Phát triển bền vững
Đà Nẵng có thể trở thành trung tâm tài chính xanh đầu tiên của ASEAN
Đà Nẵng có cơ hội trở thành trung tâm tài chính xanh đầu tiên, đóng vai trò thúc đẩy ứng phó biến đổi khí hậu, sản xuất tiêu dùng bền vững tại khu vực ASEAN.

Đối với kế hoạch xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế ở TP. Đà Nẵng, TS. Lê Minh Nghĩa, Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn tài chính Việt Nam, nhận xét, Đà Nẵng nên tập trung phát triển những thị trường tài chính ngách để phát huy lợi thế cạnh tranh, thay vì cạnh tranh trực tiếp với các trung tâm tài chính lớn trên thế giới.
Ông Nghĩa gợi ý một định hướng Đà Nẵng có thể khai thác là phát triển thị trường tài chính xanh gắn với tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.
Thực tế cho thấy, nhu cầu tài chính xanh đang tăng nhanh ở khu vực ASEAN, tạo ra cơ hội kinh tế trị giá 1 nghìn tỷ USD vào năm 2030. Hiện tại, thị trường tài chính xanh ASEAN đạt quy mô khoảng 40 tỷ USD mỗi năm, tức là dư địa để phát triển thị trường này còn rất lớn.
Tiềm năng phát triển trung tâm tài chính xanh ở Đà Nẵng dựa trên cam kết mạnh mẽ của Việt Nam về việc đưa mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050. Thực hiện cam kết này, các công cụ tài chính xanh đang được Việt Nam khuyến khích mạnh mẽ, giúp dư nợ tài chính xanh tăng trưởng hơn 20% mỗi năm từ 2017 đến nay.
Đồng quan điểm, PGS.TS Phan Quang Tuấn, Trưởng đại diện Đại học Hồng Kông tại Việt Nam, cho rằng, việc xây dựng Đà Nẵng trở thành trung tâm tài chính xanh của khu vực ASEAN sẽ là bước tiến quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế và nâng cao vị thế thị trường tài chính của Việt Nam.
Đặc biệt, đây sẽ là trung tâm tài chính xanh đầu tiên tại khu vực ASEAN, là mảnh ghép quan trọng cho hệ sinh thái tài chính khu vực ASEAN vốn đang sở hữu nhiều tiềm năng để vươn lên những bậc thang mới trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Với một trung tâm tài chính xanh, khu vực ASEAN có thêm điều kiện thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng bền vững, hỗ trợ cho các dự án kinh tế xanh phát triển, qua đó đáp ứng yêu cầu ngày càng gia tăng của thị trường, nhà đầu tư quốc tế về khử carbon trong chuỗi cung ứng.
Thách thức cho Đà Nẵng
Theo ông Tuấn, phát triển tài chính xanh đòi hỏi Đà Nẵng phải có đội ngũ chuyên gia có kỹ năng sâu về các công cụ tài chính xanh như trái phiếu xanh, tín chỉ carbon, các chuẩn mực đầu tư bền vững. Đội ngũ chuyên gia sẽ đóng vai trò then chốt để thu hút vốn quốc tế cho các dự án phát triển bền vững.
Đồng thời, các doanh nghiệp, tổ chức tài chính cũng cần đội ngũ nhân sự có hiểu biết về phát triển bền vững, ESG, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh từ việc thực hiện trách nhiệm xã hội, đánh giá tác động môi trường và thiết lập hệ thống quản trị minh bạch.
Đây là điểm yếu của Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung khi đang thiếu hụt nghiêm trọng đội ngũ chuyên gia, nhân sự trong lĩnh vực phát triển bền vững. Bên cạnh đó, hệ thống giáo dục của Việt Nam vẫn chưa tích hợp đầy đủ nội dung về phát triển bền vững, ESG và tài chính xanh vào chương trình giảng dạy, đào tạo.
Giải quyết thách thức này, chuyên gia đến từ Đại học Hồng Kông đề xuất phát triển các chương trình đào tạo chuyên sâu tại các cơ sở đào tạo trong nước, kết hợp gửi cán bộ tham gia khóa học, hội thảo quốc tế. Các chương trình đào tạo có thể hợp tác với những tổ chức phát triển để cấp chứng chỉ toàn cầu.
