Chính phủ phân bổ 61 tỷ đồng cho chương trình chống biến đổi khí hậu
Mục tiêu của chương trình nhằm tăng cường năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của con người và các hệ thống tự nhiên, tăng trưởng xanh, tiến tới nền kinh tế carbon thấp
'Hãy sử dụng năng lượng sạch ngay từ hôm nay, bất kỳ ai nói năng lượng từ than rẻ hơn thì có nghĩa là họ đã quên không tính chi phí ngoại biên từ hệ quả của các nguồn năng lượng hóa thạch gây ra như bệnh ung thư, phổi... Nếu tính điều này, nhiệt điện than sẽ không rẻ hơn các năng lượng mới, năng lượng sạch', ông John Kerry, Cựu Ngoại trưởng Mỹ, Chủ tịch danh dự Quỹ Hòa Bình Quốc tế Carnegie nhấn mạnh.
Năng lượng luôn là yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các nước trên thế giới. Tại Việt Nam, nhu cầu năng lượng đang được đáp ứng phần lớn từ các nguồn nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ, khí đốt. Tuy nhiên, nguồn năng lượng hóa thạch có hạn và việc sử dụng nhiều năng lượng này lại gây ô nhiễm môi trường và hiệu ứng nhà kính.
Tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2019 được tổ chức vào hôm qua, ông Nguyễn Văn Bình, Trưởng ban Ban Kinh tế Trung ương cho biết, biến đổi khí hậu đang là thách thức lớn cho quá trình phát triển bền vững của tất cả quốc gia trên thế giới từ nước có điều kiện phát triển, đến các nước còn nghèo. Nếu không ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu thì thành quả phát triển kinh tế xã hội sẽ chịu tổn hại, quá trình phát triển bền vững sẽ gặp nhiều khó khăn.
Việt Nam là một trong 05 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu do có bờ biển dài và nhiều lưu vực sông rộng lớn. Những tác động tiêu cực về biến đổi khí hậu ngày một lớn, khó lường ở nhiều lĩnh vực và địa phương sẽ làm gia tăng mức độ cạn kiệt tài nguyên và suy thoái môi trường. Đây là một trong những nguy cơ làm chậm quá trình phát triển kinh tế - xã hội, làm mất đi nhiều thành quả đã đạt được. Bên cạnh những tác động tiêu cực trực tiếp của biến đổi khí hậu đe dọa đến an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp. Biến đổi khí hậu cũng gây ra những ảnh hưởng đáng kể đến an ninh năng lượng.
Đây là vấn đề được nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam hết sức quan tâm. Biến đổi khí hậu tại Việt Nam sẽ làm gia tăng hơn nữa mức độ phụ thuộc năng lượng. Sự mất ổn định của những nguồn cung năng lượng nhất là nguồn cung năng lượng sơ cấp do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu sẽ tác động lớn đến việc đảm bảo An ninh năng lượng quốc gia. Đồng thời, ở chiều ngược lại, việc phát triển các nguồn năng lượng truyền thống lại là nguyên nhân quan trọng làm gia tăng hiệu ứng khí nhà kính, đây là tác nhân trực tiếp gây biến đổi khí hậu.
Cũng tại Diễn đàn, ông John Kerry, Cựu Ngoại trưởng Mỹ, Chủ tịch danh dự Quỹ Hòa Bình Quốc tế Carnegie đã chia sẻ rằng, nhu cầu về năng lượng đang gia tăng hơn 60% trong vòng 5 năm qua ở Đông Nam Á. Chỉ riêng nhu cầu ở đây đã tăng gấp đôi so với Trung Quốc và sẽ tăng khoảng 70% vào năm 2040.
Tuy nhiên, theo ông Kerry, hiện nay, tất cả đều tập trung vào than đá. Nhu cầu về than ở Đông Nam Á hiện nay vẫn đang tăng và với tỷ lệ nhanh nhất so với quốc gia khác trên thế giới, được dự báo tăng tới 5% đến năm 2023. Khu vực châu Á – Thái Bình Dương sản xuất 70% tổng lượng than hàng năm và khu vực này cũng tiêu thụ than nhiều nhất.
Biến đổi khí hậu đang diễn ra khắp nơi trên thế giới khiến nhiều người dân đã phải rời quê nhà khi họ không đủ lương thực, không đảm bảo cuộc sống. Việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch như than đá trong 20 năm tiếp theo đang đặt sinh mạng chúng ta trong rủi ro.
