Cư dân khu đô thị Ngoại Giao Đoàn bức xúc vì đất công cộng 'biến' thành cao ốc
Thu Phương
Thứ ba, 10/10/2017 - 07:30
Cảm thấy như bị lừa, cực chẳng đã cư dân khu đô thị Ngoại Giao Đoàn đã chăng băng rôn phản đối chủ đầu tư thay đổi quy hoạch làm tăng mật độ xây dựng.
Theo Quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Ngoại Giao Đoàn của UBND TP. Hà Nội mới đây, nhiều khu đất vốn để xây dựng công trình công cộng cao 7 tầng tại dự án này đã được điều chỉnh thành cao ốc 12-27 tầng.
"Hô biến" đất công cộng
Dự án khu đô thị Ngoại Giao Đoàn do Tổng công ty Xây dựng Hà Nội (Hancorp) làm chủ đầu tư. Dự án có quy mô 62,8ha, nằm ở vị trí phía Tây Hồ Tây, thuộc địa bàn xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, TP. Hà Nội.
Với tổng vốn đầu tư lên đến 1.300 tỷ đồng, dự án khu đô thị Ngoại Giao Đoàn được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển khu Đoàn ngoại giao cho Đại sứ quán các nước tại Việt Nam, văn phòng của các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, khu ở cho người nước ngoài tại Hà Nội.
Ngày 22/1/2010, UBND TP. Hà Nội đã ban hành Quyết định số 368/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, khu Ngoại Giao Đoàn.
Theo đó, dự án khu đô thị Ngoại Giao Đoàn có 4 khu đất N01, N02, N03, N04 tổng diện tích 135.103m3 để xây dựng nhà cao tầng với quy mô gồm gồm 23 tòa có chiều cao từ 21 đến 45 tầng. Cũng theo quy hoạch này, dự án Ngoại Giao Đoàn sẽ có tổng dân số khoảng 9.700 người.
Đến ngày 22/5/2017, UBND TP. Hà Nội đã ban hành Quyết định số 2905/QĐ-QHKT về việc Phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết khu Ngoại Giao Đoàn tại các ô đất ký hiệu CC2, CC3-4, CC5, ĐMKT1.
Cụ thể, ô đất ký hiệu CC2 có diện tích khoảng 9.549m2 trước đây được phê duyệt có chức năng công cộng, dịch vụ với mật độ xây dựng 20,5%; nay được điều chỉnh với mật độ xây dựng tăng lên 40%. Tầng cao công trình 5 tầng + 1 tầng hầm.
Ô đất ký hiệu CC3-4 có diện tích 4.044m2, trước đây có chức năng đất công cộng, dịch vụ với mật độ xây dựng 20,5%, tầng cao trung bình là 5 tầng. Nay được được chuyển đổi sang mục đích sử dụng là đất công cộng đô thị (công cộng, dịch vụ thương mại văn phòng), nâng mật độ xây dựng lên 35% với tầng cao công trình là 15 tầng + 3 tầng hầm.
Ô đất CC5 trước đây có diện tích 8.664m2 được quy hoạch là đất công cộng, dịch vụ, thương mại với mật độ xây dựng 30%, tầng cao trung bình là 7 tầng thì nay được điều chỉnh thành lô đất có ký hiệu HH1, chức năng là đất hỗn hợp (dịch vụ, thương mại, văn phòng, nhà ở) với mật độ xây dựng nâng lên 41%, tầng cao công trình 27 tầng + 3 tầng hầm với dân số khoảng 1.505 người.
Ô đất ký hiệu ĐMKT1 theo điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 được duyệt có chức năng đất đầu mối kỹ thuật (xây dựng trạm biến thế điện) với quy mô 4.801m2, không xác định chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc. Nay điều chỉnh thành ô đất có ký hiệu BV có chức năng đất công cộng đô thị, tầng cao công trình 12 tầng + 2 tầng hầm, mật độ xây dựng 40%.
Như vậy, các khu đất trước đây vốn là vị trí dành cho chức năng công cộng theo bản quy hoạch mới đều trở thành dự án nhà ở. Cư dân cư tại khu đô thị Ngoại Giao Đoàn trong tương lai sẽ tăng lên đến hàng chục nghìn người, kéo theo đó là sức ép đối với cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hệ thống đường giao thông.