Còn theo ông Lê Hoàng Trùng, Phó tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), thách thức phát triển trung tâm tài chính xanh ở Đà Nẵng đến từ khung pháp lý về thị trường carbon, trái phiếu xanh, tiêu chuẩn ESG còn chưa hoàn thiện. Mặt khác, chưa có hạ tầng dữ liệu đồng bộ để đánh giá và minh bạch hóa dữ liệu liên quan.
Ông Tùng đề xuất, Việt Nam cần sớm hoàn thiện các quy định, đặc biệt là tiêu chuẩn xanh đối với các ngành, dự án, khung pháp lý cho tín chỉ carbon, bên cạnh việc ưu đãi thuế, hỗ trợ vốn cho tài chính xanh và xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về ESG, tín chỉ carbon.
Vì sao chọn Đà Nẵng và TP.HCM để xây dựng trung tâm tài chính?
Quản trị quyết định thành công trung tâm tài chính
Trung tâm tài chính quốc tế tại Đà Nẵng và TP.HCM cần một cơ chế quản trị minh bạch, hiệu quả để đảm bảo năng lực cạnh tranh.
Đề nghị cơ chế đăng ký thành viên tại trung tâm tài chính
Bộ Kế hoạch và đầu tư đề nghị một số hình thức tổ chức, công ty tài chính được phép đăng ký thành lập và hoạt động tại trung tâm tài chính.
Giám đốc quốc gia Viện Tony Blair: Trung tâm tài chính quốc tế là 'cú hích' quan trọng cho nền kinh tế
Theo ông Richard McClellan, trung tâm tài chính quốc tế không chỉ là một dự án xây dựng đơn thuần, mà là một phương án quan trọng giúp Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.
Tiên phong mở lối đi mới trong du lịch hang động
Giữa Cẩm Phả, Quảng Ninh, hang Ngọc Rồng đang cho thấy sự đổi mới trong cách tiếp cận, khai thác cảnh quan tự nhiên. Một sản phẩm du lịch có cách thức tiếp cận hài hòa giữa bảo tồn, phát triển kinh tế và lợi ích cộng đồng, đang vun đắp cho con đường du lịch bền vững.
Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số
Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.
Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’
Ngành nhựa đứng trước cơ hội chuyển mình, từ một ngành công nghiệp bị định kiến trở thành ngành công nghiệp hiện đại, có trách nhiệm và bền vững.
Chủ tịch HanelPT Trần Thị Thu Trang: Đừng coi ESG là gánh nặng
Bà Trần Thị Thu Trang - Chủ tịch HanelPT khẳng định ESG chính là cơ hội thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội lâu dài.
Cơ hội nhận tài trợ 1 triệu USD cho các startup AI
Giờ đây, các startup AI sẽ có cơ hội được hướng dẫn kỹ thuật, cố vấn chuyên môn, hỗ trợ tiếp cận thị trường khi tham gia AWS Generative AI Accelerator 2025.
Vụ Nestlé Việt Nam quảng cáo sữa Milo: Liệu có đang lừa dối khách hàng?
Nestlé Việt Nam đã có hành vi đưa các thông tin sai lệch, không chính xác trên nhãn bao bì khi quảng cáo sữa Milo.
Sau cú trượt dài, LDG còn cơ hội nào để hồi sinh?
Việc kiện toàn bộ máy lãnh đạo, cùng với chiến lược tập trung vào 11 dự án tại nhiều tỉnh thành, liệu có đủ để giúp Đầu tư LDG hồi sinh sau giai đoạn lao dốc?
Trungnam Group đầu tư khu công nghiệp Cà Ná
Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Trung Nam Cà Ná - thành viên của Trungnam Group - đã trở thành chủ đầu tư dự án khu công nghiệp Cà Ná – giai đoạn 1.
Giá cổ phiếu Viglacera ở mức cao, cổ đông lớn Gelex không có ý định mua thêm
Thay vào đó, Gelex chọn đồng hành cùng Viglacera theo lộ trình thoái vốn Nhà nước, tái cấu trúc doanh nghiệp.
Mcredit có tân tổng giám đốc
Ông Đinh Quang Huy vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ thành viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) kể từ ngày 11/6.
Việt Nam lần đầu công nhận tài sản số, đã có luật riêng quản lý
Từ nay, tài sản số tại Việt Nam sẽ được quản lý việc tạo lập, phát hành, lưu ký, kèm theo quy định điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ tài sản mã hoá.