Phát triển bền vững
Điện than Việt Nam có thể đắt nhất thế giới
Việc than được coi là lựa chọn chi phí thấp cho sản xuất điện đang thay đổi nhanh chóng, đặc biệt giữa sự xuất hiện ngày càng nhiều của năng lượng mặt trời và gió.
Theo báo cáo “Here comes the sun (and wind)” của tổ chức phi lợi nhuận Carbon Tracker, các tổ máy điện than của Việt Nam có giá khoảng 47 USD/MWh năm 2019 nếu dựa trên chi phí biên dài hạn (LRMC) trung bình.
Chi phí này khá cao do Việt Nam phụ thuộc vào thị trường than vận chuyển bằng đường biển. Theo Viện Phân tích Tài chính – Kinh tế học Năng lượng (IEEFA), Việt Nam có thể phải chi thêm 1,3 tỷ USD mỗi năm để nhập khẩu than.
Điều quan trọng là mức giá ước tính trên chưa tính đến giá carbon và rất ít quy định liên quan đến ô nhiễm không khí.
Nếu Việt Nam áp dụng giá carbon tương đương với hệ thống mua bán khí thải của châu Âu và thực hiện các quy định về ô nhiễm không khí tương tự các quy định của Mỹ, khả năng điện than của Việt Nam sẽ đắt nhất thế giới, báo cáo nhận định.
Carbon Tracker đã chỉ ra ba điểm chuyển đổi kinh tế cho thấy điện than ngày càng lỗi thời về mặt kinh tế. Đó là khi năng lượng tái tạo mới vượt trội so với điện than mới hoặc đang xây dựng, vượt trội so với điện than hiện có và khi có công suất phát cố định (hoặc điều chỉnh) vượt trội so với điện than hiện có.
Báo cáo cho rằng đến năm 2020, đầu tư vào điện mặt trời mới sẽ rẻ hơn so với điện than mới và đến năm 2021, đầu tư vào điện gió mới trên bờ sẽ rẻ hơn.
Xu hướng thay đổi chi phí này sẽ dẫn đến nguy cơ tài sản bị mắc kẹt đáng kể nếu các nhà đầu tư và các nhà hoạch định chính sách vẫn quyết định thực hiện kế hoạch tăng công suất điện than như quy hoạch.
Thời gian thu hồi vốn cho các khoản đầu tư mới vào điện than thường là 15 – 20 năm nên các khoản đầu tư này có tính rủi ro cao bởi đốt than để tạo ra điện khó có thể là một lựa chọn chi phí thấp nhất trước khi trả hết nợ.
Đến năm 2022, báo cáo cho rằng xây dựng điện mặt trời và điện gió mới trên bờ sẽ rẻ hơn việc vận hành các nhà máy điện than hiện có.
Cả điện mặt trời và điện gió trên bờ tại Việt Nam có sự giảm chi phí ấn tượng trong bốn năm qua và nếu xu hướng này tiếp tục, đầu tư mới vào năng lượng tái tạo sẽ rẻ hơn so với vận hành các nhà máy điện than trong tương lai gần.
Báo cáo nhận định rằng việc Việt Nam tiếp tục gắn bó với điện than có thể đẩy quốc gia này vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan, hoặc là tiếp tục trợ cấp cho các nhà máy điện than để duy trì khả năng tài chính, hoặc giữ mức giá thấp để giúp người tiêu dùng khỏi phải gánh chi phí cao hơn.
Tuy nhiên, cả hai phương án này đều cho thấy sự không bền vững do việc trợ cấp điện than sẽ tạo ra sự không hài lòng ở người đóng thuế hoặc người tiêu dùng điện trong khi mức giá thấp sẽ ảnh hưởng đến các nguồn thu ngân sách.
Carbon Tracker khuyến nghị Việt Nam nên dừng đầu tư cho điện than mới cũng như xây dựng lộ trình tối ưu hóa cho các nhà máy đang hoạt động.