Cư dân than bị "lừa", chủ dự án nói gì?
Quá bức xúc về vấn đề này, ngày 8/10, cư dân khu đô thị Đoàn Ngoại giao đã căng băng rôn phản đối việc điều chỉnh quy hoạch của TP. Hà Nội và chủ đầu tư.
Theo ông Lê Việt Đức, cư dân sinh sống tại Tòa No2 T3 cho biết: “Trước khi phê duyệt điều chỉnh quy hoạch, chủ đầu tư Hancorp và TP. Hà Nội không hề hỏi ý kiến người dân trong khu đô thị. Chúng tôi hoàn toàn bất ngờ trước quyết định của thành phố, trong khi đó chúng tôi mới là người sống trực tiếp tại đây, chịu ảnh hưởng từ việc thay đổi quy hoạch này.
Bà Phương Dung, cư dân của Tòa N03 T8 cho biết thêm: “Trước đây sở dĩ chúng tôi mua nhà ở dự án này là vì đây là một khu đô thị đồng bộ, có tiện ích công cộng đầy đủ. Thậm chí những căn hộ có view đẹp hướng ra sân chơi, công viên công cộng còn có mức giá cao hơn đến 3 triệu/m2 so với những căn hộ thông thường.
Tuy nhiên, đến nay khi người dân đã vào ở rồi thành phố mới thay đổi quy hoạch, dẫn đến tăng mật độ dân cư, tăng số tòa trong dự án... Như vậy chẳng khác nào "lừa" cư dân. Trong khi đó, hệ thống giao thông tại dự án hiện vẫn chưa hoàn thiện, bà Dung chia sẻ.
Đồng quan điểm, theo ông Đức, khi mua nhà ở đây, người dân được chủ đầu tư giới thiệu rằng dự án có 4 tuyến đường kết nối ra các đường lớn. Tuy nhiên, hiện tại cả khu đô thị gần chục nghìn người chỉ có một con đường duy nhất là đường Đỗ Nhuận dẫn ra Phạm Văn Đồng.
Nhiều người dân hàng ngày phải đi đường vòng gần 20 km mới có thể về nhà. Việc đi lại gặp rất nhiều khó khăn, giờ lại tăng thêm dân cư thì không biết sẽ như thế nào?!", ông Đức bức xúc.
Trả lời câu hỏi của TheLEADER về những phản đối của người dân với việc thay đổi quy hoạch dự án, ông Lê Quang Huy, Giám đốc Ban quản lý các dự án phát triển nhà và đô thị thuộc Tổng công ty Xây dựng Hà Nội, chủ đầu tư dự án khu đô thị Ngoại Giao Đoàn cho biết: "Quy hoạch tại dự án tuân thủ theo các quy định, chỉ tiêu quy hoạch đã được thành phố phê duyệt năm 2015. Do đó, nói về việc phá vỡ quy hoạch là không đúng bản chất".
Về vấn đề này, trong thời gian tới, chủ đầu tư sẽ tổ chức một buổi đối thoại làm rõ các ý kiến của người dân. Theo đó, Hancorp sẽ phối hợp với các cơ quan ban ngành trả lời các câu hỏi của người dân theo thẩm quyền, ông Huy cho biết.
Ngay sau khi đề xuất quy hoạch ga Hà Nội được đưa ra đã gặp phải nhiều ý kiến khác nhau. Trong khi nhiều người ủng hộ quy hoạch sẽ giúp khu vực ga Hà Nội "thay da đổi thịt" thì nhiều ý kiến cho rằng, quy hoạch ga Hà Nội như đề xuất là không hợp lý sẽ làm gia tăng áp lực hạ tầng lên khu vực phố cổ.
Theo UBND TP. HCM, đến nay trên địa bàn đã rà soát bước đầu việc thực hiện Quyết định 24/QĐ-TTg ngày 6/1/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP.HCM đến năm 2025.
Đề xuất quy hoạch lại ga Hà Nội thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận bởi không chỉ là câu chuyện liên quan đến văn hóa, biểu tượng mà còn là chuyện về tư duy và tầm nhìn trong quy hoạch Thủ đô - một chuyện bàn đi bàn lại trong nhiều năm qua.
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.