CPI tháng 5 giảm 0,03% do xăng dầu rẻ
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng này giảm 0,03% so với tháng 4. Nguyên nhân chính đến từ sự sụt giảm mạnh của giá xăng dầu.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng này tăng 0,66% so với tháng 5, mức cao nhất trong 9 năm. Nguyên nhân chính đến từ giá xăng dầu và giá thịt lợn tăng mạnh.
Tổng cục thống kê cho rằng CPI tháng 5 tăng mạnh chủ yếu do giá xăng dầu tăng cao 3 đợt liên tiếp sau chuỗi giảm kéo dài kể từ Tết Nguyên đán và giá thịt lợn tiếp tục tăng trong những ngày đầu tháng 6.
Trong mức tăng 0,66% của CPI tháng này có 7/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng.
Trong đó nhóm giao thông tăng cao nhất với 6,05% do ảnh hưởng từ 2 đợt điều chỉnh tăng giá xăng, dầu vào thời điểm 28/5/2020 và 12/6/2020 làm giá xăng, dầu tăng 14,24% (tác động CPI chung tăng 0,59%).
Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,44%, trong đó lương thực giảm 0,4% do giá gạo giảm 0,45%; thực phẩm tăng 0,72%; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,15%.
Cụ thể, giá thực phẩm tăng chủ yếu do giá thịt lợn tăng 3,36% (làm CPI chung tăng 0,14%), giá thịt chế biến tăng 2,04%, mỡ ăn tăng 4,93%; giá thịt gia cầm khác (ngan, vịt) tăng 2,19%; giá quả tươi, chế biến tăng 0,53%.
Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,09% do nhu cầu tiêu dùng đồ uống giải khát trong mùa hè tăng cao như giá nước khoáng tăng 0,05%, giá nước quả ép tăng 0,24%, giá nước uống tăng lực đóng chai tăng 0,11%.
Nhóm thiết bị, đồ dùng gia đình tăng 0,07%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế và nhóm giáo dục cùng tăng 0,01%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,19%.
Các nhóm hàng hóa và dịch vụ còn lại có chỉ số giá giảm gồm nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,42% chủ yếu do giá điện trong tháng giảm 2,72% và giá thuê nhà ở giảm 0,09%; nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,04%; văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,01%.
Riêng nhóm may mặc, mũ nón, giày dép không thay đổi.
Tính chung quý II/2020, CPI giảm 1,87% so với quý trước và tăng 2,83% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong đó, hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 12,12% so với cùng kỳ năm trước; nhóm giáo dục tăng 4,52%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 3,36%; đồ uống và thuốc lá tăng 1,6%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,28%; may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,82%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,64%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 3,3%.
Ba nhóm có CPI giảm trong quý II là giao thông giảm 20,12%; văn hóa, giải trí và du lịch giảm 1,44%; bưu chính viễn thông giảm 0,56%.
CPI bình quân nửa đầu năm nay tăng 4,19% so với bình quân cùng kỳ năm 2019. Đây là mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2016-2020.
CPI tháng 6/2020 giảm 0,59% so với tháng 12/2019, mức thấp nhất trong 5 năm và tăng 3,17% so với cùng kỳ năm trước.
Theo Tổng cục thống kê, CPI bình quân 6 tháng đầu năm nay tăng do ba nguyên nhân chủ yếu. Thứ nhất, giá các mặt hàng lương thực tăng 3,38% so với cùng kỳ năm trước (làm CPI chung tăng 0,15%).
Thứ hai, giá các mặt hàng thực phẩm tăng 14,28% so với cùng kỳ năm trước (làm CPI chung tăng 3,23%), trong đó riêng giá thịt lợn tăng 68,2% (làm CPI chung tăng 2,86%).
Thứ ba, giá các mặt hàng đồ uống, thuốc lá và các loại quần áo may sẵn tăng cao, lần lượt tăng 1,7% và 0,93% so với cùng kỳ năm 2019.
Bên cạnh đó, bốn yếu tố chủ yếu góp phần kiềm chế tốc độ tăng CPI 6 tháng đầu năm. Đầu tiên, giá các mặt hàng thiết yếu như xăng, dầu giảm 19,49% (tác động làm CPI chung giảm 0,81%); giá gas trong nước giảm 3,63%.
Tiếp theo, ảnh hưởng của dịch Covid-19 và nhu cầu đi lại, du lịch của người dân sau Tết giảm làm giá của nhóm du lịch trọn gói giảm 1,49% so với cùng kỳ năm trước; giá cước vận tải của các loại phương tiện như tàu hỏa, máy bay giảm 29,8%;
Thứ ba, Chính phủ triển khai hàng loạt các gói hỗ trợ cho người dân và người sản xuất gặp khó khăn do dịch Covid-19 như gói hỗ trợ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) triển khai giảm giá điện, tiền điện cho khách hàng nên giá điện tháng 5 và tháng 6 năm nay giảm lần lượt là 0,28% và 2,72% so với tháng trước;
Thứ tư, các cấp, các ngành tích cực triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để ngăn chặn diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 và ổn định thị trường.
Lạm phát cơ bản tháng 6/2020 tăng 0,07% so với tháng trước và tăng 2,45% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 6 tháng đầu năm 2020 tăng 2,81% so với bình quân cùng kỳ năm 2019.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng này giảm 0,03% so với tháng 4. Nguyên nhân chính đến từ sự sụt giảm mạnh của giá xăng dầu.
Nguyên nhân chính đến từ sự sụt giảm mạnh của giá xăng dầu.
Nguyên nhân chính khiến CPI tháng 3 giảm là ảnh hưởng của dịch Covid-19, giá xăng dầu thế giới giảm mạnh và nguồn cung gia cầm dồi dào.
Theo báo cáo hôm nay của Tổng cục thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2/2020 giảm 0,17% so với tháng trước.
Sự phát triển của cộng đồng doanh nhân trẻ là hành trình tái tạo và kiến tạo không ngừng nghỉ. Sự gắn kết cùng tinh thần dám nghĩ dám làm đã đưa họ từ những ngày đầu khó khăn đến một tương lai mới, nơi mà những người trẻ đang tiếp tục kế thừa và phát huy hệ gen giá trị.
Trong bối cảnh ngành du lịch Việt Nam đang bùng nổ, có một thực tế không thể phủ nhận rằng nếu không có những doanh nghiệp dám đi trước, những người tiên phong trong việc khai thác tiềm năng du lịch, sẽ không có những điểm đến nổi tiếng mà chúng ta biết đến ngày hôm nay.
Với mục tiêu đóng góp vào tiến trình chuyển đổi số quốc gia, VNG sẽ tiếp tục đầu tư, nghiên cứu và sáng tạo các sản phẩm ngày một hoàn thiện hơn.
Huy động vốn và tái cấu trúc các khoản vay là hoạt động quan trọng của VinFast trong những năm tới.
Doanh nghiệp tư nhân đang rất cần được tạo điều kiện phát huy những thế mạnh, làm động lực thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, vượt qua khó khăn.
Môi trường kinh doanh thực sự thân thiện, an toàn sẽ thuyết phục hàng triệu doanh nhân toàn tâm, toàn ý phát huy hết năng lực, tiên phong đổi mới sáng tạo trên quê hương mình, tham gia giải quyết những công việc trọng đại của đất nước.
Trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, sứ mệnh lớn lao phải được đặt lên vai các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các tập đoàn tư nhân lớn, những doanh nghiệp dân tộc.