DIC tái khởi động kế hoạch huy động vốn từ cổ đông

Dũng Phạm Thứ hai, 31/03/2025 - 12:18
Nghe audio
0:00

Năm ngoái, DIC cũng từng có ý định chào bán 200 triệu cổ phiếu để huy động 3.000 tỷ đồng từ cổ đông nhưng bất thành

Tập đoàn DIC vừa công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông năm 2025 nhiều nội dung đáng chú ý. Trong đó, công ty quyết định lên kế hoạch huy động vốn hàng nghìn tỷ đồng để thực hiện các mục tiêu kinh doanh tham vọng.

Tiếp tục mục tiêu huy động vốn từ cổ đông

Trước nhu cầu cấp thiết cần bổ sung thêm nguồn lực để đẩy mạnh phát triển đồng loạt các dự án tồn đọng, trong tài liệu mới công bố, DIC dự kiến tăng cường huy động vốn từ những kênh truyền thống như đã thực hiện trong thời gian qua.

Đáng chú ý, sau nhiều lần hủy hoãn, DIC lại quyết định tái khởi động kế hoạch huy động vốn từ các cổ đông hiện hữu trong bối cảnh thị trường chứng khoán ghi nhận sự khởi sắc hơn trong đầu năm nay.

Theo đó, DIC dự kiến phát hành gần 186,6 triệu cổ phiếu trong năm 2025, bao gồm gần 36,6 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 6% để trả cổ tức năm trước.

Còn lại 150 triệu cổ phiếu, công ty sẽ chào bán cho cổ đông hiện hữu với giá 12.000 đồng/cổ phiếu trong nửa cuối năm nay, thấp hơn 39% so với giá phiên 28/03 - ở mức 19.800 đồng/cổ phiếu.

Số tiền dự kiến thu về 1.800 tỷ đồng từ đợt chào bán, DIC dự kiến sử dụng 600 tỷ đồng để mua lại trái phiếu DIC12301, bổ sung 600 tỷ đồng đầu tư thực hiện dự án khu phức hợp Cap Saint Jacques - giai đoạn 3 (khối C4) và 600 tỷ đồng bổ sung vốn đầu tư cho dự án khu dân cư thương mại Vị Thanh.

Nếu thành công, DIC sẽ tăng vốn điều lệ lên gần 8.000 tỷ đồng.

Năm 2024, công ty cũng từng lên kế hoạch chào bán 200 triệu cổ phiếu với giá 15.000 đồng/cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để huy động 3.000 tỷ đồng nhưng bất thành.

Công ty cho biết lý do ngừng bán là nhằm đảm bảo lợi ích của cổ đông trong điều kiện thị trường chứng khoán không thuận lợi.

Trước đó, tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông năm 2022, DIC đã thông qua phương án phát hành thêm 100 triệu cổ phiếu với giá chào bán 30.000 đồng/cổ phiếu.

Tuy nhiên, cuộc họp bất thường lần hai diễn ra hồi tháng 10/2022 đã thông qua phương án điều chỉnh giá chào bán xuống còn 15.000 đồng/cổ phiếu sau khi cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường lần một tổ chức bất thành do không đủ tỷ lệ cổ đông tham gia.

Tới tháng 4/2023, chỉ một thời gian ngắn sau khi tái khởi động lại kế hoạch huy động vốn, DIC cũng đã có nghị quyết thông qua việc dừng triển khai phương án phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.

Bên cạnh kế hoạch phát hành tăng vốn, DIC cũng sẽ vay ngân hàng hạn mức 2.223 tỷ đồng nhằm chủ động công tác thu xếp vốn trong trường hợp các dự án đáp ứng được các điều kiện được vay vốn theo quy định.

Kỳ vọng bứt phá với kế hoạch dàn trải

Có thể thấy, việc huy động vốn từ bên ngoài, đặc biệt từ phía các cổ đông hiện hữu vẫn khá khó khăn dù DIC đã liên tục thay đổi các phương án theo tình hình thị trường. Điều này cho thấy niềm tin của các cổ đông công ty chưa thực sự cao đối với các kế hoạch sử dụng vốn đề xuất.

