Quản trị quyết định thành công trung tâm tài chính

Thanh Hồng Thứ hai, 20/01/2025 - 14:51
Nghe audio
0:00

Trung tâm tài chính quốc tế tại Đà Nẵng và TP.HCM cần một cơ chế quản trị minh bạch, hiệu quả để đảm bảo năng lực cạnh tranh.

Cơ chế quản trị hiệu quả, minh bạch là một trong những yếu tố quyết định thành công của trung tâm tài chính tại Đà Nẵng và TP.HCM. Ảnh: Hoàng Anh

Tháng 11/2024, Bộ Chính trị đã thông qua đề xuất phát triển hai trung tâm tài chính quốc tế tại Đà Nẵng và TP.HCM từ nay đến năm 2035. Quyết định này được đánh giá là một bước đi táo bạo nhằm định vị Việt Nam trên thị trường tài chính khu vực và thế giới.

TS. Andreas Baumgartner, Giám đốc điều hành Viện Metis, cho biết, kinh nghiệm thế giới chỉ ra, nhiều trung tâm tài chính thế hệ mới như Dubai, Abu Dhabi đã phát huy tốt vai trò tạo điều kiện phát triển công nghệ tài chính, tạo sân chơi cho doanh nghiệp, startup, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia và khu vực.

Tuy nhiên, cũng có không ít mô hình trung tâm tài chính gặp khó khăn, thậm chí là thất bại. Một trong những yếu tố tạo nên sự khác biệt, quyết định thành bại của trung tâm tài chính, theo ông Andreas Baumgartner, nằm ở cơ chế quản trị.

Cụ thể, vị lãnh đạo Viện Metis cho biết, trung tâm tài chính quốc tế cần có một môi trường quản trị và pháp lý mạnh mẽ, minh bạch, đáng tin cậy, với những yếu tố như khung pháp lý có thể dự đoán được và phù hợp với các tiêu chuẩn toàn cầu. Qua đó, doanh nghiệp có thể tự tin hoạt động vì biết rằng các khoản đầu tư sẽ được bảo vệ, những tranh chấp sẽ được giải quyết một cách công bằng.

Đảm bảo được điều này, cơ chế quản trị của trung tâm tài chính cần phải hội tụ đủ ba chức năng chính. Thứ nhất là quản lý hướng đến phát triển. Thứ hai, có quy định điều tiết các dịch vụ tài chính. Thứ ba, có cơ chế giải quyết tranh chấp khi phát sinh.

Kinh nghiệm quản trị trung tâm tài chính quốc tế

Tại Dubai, một mô hình trung tâm tài chính thành công, có ba cơ quan riêng biệt phụ trách ba chức năng quản trị. Trong đó, Cơ quan quản lý trung tâm tài chính quốc tế Dubai (DIFCA) đảm nhiệm phát triển khu vực, dịch vụ, quảng bá trung tâm tài chính, quản lý bất động sản và hoạt động đăng ký doanh nghiệp hoạt động,

Cơ quan dịch vụ tài chính Dubai (DFSA) chịu trách nhiệm cung cấp giấy phép dịch vụ tài chính, điều tiết dịch vụ tài chính theo hướng đảm bảo tuân thủ các quy định. DFSA hoạt động với mục đích đảm bảo tính vẹn toàn của trung tâm tài chính Dubai như một trung tâm dịch vụ tài chính được quản lý tốt và có uy tín cao.

TS. Andreas Baumgartner, Giám đốc điều hành Viện Metis.

Còn Tòa án trung tâm tài chính quốc tế Dubai đảm nhiệm giải quyết mọi tranh chấp phát sinh trong trung tâm tài chính một cách trung lập.

Cùng nhau, ba cơ quan này tạo ra hệ sinh thái quản trị cho trung tâm tài chính quốc tế Dubai, đem lại sự phát triển không ngừng cho trung tâm này suốt 20 năm qua.

Trong đó, DIFCA và DFSA đều tham gia vào việc cho phép một công ty cung cấp dịch vụ tài chính mới tại trung tâm tài chính. DIFCA, với nhiệm vụ phát triển trung tâm tài chính, sẽ đưa ra các giải pháp đột phá để thu hút doanh nghiệp, còn DFSA hoạt động một cách thận trọng hơn để đảm bảo tuân thủ các quy định.

Mặt khác, việc nhà đầu tư, doanh nghiệp tham gia vào trung tâm tài chính không chỉ đến từ chính sách của DIFCA mà còn xuất phát từ sự an tâm rằng các tranh chấp sẽ được Tòa án trung tâm tài chính quốc tế Dubai xử lý một cách công bằng và hài hòa.

