Thủ tướng yêu cầu thận trọng trong quy hoạch lại khu vực ga Hà Nội
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND thành phố Hà Nội cần thận trọng trong công tác quy hoạch lại ga Hà Nội, bảo đảm phát triển bền vững.
Ngay sau khi đề xuất quy hoạch ga Hà Nội được đưa ra đã gặp phải nhiều ý kiến khác nhau. Trong khi nhiều người ủng hộ quy hoạch sẽ giúp khu vực ga Hà Nội "thay da đổi thịt" thì nhiều ý kiến cho rằng, quy hoạch ga Hà Nội như đề xuất là không hợp lý sẽ làm gia tăng áp lực hạ tầng lên khu vực phố cổ.
Mới đây, UBND Hà Nội đã có văn bản xin ý kiến các Bộ, ngành liên quan đối với đồ án quy hoạch phân khu đô thị khu vực ga Hà Nội và phụ cận trên tổng diện tích quy hoạch khoảng 98 ha với tổng dân số dự kiến 44.000 người. Trong đó, tái định cư tại chỗ cho dân số hiện trạng khoảng 40.300 người.
Đáng chú ý, quy hoạch phân vùng không gian chức năng gồm: Khu văn hoá thấp tầng, các khu tài chính, khu kiến trúc cao khoảng 40-70 tầng bố trí ở phía bắc khu đất lập quy hoạch; khu truyền thông cao khoảng 40-70 tầng và khu công viên ở phía đông.
Khu thương mại quốc tế; khu lối sống mới cao khoảng 40-60 tầng ở phía tây nam khu đất lập quy hoạch. Khu nghỉ dưỡng đô thị 40-60 tầng; khu ga đường sắt 40-70 tầng tại khu vực trung tâm của khu quy hoạch. Theo khái toán tổng nhu cầu vốn đầu tư khoảng 23.800 tỷ đồng.
Ngay sau khi đề xuất này được đưa ra đã gặp phải nhiều ý kiến khác nhau. Trong khi nhiều người ủng hộ quy hoạch sẽ giúp khu vực ga Hà Nội "thay da đổi thịt" thì nhiều ý kiến cho rằng, quy hoạch ga Hà Nội như đề xuất là không hợp lý sẽ làm gia tăng áp lực hạ tầng lên khu vực phố cổ.
Trong các ý kiến góp ý cho đồ án quy hoạch ga Hà Nội, có đồng ý có phản đối. Tuy nhiên, hầu hết các ý kiến nghiêng về phản đối bởi theo các chuyên gia quy hoạch khu vực vui chơi, nghỉ dưỡng...ở khu vực ga là không hợp lý.
Trước những ý kiến trái chiều của dư luận, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đại diện Bộ Giao thông vận tải, Sở quy hoạch kiến trúc Hà Nội đã cho ý kiến.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND thành phố Hà Nội cần thận trọng trong công tác quy hoạch lại ga Hà Nội, bảo đảm phát triển bền vững.
Đề xuất quy hoạch lại ga Hà Nội thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận bởi không chỉ là câu chuyện liên quan đến văn hóa, biểu tượng mà còn là chuyện về tư duy và tầm nhìn trong quy hoạch Thủ đô - một chuyện bàn đi bàn lại trong nhiều năm qua.
TS. Phạm Sỹ Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng, đề xuất xây dựng lại ga Hà Nội là lợi ích nhóm chứ không phải vì sự phát triển chung của Thủ đô.
UBND tỉnh Vĩnh Phúc cùng Vingroup nghiên cứu, xây dựng chương trình chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững tỉnh giai đoạn 2025 - 2030.
SeABank vừa được vinh danh nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 do Anphabe cùng Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố.
Đầu tư bền vững tương tự cách chúng ta chọn lọc, chỉ đánh bắt con cá đã đủ trưởng thành làm thực phẩm, để lại các con cá nhỏ để chúng tiếp tục sinh trưởng.
Dẫn dắt người tiêu dùng đồng hành cùng phát triển bền vững chính là kim chỉ nam cho các thương hiệu Việt tạo sự khác biệt và nâng tầm trên sân chơi toàn cầu.
Xe buýt điện, năng lượng xanh sẽ thay thế toàn bộ xe buýt diezel để vận tải hành khách công cộng Thủ đô vào năm 2035.
Mục đích thương hiệu không chỉ giúp xây dựng niềm tin với khách hàng, mà còn thúc đẩy tăng trưởng và tạo ra những giá trị bền vững cho xã hội và môi trường.
Từ năm 2022, sự góp mặt của cổ đông Uniben và đợt tăng vốn lên 1.000 tỷ đồng đã đem tới "bước ngoặt" cho sự phát triển của Chứng khoán Kafi.