Trên thực tế, dù sở hữu quỹ đất khủng hàng nghìn héc ta, việc triển khai đồng loạt, dàn trải nhiều dự án trong bối cảnh nội lực doanh nghiệp suy giảm, thị trường chưa thực sự ủng hộ khiến kết quả kinh doanh của DIC vẫn hết sức ảm đạm.

Lãi ròng mà DIC đem về cho cổ đông công ty mẹ chỉ duy trì ở mức 100-150 tỷ đồng/năm trong suốt giai đoạn ba năm vừa qua dù kế hoạch đề ra tại các cuộc họp đại hội đồng cổ đông luôn mang tới nhiều kỳ vọng.

Dù vậy, tới năm nay, DIC lại tiếp tục đặt kế hoạch sản xuất kinh doanh với kỳ vọng bứt phá.

Cụ thể, tổng doanh thu hợp nhất tiếp tục ở mức kỷ lục là 3.500 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 718 tỷ đồng, lần lượt gấp gần 3-5 lần so với thực hiện 2024. Công ty dự kiến tỷ lệ cổ tức từ 7-10%.

Vướng mắc pháp lý tại Dự án khu đô thị du lịch sinh thái Đại Phước ảnh hưởng đáng kể tới kết quả lợi nhuận của DIC. Ảnh DIC

Trong kế hoạch thực hiện, DIC sẽ tập trung kinh doanh sản phẩm tại các dự án để tạo nguồn thu như tại khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên, khu dân cư thương mại Vị Thanh, khu phức hợp CSJ (giai đoạn 2)…, chuẩn bị sẵn sàng ngay khi đủ điều kiện tiến hành mở bán.

Đối với dự án khu đô thị du lịch sinh thái Đại Phước và dự án khu dân cư Hiệp Phước, công ty sẽ liên hệ khách hàng đôn đốc ký phụ lục hợp đồng xây thô các căn còn lại đối với các trường hợp đã nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán.

Thực hiện các thủ tục để hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở tại dự án khu dân cư Hiệp Phước, khu đô thị du lịch sinh thái Đại Phước và các dự án chung cư khi đủ điều kiện.

DIC cũng phân bổ 6.690 tỷ đồng cho đầu tư phát triển, tăng 152% so với thực hiện năm 2024, tập trung vào các dự án trọng điểm như khu trung tâm Chí Linh (274 tỷ đồng), khu đô thị mới Bắc Vũng Tàu (400 tỷ đồng), khu phức hợp CSJ (370 tỷ đồng), khu đô thị du lịch Long Tân (950 tỷ đồng), khu dân cư Hiệp Phước (136 tỷ đồng), khu dân cư thương mại Vị Thanh - Hậu Giang (737 tỷ đồng), khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên (1.328 tỷ đồng), khu nhà ở Lam Hạ Center Point (1.218 tỷ đồng), dự án chung cư A2-1 (539 tỷ đồng) và nghiên cứu đầu tư khu đô thị Quảng Xương (4 tỷ đồng).

Bên cạnh đó, DIC dự chi gần 104 tỷ đồng đầu tư vào Công ty CP Xây dựng DIC Holdings và hơn 507 tỷ đồng cho Công ty CP Đầu tư phát triển Phương Nam (DIC Phương Nam).

Trong năm 2024 vừa qua, DIC đã đang trải qua giai đoạn khó khăn nhất trong 35 năm hoạt động khi chứng kiến sự ra đi của Chủ tịch Nguyễn Thiện Tuấn cùng hàng loạt các vấn đề pháp lý dự án chưa được tháo gỡ, công tác giải phóng mặt bằng gặp vướng mắc do giá đền bù cao, tranh chấp đất đai.

Trong khi đó, áp lực trả nợ vay và trái phiếu đến hạn ngày càng lớn, còn hoạt động kinh doanh và thu hồi công nợ thì vẫn gặp nhiều khó khăn.

Trước đó, DIC từng đặt mục tiêu doanh thu và thu nhập khác hợp nhất đạt 2.300 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 1.100 tỷ đồng cho năm 2024. Tuy nhiên, công ty chỉ lần lượt hoàn thành 63% và 16% kế hoạch đề ra.

Công ty cho biết nguyên nhân không đạt kế hoạch là do dự án Khu đô thị sinh thái Đại Phước, vốn chiếm phần lớn chỉ tiêu lợi nhuận, chưa hoàn tất thủ tục chuyển nhượng.

Các dự án khác như CSJ, Khu đô thị Nam Vĩnh Yên, Khu dân cư thương mại Vị Thanh... cũng không hoàn thành kế hoạch do thị trường còn ảm đạm, khách hàng gặp khó khăn về tài chính.

Tập đoàn DIC được xếp hạng tín nhiệm BB+ với triển vọng ổn định

Tập đoàn DIC được xếp hạng tín nhiệm BB+ với triển vọng ổn định

Tài chính -  1 năm
Mức điểm xếp hạng của DIC phản ánh đánh giá những khó khăn trong giai đoạn tới khi thị trường bất động sản được dự báo sẽ cần thêm thời gian để cải thiện tình hình hoạt động chung của ngành.
Tập đoàn DIC được xếp hạng tín nhiệm BB+ với triển vọng ổn định

Tập đoàn DIC được xếp hạng tín nhiệm BB+ với triển vọng ổn định

Tài chính -  1 năm
Mức điểm xếp hạng của DIC phản ánh đánh giá những khó khăn trong giai đoạn tới khi thị trường bất động sản được dự báo sẽ cần thêm thời gian để cải thiện tình hình hoạt động chung của ngành.
Lý do khiến Tập đoàn DIC phải trì hoãn các kế hoạch phát hành nghìn tỷ?

Lý do khiến Tập đoàn DIC phải trì hoãn các kế hoạch phát hành nghìn tỷ?

Tài chính -  2 tháng

Tập đoàn DIC vẫn chưa thể huy động vốn thành công với các kế hoạch phát hành dù đang nắm trong tay quỹ đất "khủng" hàng nghìn héc ta trải dài trên khắp cả nước.

Khởi sắc hơn dưới thời tân chủ tịch, DIC Corp vẫn hụt hơi

Khởi sắc hơn dưới thời tân chủ tịch, DIC Corp vẫn hụt hơi

Doanh nghiệp -  1 tháng

Tân Chủ tịch HĐQT Nguyễn Hùng Cường giúp cổ đông an tâm hơn khi trong quý cuối năm 2024, DIC Corp đã ghi nhận nhiều tín hiệu khởi sắc.

Kinh doanh bất động sản bết bát, Danh Khôi rẽ hướng sang nông nghiệp

Kinh doanh bất động sản bết bát, Danh Khôi rẽ hướng sang nông nghiệp

Doanh nghiệp -  2 ngày

Danh Khôi lấn sân sang mảng nông nghiệp diễn ra trong bối cảnh công ty liên tục đối mặt với khó khăn về hoạt động kinh doanh và tài chính bất ổn.

Thoát bẫy mở rộng, Thế Giới Di Động định hình lại chiến lược kinh doanh

Thoát bẫy mở rộng, Thế Giới Di Động định hình lại chiến lược kinh doanh

Doanh nghiệp -  2 ngày

Chiến lược “giảm lượng, tăng chất” được Thế Giới Di Động bắt đầu thực hiện từ năm 2024 đang giúp doanh nghiệp này tăng hiệu suất kinh doanh

Kinh doanh bất động sản bết bát, Danh Khôi rẽ hướng sang nông nghiệp

Kinh doanh bất động sản bết bát, Danh Khôi rẽ hướng sang nông nghiệp

Doanh nghiệp -  2 ngày

Danh Khôi lấn sân sang mảng nông nghiệp diễn ra trong bối cảnh công ty liên tục đối mặt với khó khăn về hoạt động kinh doanh và tài chính bất ổn.

Cốt tinh hơn cốt đông, Gelex siết chặt kỷ luật đầu tư

Cốt tinh hơn cốt đông, Gelex siết chặt kỷ luật đầu tư

Doanh nghiệp -  2 ngày

Tổng giám đốc Gelex Nguyễn Văn Tuấn cho biết kỷ luật đầu tư và tỷ suất lợi nhuận sẽ là yếu tố quyết định cho giai đoạn phát triển sắp tới của tập đoàn.

Gelex đẩy mạnh R&D và phát triển thị trường xuất khẩu

Gelex đẩy mạnh R&D và phát triển thị trường xuất khẩu

Doanh nghiệp -  3 ngày

Gelex đặt mục tiêu năm nay duy trì tăng trưởng ổn định trong các hoạt động cốt lõi, tìm kiếm cơ hội đầu tư lĩnh vực mới giàu tiềm năng, đồng thời nâng cao năng lực quản trị rủi ro trên toàn hệ thống.

SK Group cân nhắc khoản đầu tư ở Vingroup và Masan

SK Group cân nhắc khoản đầu tư ở Vingroup và Masan

Doanh nghiệp -  3 ngày

Báo cáo thường niên năm 2024 của SK Group công bố mới đây ghi nhận các khoản đầu tư vào cổ phiếu của Tập đoàn Vingroup vào khoản mục tài sản nắm giữ chờ bán.

DIC tái khởi động kế hoạch huy động vốn từ cổ đông

DIC tái khởi động kế hoạch huy động vốn từ cổ đông

Doanh nghiệp -  5 giây

Năm ngoái, DIC cũng từng có ý định chào bán 200 triệu cổ phiếu để huy động 3.000 tỷ đồng từ cổ đông nhưng bất thành

Sử dụng dữ liệu vào sản xuất là điều bắt buộc trong kỷ nguyên mới

Sử dụng dữ liệu vào sản xuất là điều bắt buộc trong kỷ nguyên mới

Leader talk -  8 phút

Việc chia sẻ dữ liệu và kinh nghiệm giữa các doanh nghiệp là con đường ngắn nhất để đưa công nghệ đi vào quy trình sản xuất kinh doanh, giúp các doanh nghiệp học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Dữ liệu là tài nguyên mở, cần được chia sẻ và lan tỏa, nhưng đó cũng là tài sản của doanh nghiệp…

Quy định vô lý, ngành nông nghiệp mong sửa luật

Quy định vô lý, ngành nông nghiệp mong sửa luật

Tiêu điểm -  26 phút

Ngành nông nghiệp đang bị kìm hãm bởi nhiều quy định vô lý làm tăng chi phí sản xuất, chi phí tuân thủ, gây thiệt hại cho người dân và doanh nghiệp.

Vietnam Airlines nâng cao năng lực quản lý khủng hoảng

Vietnam Airlines nâng cao năng lực quản lý khủng hoảng

Nhịp cầu kinh doanh -  34 phút

Chương trình diễn tập và hội thảo quản lý khủng hoảng, nhằm nâng cao năng lực ứng phó khủng hoảng, bảo vệ an toàn hành khách, cán bộ nhân viên và uy tín thương hiệu.

Từng là 'mỏ vàng', vì sao shophouse đang dần mất giá?

Từng là 'mỏ vàng', vì sao shophouse đang dần mất giá?

Bất động sản -  3 giờ

Nở rộ nhưng theo bà Hoàng Nguyệt Minh, Giám đốc cấp cao bộ phận cho thuê thương mại Savills Hà Nội, không dễ để các shophouse có thể kinh doanh thành công và mang lại lợi nhuận như kỳ vọng.

Bùng nổ ngân hàng số nhưng lợi nhuận vẫn là dấu hỏi

Bùng nổ ngân hàng số nhưng lợi nhuận vẫn là dấu hỏi

Tài chính -  3 giờ

Các ngân hàng số không chỉ cần tăng trưởng về số lượng người dùng mà còn phải xây dựng một chiến lược kinh doanh bền vững, đảm bảo khả năng sinh lời lâu dài.

Thủ tướng 'lệnh' gỡ vướng dứt điểm 1.533 dự án

Thủ tướng 'lệnh' gỡ vướng dứt điểm 1.533 dự án

Tiêu điểm -  16 giờ

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu xử lý dứt điểm 1.533 dự án tồn đọng, nhằm giải phóng nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng.