Chỉ số giá tiêu dùng có xu hướng giảm dần. CPI bình quân 7 tháng năm 2020 tăng 4,07% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng đến tháng này, chỉ số này còn tăng 3,96%, dưới mức lạm phát mục tiêu 4% do Quốc hội và Chính phủ đề ra.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng này tăng 0,07% so với tháng 7, mức thấp nhất trong 5 năm.
Theo lý giải của cơ quan này, nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của cơn bão số 2 và mưa trên diện rộng làm giá rau tăng; giá gạo trong nước tăng do giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thuận lợi đạt ở mức cao trong nhiều năm trở lại đây; giá dịch vụ giáo dục được điều chỉnh tăng ở một số tỉnh, thành phố.
Trong mức tăng 0,07% của CPI tháng này có 7/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng.
Cụ thể, nhóm giáo dục tăng nhiều nhất với 0,18% do một số tỉnh, thành phố thực hiện tăng học phí năm học mới 2020-2021 và giá các mặt hàng sách vở, đồ dùng học tập tăng do nhu cầu mua sắm để chuẩn bị cho năm học mới, dẫn đến tác động làm CPI chung tăng 0,01%.
Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,11%, trong đó, lương thực tăng 0,6% do giá gạo tăng 0,79%. Thực phẩm tăng 0,08% do giá các loại rau tươi tăng 1,96% (tác động làm CPI chung tăng 0,05%) và giá trứng gia cầm các loại tăng 0,84%.
Nhóm giao thông tăng 0,1% do ảnh hưởng của đợt điều chỉnh tăng giá xăng, ầu vào thời điểm 28/7/2020 và điều chỉnh giảm giá xăng, dầu vào thời điểm 12/8/2020 làm chỉ số giá xăng, dầu tăng 0,41%.
Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng cùng mức tăng 0,1%, chủ yếu do giá điện, nước sinh hoạt tăng lần lượt là 0,39% và 0,48% và do giá dầu hỏa tăng 1,93%, giá gas tăng 0,55%.
Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,05%, trong đó, thuốc lá tăng 0,21%; nước quả ép tăng 0,17%; nước uống tăng lực, đóng chai, lon, hộp tăng 0,06%.
Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,02%; nhóm hàng hóa, dịch vụ khác tăng 0,2%.
Các nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm gồm nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,2% do nhu cầu du lịch của người dân giảm mạnh khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại, giá các tua du lịch trong nước giảm 0,54%, du lịch ngoài nước giảm 0,35%; giá khách sạn, nhà nghỉ giảm 0,06%.
Nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,05%; nhóm may mặc, mũ nón và giày dép giảm 0,03%. Riêng nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình không thay đổi.
CPI tháng 8/2020 giảm 0,12% so với tháng 12/2019 và tăng 3,18% so với cùng kỳ năm trước; CPI bình quân 8 tháng năm 2020 tăng 3,96% so với bình quân cùng kỳ năm 2019.
Lạm phát cơ bản tháng 8/2020 giảm 0,01% so với tháng trước và tăng 2,16% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 8 tháng năm 2020 tăng 2,66% so với bình quân cùng kỳ năm 2019.
Có thể thấy, chỉ số giá tiêu dùng có xu hướng giảm dần. CPI bình quân 7 tháng năm 2020 tăng 4,07% so với với cùng kỳ nhưng đến tháng này, chỉ số này đã giảm xuống và tăng 3,96%, dưới mức lạm phát mục tiêu 4% do Quốc hội và Chính phủ đề ra.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng này tăng 0,4% so với tháng 6, mức cao nhất trong 9 năm. Nguyên nhân chính đến từ giá xăng dầu và nhu cầu sử dụng điện, nước tăng cao.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng này tăng 0,66% so với tháng 5, mức cao nhất trong 9 năm. Nguyên nhân chính đến từ giá xăng dầu và giá thịt lợn tăng mạnh.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng này giảm 0,03% so với tháng 4. Nguyên nhân chính đến từ sự sụt giảm mạnh của giá xăng dầu.
Logistics xanh đã trở thành yêu cầu bắt buộc trong chuỗi cung ứng toàn cầu, nếu không chuyển nhanh, doanh nghiệp logistics Việt sẽ bị loại khỏi sân chơi.
Nghị quyết số 68-NQ/TW khẳng định quan điểm đột phá của Bộ Chính trị về vai trò của kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới vươn mình của dân tộc. Nếu đặt kinh tế tư nhân ở vai trò trung tâm, có không gian phát triển, lực lượng này sẽ tạo đột phá mạnh mẽ đưa Việt Nam phát triển thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045.
Việc thay đổi thẩm quyền phê duyệt hồ sơ APA được kỳ vọng sẽ rút ngắn thời gian xử lý và tăng tính chủ động cho doanh nghiệp khi đàm phán thuế quốc tế.
Khi tham gia quá trình logistics xanh, doanh nghiệp Việt Nam phải giải quyết bài toán về nhận thức, thói quen cũng như hạ tầng, chi phí, lựa chọn công nghệ.
Tính đến hết quý II, Gelex Electric đã hoàn thành gần 53% kế hoạch doanh thu và 78,8% mục tiêu lợi nhuận trước thuế cả năm. Đây là nền tảng quan trọng để doanh nghiệp tự tin hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu tài chính trong nửa cuối năm còn lại của 2025.
VPBank và 3TS thiết lập quan hệ hợp tác toàn diện, nhằm tích hợp dịch vụ tài chính của ngân hàng trên nền tảng phần mềm kế toán của 3TS, cùng đồng hành hỗ trợ hộ kinh doanh chuyển đổi lên doanh nghiệp và SME mới thành lập với giải pháp tài chính số linh hoạt.
Việc chính thức bàn giao những căn biệt thự Alta Villa đầu tiên tại The 9 Stellars đánh dấu bước khởi đầu quan trọng cho sự hình thành của một khu đô thị TOD hiện hữu.