Công ty tôm giống số 1 Việt Nam nhận đầu tư 33 triệu USD

Trần Anh Thứ năm, 13/09/2018 - 09:00

Công ty Thủy sản Việt Úc, doanh nghiệp dẫn đầu về tôm giống tại Việt Nam được quỹ đầu tư STIC Investment của Hàn Quốc đầu tư 33 triệu USD để mở rộng hoạt động.

Quỹ đầu tư STIC Investment của Hàn Quốc đã mua cổ phần của Công ty cổ phần Thủy sản Việt Úc (Viet Uc Seafood), doanh nghiệp dẫn đầu về tôm giống tại Việt Nam, một nguồn tin cho biết.

Theo đó, STIC Investment đã đầu tư 16,5 triệu USD vào công ty thông qua quỹ đầu tư Pan Asia Technology Fund. Số tiền còn lại sẽ được đầu tư thông qua một quỹ đầu tư khác trong tương lai.

Trước đó Viet Uc Seafood đã nhận đầu tư từ quỹ Lotus Asia Investments, do Lombard quản lý. Đây là một công ty quản lý quỹ có nguồn gốc từ Bắc Mỹ và gần đây đang mở rộng đầu tư vào khu vực Đông Nam Á.

Theo một bản đăng ký kinh doanh của Viet Uc Seafood vào tháng 5, quỹ Lotus Asia Investment đang nắm giữ 11,5% cổ phần của công ty này. Văn bản này cũng cho biết công ty có vốn điều lệ 102,4 tỷ đồng và do các cổ đông nước ngoài nắm giữ 100%.

Cổ đông lớn nhất là Công ty Viet Uc Singapore nắm giữ 56%, Công ty Viet Uc HongKong nắm giữ 11,5% và Ông Lương Thanh Văn, người đang là Tổng Giám đốc công ty nắm giữ 19,2%. Viet Uc Seafoods chưa công bố cơ cấu cổ đông mới sau khi nhận đầu tư từ quỹ của Hàn Quốc.

Công ty tôm giống số 1 Việt Nam nhận đầu tư 33 triệu USD
Khu nuôi tôm của Công ty thủy sản Việt Úc

Thành lập năm 2001, Viet Uc Seafood là cái tên nổi bật trong ngành tôm dù không phải là doanh nghiệp chuyên chế biến, xuất khẩu như Minh Phú. Thay vì hướng tới hoàn thiện chuỗi sản xuất, từ con giống, thức ăn tôm, chế biến, xuất khẩu…. Viet Uc Seafood tập trung vào lĩnh vực lõi là công nghệ nuôi để sản xuất ra tôm giống chất lượng cao.

Hiện nay, ngoài trụ sở tại Bình Thuận, Viet Uc Seafood có 6 công ty sản xuất tôm giống tại Bạc Liêu, Cà Mau, Bến Tre, Ninh Thuận, Bình Định, Nghệ An. Đồng thời công ty đang xây dựng thêm các công ty giống tôm tại Quảng Ninh và Sóc Trăng.

Tổng công suất của Viet Uc Seafood công bố là trên 50 tỷ con giống/năm. Sản lượng tốm giống công ty này cung cấp trong 3 năm qua chiếm khoảng 24% thị phần tôm giống cả nước. Ngoài ra Công ty còn các sản phẩm tôm thành phẩm và thức ăn thủy sản.

Trong phân khúc nuôi tôm, Việt Úc đã đầu tư lớn vào các khu phức hợp nuôi siêu thâm canh với công nghệ cao trong nhà kính trên quy mô lớn như tại Bạc Liêu (50ha). Với mục tiêu cung cấp ra thị trường “con tôm hoàn hảo” – truy xuất được nguồn gốc và bảo đảm an toàn VSTP, công ty đang xây dựng tiếp các khu phức hợp (từ nuôi tôm bố mẹ, tôm giống, nuôi siêu thâm canh đến chế biến) tại Bạc Liêu (315 ha), Bình Định (300 ha), Quảng Ninh (300 ha).

