Phát triển bền vững
Đằng sau cơn sốt điện mặt trời tại Việt Nam
Là nguồn năng lượng tái tạo nổi bật, điện mặt trời mang lại không ít rủi ro cho nhà đầu tư cũng như bản thân quốc gia đang phát triển loại năng lượng này.

Thời gian qua, các dự án điện mặt trời được công bố ồ ạt tại Việt Nam, chạy đua với mục tiêu được cấp chứng nhận vận hành thương mại trước ngày 30/6/2019 để hưởng mức giá ưu đãi.
Việc đóng điện hàng loạt nhà máy sẽ góp phần bổ sung nguồn điện, giảm bớt sự thiếu hụt về năng lượng.
Sự xuất hiện các nhà máy điện mặt trời này đã giúp thay đổi cơ cấu cung cấp điện tại Việt Nam theo hướng bền vững hơn và thậm chí, vượt cả quy hoạch.
Theo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, khoảng 340 dự án điện mặt trời, điện gió với tổng công suất dự kiến khoảng 28.000 MW đã được gửi lên trong vòng một năm qua trong khi mức được phê duyệt đến hết năm 2018 mới chỉ ở mức 7.500 MW.
Không chỉ vậy, lĩnh vực năng lượng tái tạo tại Việt Nam nói chung và điện mặt trời nói riêng đã cho thấy dấu chân rõ ràng và ngày càng nhiều của các doanh nghiệp tư nhân.
Cuối tháng 4 vừa qua, Tập đoàn BIM Group đã khánh thành cụm nhà máy điện mặt trời tại Thuận Nam và hòa lưới điện quốc gia với công suất 330 MW sau hơn 9 tháng chính thức thi công.
Đây là tổ hợp nhà máy năng lượng điện mặt trời lớn nhất Đông Nam Á đi vào hoạt động và dự kiến sản xuất khoảng 600 triệu kWh/năm.
Tập đoàn Thành Thành Công, một trong những nhà phát triển các dự án điện mặt trời lớn nhất cả cả nước đã đưa vào hoạt động 2 nhà máy tại Phong Điền, Thừa Thiên Huế (35MW) và Krong Pa (49MW).
Ngoài ra, lĩnh vực này còn có sự xuất hiện của nhiều cái tên đáng chú ý khác như Tập đoàn Trung Nam, Công ty Xuân Cầu, TTVN Group hay Bamboo Capital.
Những thương vụ bán lại cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài sau đó đã mang lại không ít doanh thu cho các doanh nghiệp tư nhân này.
Tuy vậy, việc đầu tư một nhà máy năng lượng mặt trời đòi hỏi nguồn vốn lớn, từ 50 đến 500 triệu USD tùy vào quy mô từng dự án, buộc không ít nhà đầu tư tìm đến khoản vay từ ngân hàng.
Sau ngày 30/6 tới, giá mua điện nhiều khả năng được điều chỉnh thấp hơn nhiều, dẫn tới nguy cơ doanh nghiệp không có tỉ suất sinh lợi tốt để trả vốn và lãi vay ngân hàng, gây ra rủi ro tài chính.
Chưa hết, việc bán điện của các nhà máy điện mặt trời còn phụ thuộc vào bên mua là Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN).
Điều 7, chương II dự thảo Bộ Công thương đang lấy ý kiến để trình Chính phủ ban hành và áp dụng sau thời điểm tháng 6/2019 quy định bên mua có trách nhiệm mua toàn bộ điện năng được sản xuất từ các dự án điện mặt trời nối lưới trong điều kiện vận hành lưới điện cho phép.
Điều này đặt ra khả năng EVN có thể từ chối mua điện với lý do vượt quá công suất truyền tải, đẩy nhà đầu tư điện mặt trời vào tình trạng “cho không ai lấy, bán chẳng ai mua”, gia tăng áp lực lên vấn đề tài chính.
Những bất cập về mạng lưới truyền tải cho điện mặt trời là viễn cảnh hoàn toàn có thể xảy ra khi nhà máy “mọc lên như nấm”, bỏ xa công suất được thiết kế trước đó.
Không chỉ vậy, các dự án điện mặt trời cũng mang lại mối đe dọa bởi pin năng lượng.
Hơn 1 triệu tấm pin được lắp đặt tại cụm nhà máy điện mặt trời của BIM Group, khoảng 300.000 tấm panel tại dự án của Srêpok và Quang Minh hay gần 150.000 tấm pin năng lượng tại dự án TTC Phong Điền cũng như nhiều dự án khác là những nguy cơ đối với môi trường khi hết hạn sử dụng.
Theo Cục Năng lượng Mỹ, một tấm pin mặt trời có thời gian sử dụng khoảng 20 - 30 năm tùy vào điều kiện môi trường. Nhiệt độ cao có thể khiến thời gian sử dụng ngắn hơn và yếu tố tiêu cực như tuyết, bụi sẽ gây tổn hại vật liệu bề mặt và mạch diện bên trong, làm giảm dần năng suất.
