Nhiều thách thức trong thực thi quyền sở hữu trí tuệ trên không gian mạng
Hường Hoàng
Thứ ba, 27/09/2022 - 12:28
Với tính chất xuyên biên giới và đa chủ thể tham gia, không gian mạng đã mang lại không ít cơ hội kinh doanh, đồng thời cũng mang đến nhiều thách thức khó lường trong hoạt động kiểm soát hàng giả, hàng nhái và hoạt động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân sáng tạo.
Trong “Thảo luận bàn tròn và hội thảo về thực thi quyền sở hữu trí tuệ trên không gian mạng” tổ chức ngày 26/9/2022, các cơ quan thực thi pháp luật, những cơ quan hữu quan và nhiều doanh nghiệp đã nhấn mạnh những thách thức to lớn trong thực thi quyền sở hữu trí tuệ trên không gian mạng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới.
Xây dựng nền sở hữu trí tuệ an toàn để tăng uy tín quốc gia
Trong những thập kỉ vừa qua, kinh tế Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ. Các sản phẩm của Việt Nam đã được xuất khẩu sang nhiều thị trường trên thế giới. Đồng thời, rất nhiều doanh nghiệp cũng xuất khẩu vào Việt Nam. Trong quá trình đó, nhiều sản phẩm đã bị làm giả, làm nhái, nhiều tác phẩm bị vi phạm bản quyền.
Hiện tại, ngoài việc chống hàng giả, hàng nhái trực tiếp, Việt Nam và thế giới còn phải đối mặt với hàng giả, hàng nhái trực tuyến. Việc gia tăng của thương mại điện tử là nhân tố lớn nhất ảnh hưởng đến hoạt động giả mạo sản phẩm và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Hơn nữa, việc giao hàng đến tận nhà cũng khiến cho các sản phẩm vượt qua những hàng rào thực thi một cách dễ dàng hơn. Những video streaming hay các nền tảng cung cấp nhạc miễn phí đã khiến cho hàm lượng tri thức của nền kinh tế bị ăn cắp ngày càng nhiều.
Theo Ngài đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E. Knapper, khi hướng đến một nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam cần phải bảo vệ bản thân cũng như tránh việc những sản phẩm trí tuệ của nước khác bị đánh cắp trên lãnh thổ Việt Nam và do công dân Việt Nam.
Chúng ta cần phải ngăn chặn các đối tượng làm giả để tránh được những vấn đề của cả hai bên. Có giữ được tính an toàn của nền sở hữu trí tuệ trong nước thì Việt Nam mới tạo được uy tín trong lĩnh vực này, từ đó thu hút thêm được nhiều nhà đầu tư nước ngoài.
Cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các quốc gia
Trong khi đó, theo ông Trần Văn Tùng, Thứ trưởng Bộ khoa học và công nghệ, các quốc gia nên hợp tác chặt chẽ với nhau để tăng khả năng thực thi quyền sở hữu trí tuệ trên không gian mạng. Đặc biệt, giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã có nhiều chương trình hợp tác nói chung để đào tạo nâng cao chất lương đội ngũ quản lý của cả hai bên.
Cụ thể, rất nhiều thương hiệu Mỹ đang kinh doanh tại Việt Nam, ngoài ra Việt Nam cũng có rất nhiều nhãn hiệu của Việt Nam kinh doanh ở Mỹ và xảy ra tranh chấp ở thị trường này. Ví dụ, trước đây FPT - hãng viễn thông lớn của Việt Nam đã từng phải mua lại tên miền ở Mỹ khi chưa kịp đăng ký ở thị trường này.
Hay hãng cà phê Trung Nguyên cũng từng bị một nhà phân phối bên Mỹ nộp đơn đăng ký nhãn hiệu và phải mất rất nhiều tiền để “chuộc” lại nhãn hiệu của riêng mình. Ngoài ra, ở Việt Nam cũng xảy ra rất nhiều trường hợp vi phạm quyền sở hữu trí tuệ khác đối với các doanh nghiệp Mỹ.
Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải nhận thức được mạnh mẽ về sở hữu trí tuệ, đồng thời cần sự phối hợp mạnh mẽ giữa các cơ quan ban ngành hai bên để cùng giải quyết vấn đề.
Có thể xử lý đến khung cao nhất nếu vi phạm quyền sở hữu trí tuệ
Nhận thức được những thiệt hại, mất mát không chỉ về khía cạnh kinh tế mà còn trên khía cạnh con người, xã hội, trong các năm qua, Việt Nam đã thực hiện nhiều hoạt động nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Cụ thể, trong vòng 40 năm qua, Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện và phát triển Luật sở hữu trí tuệ. Năm 1981, những quy định về sở hữu trí tuệ xuất hiện lần đầu tiên ở Việt Nam dưới dạng pháp lệnh. Hơn 10 năm sau, Việt Nam đã luật hóa tất cả các văn bản dân sự liên quan đến sở hữu trí tuệ trước đó, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong ngành sở hữu trí tuệ Việt Nam vào năm 2005.
Và sau đó, đến năm 2005, Luật sở hữu trí tuệ đã được cắt ra làm một luật riêng. Mới đây nhất, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Quyết định phê duyệt Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030 với định hướng đưa Việt Nam trở thành một trong những nước dẫn đầu ASEAN về trình độ sáng tạo, bảo hộ và khai thác quyền sở hữu trí tuệ.
Ngày nay, những trang thương mại điện tử, các trang mạng xã hội như Facebook, Tiktok đã khiến cho việc xử lý hành vi xâm phạm quyền ngày càng trở nên khó khăn hơn do việc kinh doanh trên những hoạt động này đều phi biên giới. Thêm vào đó, những đối tượng thực hiện các hành vi này đều là những người có kĩ năng tương đối tốt, khả năng và năng lực đa ngành, khiến cho việc thực thi quyền càng trở nên khó khăn hơn.
Theo ông Nguyễn Quang Dũng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các quy định của pháp luật Việt Nam về xử lý hành chính, hình sự về sản xuất và buôn bán hàng giả là rất nghiêm khắc. Về khung hình sự, người sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái có thể sẽ phải đối mặt với mức án tử hình đối với việc cung cấp những thực phẩm, dược phẩm giả, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của con người, xã hội.
Một lần nữa, ông Dũng nhấn mạnh, Việt Nam luôn bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ không chỉ đối với các sản phẩm trong nước mà còn cả nước ngoài. Nhưng để thực hiện sở hữu trí tuệ với quy mô toàn diện, đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan nước ngoài.
Nổi tiếng là quốc gia có số lượng hàng giả, hàng nhái lớn nhất trên thế giới, Trung Quốc thường xuyên nằm trong danh sách theo dõi của nhiều quốc gia về quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, những năm gần đây, với nỗ lực làm lành mạnh hóa nền kinh tế trong nước, môi trường sở hữu trí tuệ (SHTT) của Trung Quốc đang dần có sự hoàn thiện và trưởng thành.
Chẳng ai có thể nghi ngờ được giá trị tri thức khổng lồ của những sản phẩm trong ngành thời trang, cho dù đó là thời trang may sẵn hay thời trang cao cấp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp thời trang vừa và nhỏ vẫn còn chưa chú ý đến việc bảo vệ những tài sản trí tuệ đó.
Sáng ngày 6/9/2022, tại Trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Thứ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Hoàng Giang đã tiếp và làm việc với đoàn Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) do ông Hasan Kleib, Phó Tổng giám đốc WIPO phụ trách lĩnh vực phát triển quốc gia và khu vực, dẫn đầu.
Nước hoa N°5 của CHANEL được tung ra thị trường vào năm 1921 và nhanh chóng trở thành biểu tượng của sự tinh tế và sang trọng. Kể từ đó, dòng nước hoa này đã bị nhiều nhãn hàng bắt chước, đạo nhái. Và một trong số đó là nước hoa mang nhãn hiệu N°9 của Flower of Story.
Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản vừa được công bố đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc xây dựng ngành môi giới chuyên nghiệp, bền vững.
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.