Nhiều đổi mới ở Giải thưởng Sách Quốc gia lần VII
Giải thưởng Sách Quốc gia, sự kiện văn hóa thường niên khởi xướng từ năm 2017, đã lan tỏa tri thức và giá trị văn hóa đến với độc giả.
Không chỉ đơn giản là đường truyền dữ liệu nhanh và ổn định hơn, công nghệ 5G hứa hẹn sẽ tạo ra những bước đột phá đáng kinh ngạc, có thể thay đổi hoàn toàn bộ mặt kết nối toàn cầu.
Ông Derek O'Halloran, Chuyên gia về lĩnh vực kinh tế số thuộc Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) cho biết, các nghiên cứu đã dự đoán rằng, đến năm 2035, công nghệ 5G sẽ đóng góp 13,2 nghìn tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu.
Ở Việt Nam, công nghệ 5G cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt của Bộ Thông tin và truyền thông cũng như các công ty cung cấp dịch vụ viễn thông. Với nhiều thử nghiệm được tiến hành và đều đạt kết quả tương đối khả quan, các nhà mạng lớn đã sẵn sàng cho kế hoạch thương mại hóa 5G vào cuối năm 2020, đầu năm 2021.
Đột phá của công nghệ 5G
Theo các chuyên gia đến từ Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), bước tiến mang tính đột phá của công nghệ 5G nằm ở độ trễ chỉ ở mức 5ms, tức là nhanh hơn 10 lần so với mạng 4G. Theo tính toán, trong vòng 4 năm tới, các nhà cung cấp mạng có thể giảm độ trễ của 5G xuống chỉ còn 1ms, chỉ bằng 1/10 so với tốc độ xử lý hình ảnh của bộ não con người.
Độ trễ thấp là nền tảng của kết nối công nghệ tối tân, giúp các hệ thống điều khiển từ xa theo thời gian thực trở nên khả thi đối với các công việc đòi hỏi kỹ thuật và độ chính xác tinh vi như vận hành thiết bị không người lái hay thậm chí là phẫu thuật bằng người máy.
Đây chính là cơ sở để các chuyên gia nhận định, 5G sẽ mở ra một thời đại về công nghệ khi đặt bệ phóng cho các công nghệ khác như internet vạn vật (IoT), chuỗi khối (blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI) đạt được nhiều đột phá.
Các chuyên gia đến từ WEF cũng lạc quan không kém khi đưa ra dự báo rằng 5G sẽ là chìa khóa để giải quyết nhiều vấn đề liên quan tới phát triển bền vững, như phát triển hệ thống cảm biến dựa trên công nghệ thời gian thực, giúp thiết lập mô hình kinh tế tuần hoàn và hệ thống truy xuất nguồn gốc nguyên vật liệu hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, 5G cũng cung cấp cho các nhà khoa học nhiều công cụ nghiên cứu mới, có khả năng giải đáp những bí ẩn liên quan đến thời tiết và hệ sinh thái, từ đó tìm ra phương án chống biến đổi khí hậu và bảo vệ đa dạng sinh học.
Tuy nhiên, trước mắt người tiêu dùng cũng không nên quá mức kỳ vọng vào sự thay đổi ngay lập tức khi các dự án thương mại hóa 5G được tiến hành, bởi hầu hết các ứng dụng và thiết bị hiện tại không được thiết kế để tận dụng công nghệ mới này.
Các chuyên gia dự đoán phải mất từ 2 – 3 năm để 5G thực sự tạo ra những đột phá trong chuỗi giá trị công nghệ toàn cầu.
Thách thức phổ biến 5G
Không chỉ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông mà nhiều công ty, tập đoàn thuộc đa lĩnh vực đã và đang có kế hoạch tận dụng những bước tiến của công nghệ 5G, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 có thể sẽ còn tiếp tục kéo dài, đòi hỏi cần phải có những giải pháp mới cho chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tuy nhiên, các chuyên gia thuộc MIT nhận định, cơ hội luôn đi kèm với thách thức, đặc biệt trong lĩnh vực về công nghệ.
Đại diện của công ty viễn thông Deutshe Telekom cho biết, mặc dù có khả năng ứng dụng công nghệ tương đối cao, công ty vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển các dịch vụ 5G, đặc biệt trong công đoạn quản lý hiệu suất.
Cụ thể, công nghệ 5G với tốc độ đường truyền cao và độ trễ thấp, bắt buộc phải có những công cụ quản lý tinh vi hơn, hoạt động hoàn toàn tự động để có thể đánh giá chính xác nhất hiệu quả dịch vụ được cung cấp.
Bên cạnh đó, an ninh mạng cũng là một vấn đề tương đối rủi ro, đặc biệt khi các nhà cung ứng những dịch vụ quan trọng như tài chính, chăm sóc sức khỏe hay vận tải bắt đầu cuộc đua 5G.
Bà Amy Jordan, Chuyên gia về an ninh mạng của WEF nhận định, thông tin của người dùng có thể bị đánh cắp một cách dễ dàng, nhanh chóng khi các dịch vụ thiết yếu cung cấp tiện ích 5G, nhưng trình độ bảo mật chỉ đạt ở mức dành cho 4G.
Ông David Rogers, Giảng viên về an ninh mạng tại Đại học Oxford cho biết, rủi ro không chỉ dừng lại ở việc bị đánh cắp thông tin, bởi nếu một hoặc một số dịch vụ 5G xảy ra rủi ro, người tiêu dùng trên toàn cầu có thể e ngại việc sử dụng công nghệ này, tạo ra cản trở rất lớn, phá tan những kịch bản lạc quan về sự đóng góp của 5G cho sự phát triển của thế giới.
Để hạn chế điều này, các cơ quan chính phủ cần phải có những chính sách, quy chế mới nhằm kiểm soát chặt chẽ và bảo đảm an toàn cho người sử dụng các hệ thống 5G, tuy nhiên cũng cần cân nhắc duy trì được tính minh bạch và không gây ra những khó khăn không đáng có cho việc ứng dụng công nghệ này.
Giải thưởng Sách Quốc gia, sự kiện văn hóa thường niên khởi xướng từ năm 2017, đã lan tỏa tri thức và giá trị văn hóa đến với độc giả.
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.
Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.
Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.
Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.
PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.