Một tấm pin mặt trời chứa các kim loại như chì, đồng, nhôm với các tế bào năng lượng mặt trời làm từ tinh thể silicon và được bọc trong lớp nhựa dày để bảo vệ.
Việc phân loại và xử lý rác tốn chi phí lớn, chưa kể các hóa chất sinh ra trong quá trình tái chế gây hại cho môi trường.
Dấu ấn nhà đầu tư Thái Lan trong cơn sốt điện mặt trời Việt Nam
Cảnh báo về cuộc chạy đua xây nhà máy điện mặt trời
Theo ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đang đua nhau đầu tư dự án điện mặt trời nhưng thiếu hiểu biết về công nghệ, kỹ thuật.
'Việt Nam sẽ nhanh chóng làm chủ công nghệ điện mặt trời'
Theo đánh giá của ông Phạm Minh Tuấn, Phó tổng giám đốc Bamboo Capital Group chỉ trong một thời gian ngắn nữa, Việt Nam sẽ có một đội ngũ làm chủ được công nghệ năng lượng mặt trời và vươn ra thế giới.
Tiên phong mở lối đi mới trong du lịch hang động
Giữa Cẩm Phả, Quảng Ninh, hang Ngọc Rồng đang cho thấy sự đổi mới trong cách tiếp cận, khai thác cảnh quan tự nhiên. Một sản phẩm du lịch có cách thức tiếp cận hài hòa giữa bảo tồn, phát triển kinh tế và lợi ích cộng đồng, đang vun đắp cho con đường du lịch bền vững.
Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số
Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.
Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’
Ngành nhựa đứng trước cơ hội chuyển mình, từ một ngành công nghiệp bị định kiến trở thành ngành công nghiệp hiện đại, có trách nhiệm và bền vững.
Chủ tịch HanelPT Trần Thị Thu Trang: Đừng coi ESG là gánh nặng
Bà Trần Thị Thu Trang - Chủ tịch HanelPT khẳng định ESG chính là cơ hội thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội lâu dài.
Tiên phong mở lối đi mới trong du lịch hang động
Giữa Cẩm Phả, Quảng Ninh, hang Ngọc Rồng đang cho thấy sự đổi mới trong cách tiếp cận, khai thác cảnh quan tự nhiên. Một sản phẩm du lịch có cách thức tiếp cận hài hòa giữa bảo tồn, phát triển kinh tế và lợi ích cộng đồng, đang vun đắp cho con đường du lịch bền vững.
Quốc hội chốt còn 34 tỉnh, thành phố
Quốc hội thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh còn 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương.
Eximbank cung cấp giải pháp tài chính toàn diện cho doanh nghiệp SME
Trong bối cảnh kinh tế 2024–2025 đầy bất định, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) phải đối mặt với không ít khó khăn về tài chính. Bên cạnh việc duy trì dòng tiền linh hoạt để vận hành, các SME còn gặp nhiều trở ngại trong việc tiếp cận nguồn vốn từ các kênh tài chính truyền thống. Để hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua những thách thức này, Eximbank đã đưa ra các giải pháp tài chính linh hoạt và phù hợp, đồng hành cùng các SME trên con đường phát triển bền vững.
Vinhomes The Gallery: 'Phiên bản Hà Nội' của những thiên đường mua sắm xa xỉ nhất thế giới
Tái hiện những tinh hoa thương mại xa xỉ bậc nhất thế giới, như SoHo, Ginza, GUM, Vinhomes The Gallery - tọa lạc trên huyền thoại 148 Giảng Võ - kiến tạo biểu tượng thượng lưu mới, quy tụ những thương hiệu quốc tế danh giá ngay lõi trung tâm Ba Đình lịch sử.
Giá vàng hôm nay 12/6: Đà tăng trong nước được 'trợ lực' bởi quốc tế
Giá vàng hôm nay 12/6 tăng 900 nghìn đồng/lượng đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC, đà tăng tiếp tục mạnh hơn khi thị trường quốc tế cũng 'nổi sóng'.
Ngân hàng ING tài trợ 1,5 tỷ USD cho Vietnam Airlines
Khoản vốn từ Ngân hàng ING giúp Vietnam Airlines đẩy mạnh các dự án đầu tư trọng điểm, mở rộng mạng bay quốc tế.
Hộ kinh doanh không còn phải 'đau đầu' tìm kiếm giải pháp công nghệ, đáp ứng Nghị định 70
Nghị định 70/2025/NĐ-CP của Chính phủ, có hiệu lực từ ngày 01/06/2025, quy định các hộ kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối dữ liệu với cơ quan thuế. Quy định này đang đặt ra nhiều thách thức nhưng cũng mở ra cơ hội để các nhà bán hàng tối ưu hóa quy trình vận hành thông qua các giải pháp công nghệ tiên tiến.