Đẩy mạnh hoạt động sở hữu trí tuệ trong trường đại học, viện nghiên cứu
Hường Hoàng
Thứ hai, 31/10/2022 - 08:10
Các trường đại học, viện nghiên cứu là một trong những cái nôi của hoạt động đổi mới sáng tạo ở mỗi quốc gia. Vì vậy, cần thúc đẩy hoạt động sở hữu trí tuệ, đồng thời có thêm những chính sách khuyến khích, hỗ trợ, tạo động lực hiện thực hóa các ý tưởng thành sản phẩm hoàn chỉnh ở môi trường này.
Cục sở hữu trí tuệ đã bắt đầu triển khai phát triển Mạng lưới các Trung tâm hỗ trợ công nghệ và đổi mới sáng tạo (TISC) của Việt Nam theo mô hình của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) từ năm 2010.
Mục tiêu ban đầu của mạng lưới là tập trung hỗ trợ đào tạo, tập huấn về sở hữu trí tuệ và tra cứu thông tin sáng chế cho các trường đại học, viện nghiên cứu nhằm gia tăng số lượng đơn đăng ký và bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích của Việt Nam.
Theo kết quả rà soát mới nhất từ Cục sở hữu trí tuệ, tính đến ngày 30/9/2022 có 45 đơn vị xác nhận tham gia mạng lưới, trong đó có 42 trường/viện và 03 doanh nghiệp cùng với nhu cầu phát triển và đáp ứng các yêu cầu trong thời kỳ mới,
Theo đó, số liệu đơn và văn bằng bảo hộ sáng chế của Việt Nam gia tăng trong những năm qua có sự đóng góp đáng kể của các trường đại học, viện nghiên cứu và sự tích cực thúc đẩy hoạt động sở hữu trí tuệ của các thành viên Mạng lưới.
Ông Trần Lê Hồng, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, nhấn mạnh việc nâng cao năng lực sở hữu trí tuệ cho các trường đại học, viện nghiên cứu với các mô hình quản trị tài sản trí tuệ (TSTT) phù hợp đang là vấn đề được quan tâm hiện nay.
Điều này đòi hỏi các thành viên của Mạng lưới TISC phải hoạt động tích cực, chuyên nghiệp, hiệu quả hơn để thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo và chuyển giao công nghệ, giải quyết vấn đề thương mại hóa các tài sản trí tuệ, nâng cao vị thế và uy tín của các trường đại học, viện nghiên cứu.
Với vai trò là cơ quan điều phối hoạt động chung của Mạng lưới TISC, Cục Sở hữu trí tuệ cho biết, Cục sẵn sàng phối hợp, chia sẻ, đồng hành cùng các trường đại học, viện nghiên cứu đẩy mạnh hoạt động SHTT ở đơn vị mình nhằm đóng góp vào sự phát triển khoa học – công nghệ của đất nước.
Thêm vào đó, Cục sẽ định hướng kế hoạch hoạt động trong những năm tiếp theo với các cấp độ khác nhau phù hợp với các thành viên tham gia, đặc biệt là sẽ đề xuất với WIPO hỗ trợ hiệu quả hơn nữa cho các hoạt động của Mạng lưới.
Tuy nhiên, vai trò của các đầu mối được chỉ định của từng thành viên cũng như sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo từng đơn vị mới là yếu tố quyết định hiệu quả của hoạt động sở hữu trí tuệ.
Thực tiễn cho thấy bên cạnh các chính sách hỗ trợ chung, các trường đại học, viện nghiên cứu cần thành lập bộ phận và có cán bộ chuyên trách về sở hữu trí tuệ để hỗ trợ các nhà khoa học cũng như quản trị tài sản trí tuệ của trường một cách kịp thời và đầy đủ.
Trong hội thảo “Hoạt động sở hữu trí tuệ trong trường đại học, viện nghiên cứu”, nhiều chuyên gia khẳng định hoạt động sở hữu trí tuệ đã và đang được các trường, viện quan tâm chú trọng phát triển, bằng chứng là số lượng đơn đăng ký và bằng sáng chế, giải pháp hữu ích của các trường, viện có xu hướng tăng.
Tuy nhiên, theo đánh giá của chuyên gia kiểm định cơ sở giáo dục đến từ Đại học Quốc gia Hà Nội, các tiêu chí sở hữu trí tuệ tại nhiều cơ sở đào tạo đại học chưa được quan tâm đúng mức với điểm đánh giá chưa cao trong thời gian qua. Thêm vào đó, việc quản trị, khai thác các tài sản trí tuệ, thương mại hóa các kết quả nghiên cứu trong trường, viện vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Từ những thách thức, hạn chế đó, các chuyên gia cũng đưa ra những đề xuất để triển khai hoạt động sở hữu trí tuệ như: xây dựng và thực thi có hiệu quả các chiến lược, chính sách phát triển tài sản trí tuệ; thành lập bộ phận chuyên trách sở hữu trí tuệ và quản trị tài sản trí tuệ; quy định “đầu ra về tài sản trí tuệ” đối với các nghiên cứu ứng dụng; tăng cường hợp tác, kết nối với doanh nghiệp…
Ngoài ra, các chuyên gia cũng đề nghị rằng, với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, Cục Sở hữu trí tuệ cần phối hợp với các Bộ, ngành liên quan triển khai nhiều hoạt động thiết thực và thường xuyên hơn nữa, cần phân nhóm lĩnh vực đối tượng đào tạo, tập huấn và hỗ trợ cũng như tạo nhiều cơ hội để các trường đại học, viện nghiên cứu chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
Chỉ riêng 10 tháng đầu tiên của năm 2022, cơ quan chức năng đã xử lý 292 trường hợp bán hàng giả, hàng nhái xe máy và phụ tùng xe máy, đặt ra những thách thức rất lớn cho doanh nghiệp trong thị trường này.
Mới đây, Legal 500 đã công bố danh sách 6 công ty luật sở hữu trí tuệ hàng đầu Việt Nam do tổ chức này bình chọn. Legal 500 là tổ chức uy tín quốc tế trong đánh giá và xếp hạng các công ty luật cũng như luật sư hàng đầu tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Trong năm qua, rất nhiều chuyên gia đã dự đoán về những tác động toàn diện của metaverse và NFT đối với nền kinh tế toàn cầu. Điều này khiến cho nhiều người đặt câu hỏi: liệu luật pháp có nhất thiết phải tạọ ra những quy định mới để thích ứng với những thay đổi này hay không?
Với tính chất xuyên biên giới và đa chủ thể tham gia, không gian mạng đã mang lại không ít cơ hội kinh doanh, đồng thời cũng mang đến nhiều thách thức khó lường trong hoạt động kiểm soát hàng giả, hàng nhái và hoạt động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân sáng tạo.
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.