Dự án tại Bình Định đã được công ty hoàn thành xây dựng và thả tôm giống từ tháng 3 và đã thu hoạch lần đầu vào tháng 8 vừa qua. Năng suất nuôi tôm tại khu phức hợp này có thể đạt được 300 tấn/hecta mặt nước/năm so với năng suất bình quân khoảng 15 tấn của khu vực miền Trung.

Riêng dự án tại Quảng Ninh được khởi công từ giữa năm 2017, có tổng đầu tư 1.000 tỷ đồng bao gồm khu sản xuất giống quy mô 8 tỷ giống/năm; khu nuôi tôm thương phẩm siêu thâm canh, năng suất khoảng 100-300 tấn/ha/năm, nhà máy chế biến để tăng giá trị con tôm; nhà máy sản xuất thức ăn nuôi tôm.

Tuy nhiên đến tháng 6/2018, dự án vẫn đang trong quá trình xây dựng và chưa đi vào hoạt động giai đoạn 1. Theo tỉnh Quảng Ninh đến đầu tháng 5, huyện Đầm Hà mới bàn giao cho dự án 38,7 ha để thi công.

Trong khi các doanh nghiệp nuôi tôm thành phẩm và chế biến xuất khẩu ít nhiều gặp khó khăn trong các năm gần đây thì Viet Uc Seafood cho thấy kết quả kinh doanh ấn tượng hơn nhiều.

Năm 2015, công ty mẹ Thủy sản Việt Úc lãi sau thuế 184 tỷ đồng, trong đó riêng doanh thu tài chính (bao gồm lợi nhuận từ công ty con) lên đến 140 tỷ đồng. Sang năm 2016 công ty tiếp tục lãi sau thuế hơn 80 tỷ đồng.

Với số vốn điều lệ chỉ 101 tỷ đồng nhưng đến cuối năm 2016, Viet Uc Seafood đang có tích lũy lợi nhuận để lại gần 500 tỷ đồng và công ty mẹ gần như không vay nợ ngân hàng. 

Xuất khẩu thủy sản đặt mục tiêu 9 tỷ USD vào năm 2020

Xuất khẩu thủy sản đặt mục tiêu 9 tỷ USD vào năm 2020

Tiêu điểm -  6 năm
Giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt hơn 7 tỷ USD trong năm 2016.
Xuất khẩu thủy sản đặt mục tiêu 9 tỷ USD vào năm 2020

Xuất khẩu thủy sản đặt mục tiêu 9 tỷ USD vào năm 2020

Tiêu điểm -  6 năm
Giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt hơn 7 tỷ USD trong năm 2016.
'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

Tài chính -  23 phút

Việc giải quyết vấn đề ký quỹ của nhà đầu tư nước ngoài và kiểm soát rủi ro về mặt thanh toán là điều kiện thiết yếu để chuẩn bị cho mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Tiêu điểm -  34 phút

Việc doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cần làm bây giờ là tập trung vào các điều kiện sản xuất, phát triển nguồn nguyên liệu, tăng cường sản xuất, tìm kiếm đối tác và thị trường mới.

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Phát triển bền vững -  1 giờ

Chính phủ Australia hướng tới hỗ trợ Việt Nam đạt được một hệ thống năng lượng tin cậy, giá phải chăng và giảm phát thải carbon.

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Tập đoàn ROX (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đã ủng hộ 1 tỷ đồng để chung tay cùng người dân bị thiệt hại do bão lũ tái thiết cuộc sống.

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Ống kính -  4 giờ

Nước tinh khiết, sữa tươi sạch và các nhu yếu phẩm đã kịp thời được chuyển tới tận tay những người dân vùng "rốn lũ" tại huyện Mỹ Đức (Hà Nội). Hơn một tuần sau bão Yagi, nơi đây vẫn chìm trong biển nước.

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón Trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.

Lúa phát thải thấp nặng gánh chi phí?

Lúa phát thải thấp nặng gánh chi phí?

Phát triển bền vững -  4 giờ

Các nhà sản xuất lúa phát thải thấp cần bù đắp về kinh tế để cân đối được các chi phí giảm phát thải khí nhà kính.