Digiworld vay 800 tỷ đồng tín chấp tại Techcombank

Dũng Phạm Chủ nhật, 03/03/2024 - 11:14

Dư nợ vay ngân hàng của Digiworld ở mức gần 2.300 tỷ đồng chiếm gần 1/3 tổng nguồn vốn, trong đó, các khoản vay tín chấp ngắn hạn chiếm tỷ trọng tới 98% tổng dư nợ.

Công ty CP Thế Giới Số (Digiworld) vừa công bố nghị quyết HĐQT về việc phương án đề nghị cấp tín dụng tại Techcombank, với tổng hạn mức 800 tỷ đồng và không có tài sản bảo đảm.

Mục đích của khoản vay nhằm bổ sung vốn lưu động, phát hành bảo lãnh, mở LC mua bán hàng hóa/nguyên vật liệu phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm công nghệ, hàng tiêu dùng nhanh, chăm sóc sức khỏe của công ty.

Nguồn trả nợ đến từ hoạt động kinh doanh và các nguồn thu khác của công ty, thời hạn vay tối đa 4 tháng theo từng khế ước nhận nợ. Lãi suất được xác định theo quy định của Techcombank theo từng thời kỳ.

Đáng chú ý, các thành viên của Digiworld cũng cam kết dùng toàn bộ nguồn thu, tài sản để ưu tiên trả nợ cho Techcombank, theo lịch trả nợ được quy định trước các cá nhân và tổ chức tín dụng khác.

Bên cạnh đó, Digiworld cũng cam kết vì bất cứ lý do gì nếu không trả được nợ, sẽ tự nguyện bàn giao toàn bộ tài sản thế chấp, cầm cố để Techcombank toàn quyền xử lý để thu hồi nợ mà không gây bất cứ trở ngại gì. Techcombank cũng được toàn quyền trích tiền từ tài khoản của Digiworld để thu nợ khi đến hạn.

Digiworld được cấp vay 800 tỷ đồng tín chấp tại Techcombank
Có tới 98% tổng dư nợ của Digiworld là các khoản vay không có tài sản bảo đảm. Ảnh: Digiworld

Theo báo cáo tài chính tại ngày 31/12/2023, dư nợ vay ngân hàng của Digiworld ở mức gần 2.300 tỷ đồng, tăng 20% so với đầu năm, chiếm gần 1/3 tổng nguồn vốn.

Trong đó, các khoản vay ngắn hạn không có tài sản bảo đảm tại các ngân hàng như Vietcombank, Vietinbank, HSBC Việt Nam, Standard Chartered Việt Nam, ANZ Việt Nam chiếm tỷ trọng tới 98% tổng dư nợ.

Lãi suất các khoản vay dao động từ 3 - 6%/năm, chỉ tương đương với mức lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng thương mại thời điểm hiện tại.

Đầu tháng 2/2024 vừa qua, Digiworld đã tổ chức buổi gặp gỡ trực tuyến với nhà đầu tư để cập nhật tình hình kinh doanh năm 2023 và triển vọng kinh doanh thời gian tới.

Lũy kế cả năm 2023, Digiworld ghi nhận doanh thu thuần đạt gần 18.820 tỷ đồng và lãi ròng hơn 360 tỷ, lần lượt giảm 15% và 47% so với năm 2022 và đạt hơn 90% kế hoạch đề ra.

Triển vọng phục hồi trong năm 2024, Digiworld đã công bố kế hoạch năm với doanh thu 23.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 490 tỷ đồng, tăng lần lượt 22% và 38% so với thực hiện năm 2023.

Ông Đoàn Hồng Việt, Chủ tịch HĐQT Digiworld nhận định năm 2024 tiếp tục là năm khó khăn, ít nhất là trong 6 tháng đầu năm và nửa cuối năm kỳ vọng sẽ khởi sắc hơn.

Theo ông Việt, kế hoạch năm 2024 của Digiworld đưa ra khá thận trọng, dựa trên mảng laptop và điện thoại, chiếm tỷ trọng doanh thu lớn nhất của công ty, sẽ chỉ tăng một chữ số. Trong khi doanh thu sẽ tăng mạnh hơn ở các thiết bị văn phòng và thiết bị gia dụng.

Trong năm 2024, Digiworld sẽ phân phối thêm máy điều hòa nhiệt độ và tủ lạnh thương hiệu Xiaomi. Công ty cũng sẽ phân phối độc quyền nhãn hàng Poly chuyên cung cấp các thiết bị hỗ trợ việc học trực tiếp như tai nghe, loa, giải pháp hình ảnh…

Đáng chú ý, đại diện Digiworld cho biết công ty đã nâng tỷ lệ sở hữu tại chuỗi cầm đồ Vietmoney (hiện có 16 chi nhánh trên toàn quốc) lên hơn 72% trong quý cuối năm 2023.