‘Kể cả áp dụng công nghệ mới thì nhiệt điện than vẫn là công nghệ bẩn nhất, gây phát thải nhà kính lớn nhất’, ông Kerry nhận định, ‘Chúng ta có nhiều lựa chọn khác ngoài than, tôi không nói đến lý tưởng mà đây là thực tế. Nhiệt điện than đang phát thải ra khí CO2 lớn nhất, tác động gia tăng hiện tượng nước biển dâng cao, hệ sinh thái thay đổi, các tầng san hô sẽ chết nhanh hơn và sự sụt giảm 50% các loài cá’.
"Tôi có thông điệp rõ ràng gửi đến những người bạn Việt Nam là Việt Nam có nhiều cơ hội và lợi thế, chúng ta không cần đầu tư vào than nữa", theo cựu Ngoại trưởng Mỹ, ‘Chúng ta đã thấy có sự bùng nổ bệnh tật liên quan đến hô hấp trong năm 2017, có 5 nguyên nhân tăng nguy cơ tử vong là phổi và tim. Hai nguyên nhân đó là vấn đề ô nhiễm’.
'Hãy sử dụng năng lượng sạch ngay từ hôm nay, bất kỳ ai nói năng lượng từ than rẻ hơn thì có nghĩa là họ đã quên không tính chi phí ngoại biên từ hệ quả của các nguồn năng lượng hóa thạch gây ra như bệnh ung thư, phổi... Nếu tính điều này, nhiệt điện than sẽ không rẻ hơn các năng lượng mới, năng lượng sạch', ông Kerry nhấn mạnh.
Việt Nam hoàn toàn có cơ sở tham gia vào câu chuyện năng lượng sạch, nhờ vào các điều kiện môi trường thuận lợi. Ví dụ về thủy điện, hiện Việt Nam mới chỉ dùng 31% công suất, trong khi đó, công suất thực sự là 45%. Ông Kerry nhấn mạnh việc sử dụng than tăng 75% trong 5 năm qua là điều cần thay đổi tại Việt Nam. ‘Kỷ nguyên than không kết thúc vì không còn than, mà hãy kết thúc vì đã tìm ra giải pháp tốt hơn, sạch hơn’.
Tuy nhiên, việc loại bỏ hoàn toàn điện than hay sử dụng toàn bộ năng lượng tái tạo là điều không dễ. Theo số liệu từ Bộ Công Thương mới đây, nhu cầu năng lượng của Việt Nam tăng 10,35% trong năm 2018, tạo sức ép rất lớn lên việc phát triển nguồn năng lượng bổ sung. Nhưng năng lượng tái tạo được phát triển vẫn chưa đáp ứng được độ thiếu hụt đó. Việc phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài như gió và mặt trời cũng là nhược điểm điểm của loại hình năng lượng này.
Theo ông, ‘Chúng ta phải tính làm sao để năng lượng mặt trời mất đi, sẽ bù đắp bằng năng lượng gió như nào, vì thế chúng ta cần dự trữ pin lớn hơn. Tại sao Việt Nam không áp dụng cơ chế hỗ trợ giá từ điện sạch, gọi vốn. Tại sao không thúc đẩy đầu tư hệ thống truyền tải với sự tham gia của tư nhân? Tại sao không thúc đẩy vào đầu tư pin trữ lớn và sử dụng số hóa truyền tải điện. Tại sao chúng ta không sử dụng điện mặt trời trên mái... khi đây là cơ hội đầu tư giá rẻ mà ai cũng có thể là khách hàng, đối tác của điện lực’.
"Chúng ta không nhất thiết là 'tù nhân', phụ thuộc vào năng lượng từ than", ông Kerry nhận định, ‘chúng ta phải lắng nghe khoa học và đưa ra những quyết định then chốt để thay đổi lịch sử, đó mới là lời giải đúng’.
Mục tiêu của chương trình nhằm tăng cường năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của con người và các hệ thống tự nhiên, tăng trưởng xanh, tiến tới nền kinh tế carbon thấp
Việt Nam là một trong năm quốc gia chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh G7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh việc gìn giữ đại dương xanh chỉ có được hòa bình, ổn định và hợp tác lan tỏa trên các vùng biển.
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.