỷ won, tương đương với hơn 2.700 tỷ đồng tăng 42% so với năm 2015.
Lợi nhuận của CGV Việt Nam thậm chí còn tăng gần 3 lần trong khoảng thời gian này. Năm 2017, CGV báo lãi 6,5 tỷ won (tương đương 136,5 tỷ đồng) tại Việt Nam. Con số này trong năm 2015 chỉ là 2,5 tỷ won (52 tỷ đồng). Doanh thu và lợi nhuận của CGV Việt Nam chủ yếu đến nhờ hoạt động bán vé và bán bỏng ngô, nước đi kèm.
Sự tăng trường của CGV Việt Nam đến từ nhu cầu xem phim rạp ngày càng tăng của thị trường, đặc biệt là tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM. Cuối năm ngoài, tập đoàn CJ công bố, trong vòng 4 năm tới, CJ CGV dự kiến sẽ đổ thêm hơn 200 triệu USD để mở từ 12 đến 15 rạp chiếu phim mỗi năm tại Việt Nam.
Phương Nam thoái vốn khỏi chuỗi rạp chiếu phim CGV
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Ông chủ Hoa Sen và nước cờ cổ phiếu quỹ giữa sóng gió kinh doanh
Đề xuất mua cổ phiếu quỹ để bảo vệ lợi ích cổ đông nhưng duy trì tăng trưởng cho doanh nghiệp để cổ đông hưởng lợi lại là bài toán khó với Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen - ông Lê Phước Vũ.
Hòa Phát hưởng lợi lớn từ hàng rào thuế quan
Trong khi chính sách bảo hộ ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp xuất khẩu thép thì Hoà Phát lại đang hưởng lợi lớn.
Tham vọng lớn của Hóa chất Đức Giang sau khi ký với "khách sộp"
Với việc ký kết hợp đồng bao tiêu 40% sản lượng của nhà máy với PVChem, Hóa chất Đức Giang đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất xút có công suất lớn thứ hai toàn ngành tại Việt Nam.
Biến động nhân sự kéo lùi nhựa An Phát
Sau khi Chủ tịch Phạm Ánh Dương từ nhiệm vào năm ngoái, hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của An Phát bị ảnh hưởng đáng kể.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.