Theo vị chủ tịch Digiworld, mục đích thâu tóm Vietmoney là do công ty này có thể kinh doanh các sản phẩm đã qua sử dụng, chủ yếu là điện thoại, laptop. Ông Việt nhận định đây là thị trường còn dư địa khá lớn và chưa có doanh nghiệp lớn nào tham gia. Biên lợi nhuận của các sản phẩm này cũng cao hơn máy mới.

Thêm nữa, năm 2024 là thời điểm thay mới các thiết bị điện thoại, laptop của người dân sau giai đoạn đỉnh điểm mua vào năm 2021. Do đó, Vietmoney sẽ vừa có thể mở rộng hoạt động để vừa làm dịch vụ tài chính vừa kinh doanh các sản phẩm máy cũ.

Ngoài ra, khi các dịch vụ cho vay tiêu dùng thận trọng hơn sẽ ảnh hưởng đến sức mua các sản phẩm do Digiworld phân phối do người tiêu dùng không có các công cụ trả góp sẽ khó mua hàng mới hơn. Bởi vậy, việc mua bán các sản phẩm đã qua sử dụng của Vietmoney sẽ có thể có nhiều tiềm năng hơn.

Digiworld bước chân vào lĩnh vực cầm đồ

Digiworld bước chân vào lĩnh vực cầm đồ

Doanh nghiệp -  8 tháng
Với việc nâng sở hữu tại chuỗi cầm đồ Vietmoney, Digiworld muốn kinh doanh thêm các sản phẩm đã qua sử dụng, chủ yếu là điện thoại, laptop cũ có biên lợi nhuận hấp dẫn.
Digiworld bước chân vào lĩnh vực cầm đồ

Digiworld bước chân vào lĩnh vực cầm đồ

Doanh nghiệp -  8 tháng
Với việc nâng sở hữu tại chuỗi cầm đồ Vietmoney, Digiworld muốn kinh doanh thêm các sản phẩm đã qua sử dụng, chủ yếu là điện thoại, laptop cũ có biên lợi nhuận hấp dẫn.
Viết tiếp giấc mơ công nghiệp hoá

Viết tiếp giấc mơ công nghiệp hoá

Tiêu điểm -  25 phút

Đã hơn ba thập kỷ trôi qua kể từ khi Việt Nam khởi động quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thế nhưng, giấc mơ lớn ấy vẫn còn dang dở và hy vọng để hiện thực hóa giấc mơ đó đang đặt vào những doanh nghiệp sản xuất trong nước.

Phía sau ánh hào quang

Phía sau ánh hào quang

Bất động sản -  40 phút

Đầu tư bất động sản thật sự là con đường trải hoa hồng, hay là một cuộc đua đầy cạm bẫy mà chỉ những người kiên cường nhất mới có thể trụ lại?

Khai doanh trí, chấn doanh khí cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Khai doanh trí, chấn doanh khí cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Diễn đàn quản trị -  1 giờ

Nền văn hóa kinh thương Việt Nam 2045 được cấu thành bởi một thế hệ doanh nhân mới với doanh trí mới và doanh khí mới, và một nền quản trị mới với khát vọng dân tộc và chuẩn mực toàn cầu.

Dịch vụ là văn hoá

Dịch vụ là văn hoá

Diễn đàn quản trị -  1 giờ

Dịch vụ không chỉ gói gọn trong công nghệ hay bí mật thương mại, mà cốt lõi chính là văn hóa con người.

Nắm lấy những cơ hội chuyển mình

Nắm lấy những cơ hội chuyển mình

Bất động sản -  1 giờ

Trong suốt 28 năm qua, ROX Group (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đã luôn nắm bắt những cơ hội thay đổi, chuyển mình để trở thành một trong những nhà phát triển khu công nghiệp tiên phong và thành công nhất Việt Nam.

Cách những thương hiệu tỷ đô gia tăng giá trị

Cách những thương hiệu tỷ đô gia tăng giá trị

Diễn đàn quản trị -  1 giờ

Những câu chuyện giàu cảm xúc, có tính lan toả giúp người tiêu dùng hiểu được bối cảnh và tham vọng sẽ giúp doanh nghiệp định vị, gia tăng giá trị thương hiệu.

Vun vén nguồn nhân lực cho nền kinh tế số

Vun vén nguồn nhân lực cho nền kinh tế số

Tiêu điểm -  1 giờ

Nhân lực được xem là bài toán cấp bách trong tiến trình Việt Nam trở thành một nền kinh tế số, đặc biệt là nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo.