Giám đốc quốc gia Viện Tony Blair: Trung tâm tài chính quốc tế là 'cú hích' quan trọng cho nền kinh tế

Trần Anh Thứ tư, 08/01/2025 - 15:20
Nghe audio
0:00

Theo ông Richard McClellan, trung tâm tài chính quốc tế không chỉ là một dự án xây dựng đơn thuần, mà là một phương án quan trọng giúp Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.

Ông Richard McClellan, Giám đốc quốc gia Viện Tony Blair

Thời khắc quan trọng của nền kinh tế

Chia sẻ tại Diễn đàn CFO Hà Nội 2025, ông Richard McClellan, Giám đốc quốc gia Viện Tony Blair ví von nền kinh tế Việt Nam như một bức tranh nhiều sắc thái, pha trộn giữa những thành tựu tăng trưởng đáng tự hào cùng những thử thách phía trước.

Theo ông McClellan, Việt Nam đã gặt hái nhiều thành tựu kinh tế, với quỹ đạo phát triển rất giống với nhiều “con hổ châu Á” từng đi qua. Từ mức 90% người dân sống dưới mức nghèo đói theo chuẩn World Bank, xuống chỉ còn khoảng 20%. Thậm chí, mức này giảm xuống chỉ còn khoảng 5% nếu sử dụng các tiêu chuẩn của Việt Nam.

“Đây là một thành tựu phi thường, minh chứng cho hiệu quả của chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam những thập kỷ qua”, ông McClellan nhìn nhận.

Song hành với đó, chính sách ngoại giao “cây tre” cũng mang lại những hiệu ứng rất tích cực, thể hiện qua sự hội nhập quốc tế mạnh mẽ của Việt Nam.

Hàng loạt các hiệp định thương mại tự do và quan hệ đối tác chiến lược được ký kết đã tạo ra những cơ hội chưa từng có tiền lệ cho nền kinh tế.

Việt Nam là một trong số rất ít các quốc gia có khả năng thu hút và duy trì quan hệ tốt đẹp với các cường quốc hàng đầu thế giới như Mỹ, Trung Quốc và Nga. Chiến lược khôn ngoan và hiệu quả đã mang lại lợi ích to lớn cho đất nước.

Trong năm 2025, vị chuyên gia dự báo, nền kinh tế của Việt Nam sẽ tiếp tục đà tăng trưởng ấn tượng, với GDP có thể tăng khoảng 6,5% so với năm 2024.

Đánh giá cao nền kinh tế Việt Nam, song Giám đốc của Viện Tony Blair nhìn nhận, đây cũng là thời điểm Việt Nam phải đối mặt với thách thức duy trì đà tăng trưởng.

“Trong thuật ngữ phát triển, chúng tôi gọi đây là bẫy thu nhập trung bình. Đây là thời điểm các quốc gia bắt đầu đi ngang, như Malaysia hay Thái Lan là các ví dụ điển hình. Các quốc gia này đều ghi nhận những thành tựu tăng trưởng đáng kể, nhưng sau đó ‘mắc kẹt’ lại, không thể vươn tới nhóm quốc gia thu nhập cao”, ông McClellan chia sẻ.

Nguyên nhân chủ đạo là khi chi phí lao động tăng lên, các quốc gia dần mất đi lợi thế cạnh tranh về giá cả, dẫn đến sự dịch chuyển các ngành công nghiệp sản xuất giá trị thấp sang các quốc gia khác.

Điều này sẽ gây ra sự trì trệ kinh tế nếu Việt Nam không có chiến lược chuyển đổi hiệu quả.

Vẫn có những trường hợp các quốc gia bứt phá khỏi giai đoạn này, có thể kể tới Hàn Quốc hay Singapore. Chính vì vậy, ông McClellan nhìn nhận, “Việt Nam đang trong một thời khắc quan trọng, nơi đất nước có thể bứt phá hoặc chững lại đà tăng trưởng”.

Lời giải mang tên trung tâm tài chính quốc tế

Để giải quyết bài toán của Việt Nam, ông McClellan đặc biệt nhấn mạnh mô hình trung tâm tài chính quốc tế.

Đây cũng đang là tâm điểm của các cuộc thảo luận về tương lai kinh tế Việt Nam. Theo kế hoạch của Chính phủ, sẽ có hai trung tâm tài chính quốc tế tại TP. HCM và Đà Nẵng sẽ được thành lập, vận hành trong 2025.

Tuần trước, ông McClellan đã ở TP. HCM và chứng kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính công bố dự án trung tâm tài chính. Dự kiến trong tuần tới, một cuộc thảo luận tương tự sẽ diễn ra tại Đà Nẵng.