“Cách tiếp cận ba hướng của trung tâm tài chính quốc tế Dubai đem lại sự rõ ràng, minh bạch và chuyên môn hóa sâu sắc”, ông Andreas Baumgartner nhận xét.

Lựa chọn mô hình giải quyết tranh chấp

Nhìn vào sự thành công của Dubai cũng như một số trung tâm tài chính khác, có thể thấy vai trò của một cơ quan giải quyết tranh chấp là đặc biệt quan trọng. Dubai lựa chọn mô hình thiết lập tòa án dân sự và thương mại riêng cho trung tâm tài chính với sự tham gia của các thẩm phán quốc tế, qua đó xây dựng niềm tin tối đa cho nhà đầu tư quốc tế.

Tuy nhiên, theo lãnh đạo Viện Metis, thành lập hệ thống tư pháp riêng biệt cho trung tâm tài chính không phải là lựa chọn duy nhất. Tùy thuộc vào điều kiện của mỗi quốc gia, có thể lựa chọn phương án phù hợp với văn hóa, chính trị và pháp lý.

Đối với trung tâm tài chính quốc tế tại Đà Nẵng và TP.HCM, theo Nghị quyết số 249 NQ-CP của Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Thông báo số 47-TB/TW của Bộ Chính trị về xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam, phương án cơ quan giải quyết tranh chấp là thành lập trung tâm trọng tài quốc tế.

Trung tâm trọng tài quốc tế này sẽ trực thuộc trung tâm tài chính, có mô hình như một trung tâm trọng tài thương mại nhưng có một số đặc thù để đảm bảo việc giải quyết tranh chấp và thi hành phán quyết hiệu quả, nhanh chóng.

Chính sách thành lập trung tâm trọng tài quốc tế thuộc trung tâm tài chính được giao cho Tòa án Nhân dân tối cao và sẽ được quy định chi tiết tại Nghị quyết của Quốc hội về trung tâm tài chính.

Bốn đột phá cho Trung tâm tài chính quốc tế ở Đà Nẵng

Bốn đột phá cho Trung tâm tài chính quốc tế ở Đà Nẵng

Leader talk -  4 tháng
Trung tâm tài chính quốc tế tại Đà Nẵng có thể khai thác nhu cầu tài chính xanh, tài chính thương mại, fintech của khu vực ASEAN để tạo lợi thế khác biệt.
Bốn đột phá cho Trung tâm tài chính quốc tế ở Đà Nẵng

Bốn đột phá cho Trung tâm tài chính quốc tế ở Đà Nẵng

Leader talk -  4 tháng
Trung tâm tài chính quốc tế tại Đà Nẵng có thể khai thác nhu cầu tài chính xanh, tài chính thương mại, fintech của khu vực ASEAN để tạo lợi thế khác biệt.
  Đề nghị cơ chế đăng ký thành viên tại trung tâm tài chính

Đề nghị cơ chế đăng ký thành viên tại trung tâm tài chính

Tiêu điểm -  5 tháng

Bộ Kế hoạch và đầu tư đề nghị một số hình thức tổ chức, công ty tài chính được phép đăng ký thành lập và hoạt động tại trung tâm tài chính.

Giám đốc quốc gia Viện Tony Blair: Trung tâm tài chính quốc tế là 'cú hích' quan trọng cho nền kinh tế

Giám đốc quốc gia Viện Tony Blair: Trung tâm tài chính quốc tế là 'cú hích' quan trọng cho nền kinh tế

Tài chính -  5 tháng

Theo ông Richard McClellan, trung tâm tài chính quốc tế không chỉ là một dự án xây dựng đơn thuần, mà là một phương án quan trọng giúp Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.

Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế: Cơ hội vàng để Việt Nam đột phá

Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế: Cơ hội vàng để Việt Nam đột phá

Leader talk -  5 tháng

Trung tâm tài chính mới nổi đang là nhu cầu của thế giới, trong bối cảnh tái định hình hệ thống tài chính toàn cầu.

Từ sự vụ C.P. Việt Nam: Lỗ hổng quản trị nguy hiểm khi phớt lờ tiếng nói nội bộ

Từ sự vụ C.P. Việt Nam: Lỗ hổng quản trị nguy hiểm khi phớt lờ tiếng nói nội bộ

Diễn đàn quản trị -  15 giờ

Sự việc của C.P. Việt Nam là hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp về hệ thống quản trị minh bạch và hiệu quả.

Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?

Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?

Diễn đàn quản trị -  1 ngày

Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.

Cú nhảy ESG: Khởi động hành trình bền vững cho SMEs

Cú nhảy ESG: Khởi động hành trình bền vững cho SMEs

Diễn đàn quản trị -  2 ngày

ESG không còn là cuộc chơi riêng của các tập đoàn lớn. Cú nhảy ESG chính là sự kiện giúp SMEs Việt chủ động tiếp cận ESG một cách linh hoạt.

Chất lượng quản trị doanh nghiệp trong cuộc đua hút vốn

Chất lượng quản trị doanh nghiệp trong cuộc đua hút vốn

Diễn đàn quản trị -  3 ngày

Nâng cao chất lượng quản trị là yếu tố then chốt, quyết định việc doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn dài hạn trên thị trường chứng khoán.

Hóa giải khủng hoảng truyền thông với doanh nghiệp thực phẩm

Hóa giải khủng hoảng truyền thông với doanh nghiệp thực phẩm

Diễn đàn quản trị -  5 ngày

Khủng hoảng truyền thông với các doanh nghiệp thực phẩm đang ngày càng dữ dội và khó kiểm soát trong thời đại mạng xã hội lên ngôi.

Bất động sản Đà Nẵng: Nghỉ dưỡng hạ nhiệt, chung cư soán ngôi

Bất động sản Đà Nẵng: Nghỉ dưỡng hạ nhiệt, chung cư soán ngôi

Bất động sản -  13 giờ

Bất động sản nghỉ dưỡng ven biển tại Đà Nẵng đang ở giai đoạn trầm lắng sau thời gian tăng trưởng nóng, trong khi chung cư sở hữu lâu dài lại trở thành lựa chọn ưu tiên của các nhà đầu tư.

Sáu năm liên tiếp Lotte Finance tăng vốn điều lệ

Sáu năm liên tiếp Lotte Finance tăng vốn điều lệ

Tài chính -  13 giờ

Năm nay, vốn điều lệ của Lotte Finance đã tăng hơn 726 tỷ đồng so với năm 2024, từ 4.186 tỷ đồng lên hơn 4.912 tỷ đồng để thúc đẩy cho vay tiêu dùng.

'Lối thoát' sau nhiều năm mắc kẹt của CTX Holdings

'Lối thoát' sau nhiều năm mắc kẹt của CTX Holdings

Doanh nghiệp -  14 giờ

Bán đi dự án "vàng" tại Cầu Giấy, CTX Holdings dự kiến ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất kể từ khi thành lập, đồng thời có nguồn lực để bước vào chu kỳ mới.

Từ sự vụ C.P. Việt Nam: Lỗ hổng quản trị nguy hiểm khi phớt lờ tiếng nói nội bộ

Từ sự vụ C.P. Việt Nam: Lỗ hổng quản trị nguy hiểm khi phớt lờ tiếng nói nội bộ

Diễn đàn quản trị -  15 giờ

Sự việc của C.P. Việt Nam là hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp về hệ thống quản trị minh bạch và hiệu quả.

Đầu tư giáo dục theo cách của BITEX

Đầu tư giáo dục theo cách của BITEX

Leader talk -  15 giờ

Với Tổng giám đốc BITEX Trần Thanh Thảo, muốn đất nước phát triển mạnh mẽ thì không có con đường nào bền vững hơn đầu tư vào giáo dục.

Vì sao InterContinental chọn Vịnh Hạ Long – viên ngọc mới của châu Á

Vì sao InterContinental chọn Vịnh Hạ Long – viên ngọc mới của châu Á

Bất động sản -  15 giờ

InterContinental Halong Bay, khu nghỉ dưỡng hạng sang mới nhất thuộc thương hiệu khách sạn cao cấp hàng đầu thế giới, đang được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho du lịch nghỉ dưỡng miền Bắc. Nhưng điều gì khiến một thương hiệu toàn cầu như InterContinental lựa chọn Hạ Long?

Tổng thống Cộng hòa Litva đến Hà Nội trên chuyên cơ Vietjet

Tổng thống Cộng hòa Litva đến Hà Nội trên chuyên cơ Vietjet

Ống kính -  15 giờ

Tổng thống nước Cộng hòa Litva Gitanas Nauseda và phu nhân tới Hà Nội tối 11/6 trên chuyến bay chuyên cơ Vietjet, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 11 - 12/6.

Đọc nhiều