Đằng sau cơn sốt điện mặt trời tại Việt Nam
Việt Nam là địa điểm đầu tư điện than hàng đầu của Trung Quốc
Việt Nam xếp thứ hai về công suất điện than được tài trợ từ Trung Quốc và xếp thứ tư về tổng giá trị với 3,6 tỷ USD.
Lời giải cho nhiệt điện than, nhu cầu năng lượng và biến đổi khí hậu
'Hãy sử dụng năng lượng sạch ngay từ hôm nay, bất kỳ ai nói năng lượng từ than rẻ hơn thì có nghĩa là họ đã quên không tính chi phí ngoại biên từ hệ quả của các nguồn năng lượng hóa thạch gây ra như bệnh ung thư, phổi... Nếu tính điều này, nhiệt điện than sẽ không rẻ hơn các năng lượng mới, năng lượng sạch', ông John Kerry, Cựu Ngoại trưởng Mỹ, Chủ tịch danh dự Quỹ Hòa Bình Quốc tế Carnegie nhấn mạnh.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Bếp đun ít khói và bước chân đồng hành của Tập đoàn TH trên hành trình trung hoà carbon
Từ năm 2022 đến nay, Tập đoàn TH đã góp phần quan trọng vào chuỗi hoạt động trao tặng hơn 200.000 bếp cho bà con nông dân các tỉnh thành trong cả nước; tương đương góp phần giảm 400.000 tấn khí CO2.
Thách thức từ 'luật chơi xanh' ngành hàng hải
Ngành hàng hải đối diện với bài toán chuyển đổi xanh để đáp ứng yêu cầu của đối tác cũng như quy định pháp lý của thị trường quốc tế.
Tắt đèn Bật ý tưởng 2025: Hành trình 15 năm và bước tiến mới
Với thông điệp "Tắt sống nhanh - Bật sống xanh", chiến dịch Tắt đèn Bật ý tưởng 2025 đã chính thức quay trở lại để tiếp tục hành trình bảo vệ môi trường.
Bao giờ Việt Nam có một triệu chuyên gia AI?
Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT tin rằng, nếu có được một triệu chuyên gia AI, Việt Nam sẽ thực sự sánh vai với cường quốc hàng đầu về công nghệ.
Manulife khai trương văn phòng mới tại 'phố' tài chính quận 1, TP.HCM
Với mong muốn phục vụ khách hàng và đội ngũ đại lý tốt hơn, Manulife vừa chính thức khai trương văn phòng MClass Saigon tại vị trí đắc địa thuộc tòa nhà LIM Tower (9-11 Tôn Đức Thắng, quận 1).
Phát Đạt phủ nhận liên quan vụ thao túng giá cổ phiếu PDR
Phát Đạt khẳng định không có liên quan đến hai cá nhân bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt vì thao túng giá cổ phiếu PDR.
Tìm động lực cho khu vực kinh tế bị 'lãng quên'
Các chuyên gia nhận định khu vực kinh tế tư nhân đã phát triển mạnh mẽ nhưng đa phần quy mô nhỏ và vừa, hạn chế về tài chính và khả năng cạnh tranh.
Tích cực huy động vốn, FPTS vẫn đặt mục tiêu 'đi lùi'
Mặc dù đẩy mạnh huy động vốn bổ sung hoạt động kinh doanh, FPTS lại lên kế hoạch kinh doanh thấp nhất so với kết quả thực hiện từ năm 2021 tới nay.
Ông lớn địa ốc 'tạo sóng' nhà ở xã hội
Hàng loạt doanh nghiệp bất động sản hàng đầu đã và đang đẩy mạnh xây dựng dự án, tăng tốc trong cuộc đua xây dựng nhà ở xã hội.
Chuyển đổi tư duy theo mô hình lãnh đạo số toàn diện
Mô hình lãnh đạo số toàn diện phản ánh sự kết hợp giữa chuyển đổi số, quản trị dữ liệu và tối ưu vận hành.