Vị chuyên gia kinh tế phân tích, các trung tâm tài chính quốc tế không chỉ là một dự án xây dựng đơn thuần, mà hướng tới hiện đại hóa hệ thống tài chính Việt Nam để thu hút dòng vốn nước ngoài.

Theo ông McClellan, có bốn khía cạnh chính của kế hoạch phát triển các trung tâm tài chính.

Đầu tiên là cải cách khung pháp lý. Dưới góc độ quốc tế, các tổ chức đặc biệt quan tâm tầm quan trọng của việc hoàn thiện khung pháp lý và thể chế, đảm bảo tính minh bạch, công bằng và hiệu quả.

Việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế như IFRS và ESG reporting là cần thiết để tạo niềm tin cho các nhà đầu tư quốc tế.

Sự ra đời của một tòa án tài chính độc lập, với sự tham gia của các thẩm phán quốc tế, sẽ góp phần đảm bảo tính công bằng và minh bạch trong giải quyết tranh chấp.

Tiếp đó là việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính. Việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính, đặc biệt là thủ tục đăng ký doanh nghiệp, là điều kiện tiên quyết để thu hút đầu tư nước ngoài. Việc này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cả trong và ngoài nước, tham gia vào thị trường Việt Nam.

Các trung tâm tài chính còn thúc đẩy đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ tài chính hiện đại, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của các nhà đầu tư và doanh nghiệp. Điều này bao gồm việc mở rộng thị trường trái phiếu, phát triển các sản phẩm tài chính phái sinh, và hỗ trợ fintech.

Cuối cùng, trung tâm tài chính có vai trò quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực tài chính. Bất kỳ một nền kinh tế phát triển nào cũng cần một đội ngũ nhân sự cao cấp trong lĩnh vực này.

Dù tiềm năng, việc xây dựng các trung tâm tài chính quốc tế cũng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức. Trong đó, việc thay đổi tư duy, nâng cao năng lực quản lý và sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ ngành là điều kiện tiên quyết để thành công.

Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường tài chính quốc tế cũng đòi hỏi Việt Nam phải có những chiến lược phát triển phù hợp.

"Xây dựng các trung tâm tài chính quốc tế không chỉ là một dự án đơn thuần mà là một chiến lược dài hạn, đòi hỏi sự quyết tâm chính trị, sự đầu tư mạnh mẽ và sự hợp tác chặt chẽ giữa chính phủ, khu vực tư nhân và cộng đồng quốc tế. Thành công của dự án này sẽ tạo ra một cú hích mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong những năm tới", Giám đốc quốc gia Viện Tony Blair nhìn nhận.

Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế: Cơ hội vàng để Việt Nam đột phá

Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế: Cơ hội vàng để Việt Nam đột phá

Leader talk -  3 tháng
Trung tâm tài chính mới nổi đang là nhu cầu của thế giới, trong bối cảnh tái định hình hệ thống tài chính toàn cầu.
Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế: Cơ hội vàng để Việt Nam đột phá

Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế: Cơ hội vàng để Việt Nam đột phá

Leader talk -  3 tháng
Trung tâm tài chính mới nổi đang là nhu cầu của thế giới, trong bối cảnh tái định hình hệ thống tài chính toàn cầu.
TP. HCM đứng 'áp chót' xếp hạng trung tâm tài chính toàn cầu

TP. HCM đứng 'áp chót' xếp hạng trung tâm tài chính toàn cầu

Tiêu điểm -  1 năm

Theo Chỉ số Trung tâm Tài chính Toàn cầu (GFCI), TP. HCM hiện đứng thứ 120 trong tổng số 121 thành phố được xếp hạng, giảm 8 bậc so với năm trước đó.

Xây Đà Nẵng thành trung tâm tài chính quy mô khu vực

Xây Đà Nẵng thành trung tâm tài chính quy mô khu vực

Tiêu điểm -  3 năm

Đến nay, dự thảo đề án xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành trung tâm tài chính quy mô khu vực đã cơ bản được hoàn thành.

Điều kiện tiên quyết để xây dựng Trung tâm Tài chính TP.HCM

Điều kiện tiên quyết để xây dựng Trung tâm Tài chính TP.HCM

Tài chính -  3 năm

Để xây dựng thành công Trung tâm Tài chính TP Hồ Chí Minh, chúng ta cần tập trung vào việc tăng cường tự do tài chính, tăng khả năng đồng thuận chính trị và xây dựng cơ sở hạ tầng.

Động thái thuế của Mỹ tác động thế nào đến tỷ giá VND/USD?

Động thái thuế của Mỹ tác động thế nào đến tỷ giá VND/USD?

Tài chính -  3 giờ

Thị trường ngoại hối và tỷ giá diễn biến tích cực hơn sau quyết định tạm hoãn thuế đối ứng 90 ngày của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

UOB tăng vốn điều lệ tại Việt Nam thêm 2.000 tỷ đồng

UOB tăng vốn điều lệ tại Việt Nam thêm 2.000 tỷ đồng

Tài chính -  21 giờ

Lần tăng vốn mới này giúp vốn điều lệ của Ngân hàng UOB Việt Nam tăng gấp đôi so với năm 2021.

Triển khai gói tín dụng 500 nghìn tỷ đồng cho hạ tầng, công nghệ số

Triển khai gói tín dụng 500 nghìn tỷ đồng cho hạ tầng, công nghệ số

Tài chính -  2 ngày

Ngành ngân hàng thống nhất triển khai chương trình này theo tinh thần "chỉ bàn làm, không bàn lùi".

Tái định hình quyền lực vốn ngân hàng trong ma trận ESG

Tái định hình quyền lực vốn ngân hàng trong ma trận ESG

Tài chính -  4 ngày

Ngân hàng dù không phát thải trực tiếp nhưng lại nắm quyền lực trong chuỗi phát thải thông qua các khoản tín dụng và đầu tư.

ACB xây 'thành trì' khách hàng chắn bão thuế quan

ACB xây 'thành trì' khách hàng chắn bão thuế quan

Tài chính -  5 ngày

Liệu con tàu ACB có thể về đích, khi liên tục xuất hiện những cơn gió ngược như Mỹ áp thuế đối ứng, hay bóng ma chiến tranh thương mại ngày một hiện hữu?

Không nói suông, VNG cắm rễ AI vào ngành tài chính

Không nói suông, VNG cắm rễ AI vào ngành tài chính

Doanh nghiệp -  2 giờ

VNG đang đầu tư toàn diện vào AI, từ việc xây dựng hạ tầng, phát triển nền tảng và ứng dụng thực tế, với sự tham gia của mọi thành viên trong doanh nghiệp.

Ý kiến trái chiều về Trung tâm tài chính quốc tế

Ý kiến trái chiều về Trung tâm tài chính quốc tế

Tiêu điểm -  3 giờ

Phía cơ quan trung ương theo hướng thận trọng, trong khi doanh nghiệp và địa phương muốn cơ chế nới lỏng, ưu đãi.

Sunshine Group tái cấu trúc toàn diện với mũi nhọn bất động sản

Sunshine Group tái cấu trúc toàn diện với mũi nhọn bất động sản

Doanh nghiệp -  3 giờ

Bên cạnh mảng bất động sản truyền thống, Sunshine Group đang từng bước hiện thực hóa tham vọng trở thành tập đoàn đa ngành, đa lĩnh vực hàng đầu.

Samsung tổ chức Ngày hội công nghệ SIC Tech Day 2025 tại TP. HCM

Samsung tổ chức Ngày hội công nghệ SIC Tech Day 2025 tại TP. HCM

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Ngày 12/4, Samsung Việt Nam chính thức tổ chức sự kiện công nghệ SIC Tech Day 2025 lần đầu tiên tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM.

Động thái thuế của Mỹ tác động thế nào đến tỷ giá VND/USD?

Động thái thuế của Mỹ tác động thế nào đến tỷ giá VND/USD?

Tài chính -  3 giờ

Thị trường ngoại hối và tỷ giá diễn biến tích cực hơn sau quyết định tạm hoãn thuế đối ứng 90 ngày của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Thuế đối ứng Mỹ: Đòn đau hay đòn bẩy cho doanh nghiệp Việt?

Thuế đối ứng Mỹ: Đòn đau hay đòn bẩy cho doanh nghiệp Việt?

Diễn đàn quản trị -  3 giờ

Bên cạnh việc mở rộng thị trường và phân tán rủi ro địa chính trị, doanh nghiệp cần “chuyển hóa” toàn bộ cấu trúc tài chính và quản trị tài sản để trở nên linh hoạt và chống chịu tốt hơn trước các biến động khó lường.

Trung ương Đảng thống nhất sắp xếp lại bộ máy hành chính, còn 34 tỉnh

Trung ương Đảng thống nhất sắp xếp lại bộ máy hành chính, còn 34 tỉnh

Tiêu điểm -  3 giờ

Ban Chấp hành Trung ương thống nhất sắp xếp lại bộ máy hành chính còn 34 tỉnh, thành phố trong đó có 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương.