Định kỳ rà soát 'room' tín dụng của từng ngân hàng

Trần Anh Thứ hai, 26/07/2021 - 16:21

Ngân hàng Nhà nước sẽ định kỳ rà soát, xem xét điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với từng ngân hàng trên cơ sở tình hình hoạt động, năng lực tài chính và khả năng tăng trưởng tín dụng lành mạnh; trong đó ưu tiên ngân hàng giảm mặt bằng lãi suất cho vay.

Trong báo cáo cập nhật hoạt động ngân hàng những tháng đầu năm, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đánh giá, tăng trưởng kinh tế trong nước phục hồi nhưng mục tiêu 6,5% là rất khó khăn.

Dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp ở trong nước, đặc biệt là tại các tỉnh là động lực cho tăng trưởng, các khu công nghiệp. Trong bối cảnh dư địa chính sách tiền tệ không còn nhiều, việc đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế đòi hỏi phải thực hiện mạnh mẽ hơn các biện pháp hỗ trợ tài khóa như đầu tư công, miễn giảm thuế, hỗ trợ thu nhập cho người dân để kích thích tiêu dùng – đặc biệt đối với đối tượng bị tác động mạnh bởi Covid-19 như người lao động tự do, lao động tại các ngành dịch vụ bị ảnh hưởng mạnh.

Lạm phát dự kiến được kiểm soát khoảng 4% (các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế dự báo lạm phát Việt Nam năm 2021 trong khoảng 3,0-3,88%) trong điều kiện nền kinh tế vẫn bị tác động tiêu cực từ dịch bệnh. Tuy nhiên, rủi ro gia tăng lạm phát trên thế giới ngày càng tăng nên không thể chủ quan với áp lực lạm phát.

Trước diễn biến phức tạp, khó lường của dịch Covid-19, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của các ngân hàng vẫn tiếp tục tăng trong thời gian tới. Bên cạnh đó, một số tỉnh, thành phố tập trung các khu công nghiệp lớn đang thực hiện giãn cách xã hội, việc này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trong bối cảnh đó, theo NHNN, đến cuối năm 2021, có khả năng tỷ lệ nợ xấu nội bảng và tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán cho VAMC chưa xử lý và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu của toàn hệ thống sẽ cao hơn so với mức đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại Tờ trình số 08/TTr-NHNN ngày 24/02/2021.

NHNN đưa ra 8 giải pháp điều hành chính sách tiền tệ những tháng cuối năm:

Thứ nhất là điều hành CSTT linh hoạt, duy trì thanh khoản hệ thống, đồng bộ hóa các giải pháp tiền tệ, tín dụng, thanh khoản để hỗ trợ phục hồi kinh tế. Cơ qua này sẽ theo dõi sát diễn biến lạm phát và thị trường trong và ngoài nước để chuẩn bị phương án điều hành (có tính đến độ trễ chính sách) nếu lạm phát tăng nhanh hơn dự kiến.

Thứ hai, lãi suất được điều hành phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát, diễn biến thị trường và mục tiêu CSTT tạo điều kiện để giảm lãi suất vay cho người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế. Trong điều kiện áp lực lạm phát còn có khả năng kiểm soát, giữ ổn định lãi suất điều hành để ổn định mặt bằng lãi suất thị trường; chỉ đạo tổ chức tín dụng (TCTD) chủ động tiết giảm chi phí để tiếp tục giảm lãi suất các khoản vay cũ và mới.

Thứ ba, NHNN điều hành tỷ giá chủ động, linh hoạt phù hợp với diễn thị trường, các cân đối vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu CSTT, phối hợp đồng bộ các công cụ CSTT.

Thứ tư, cơ quan này sẽ tiếp tục thực hiện điều hành tín dụng theo chỉ tiêu định hướng, gắn với nâng cao chất lượng tín dụng, xử lý nợ xấu. NHNN sẽ định kỳ rà soát, xem xét điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với từng TCTD trên cơ sở tình hình hoạt động, năng lực tài chính và khả năng tăng trưởng tín dụng lành mạnh; trong đó ưu tiên TCTD giảm mặt bằng lãi suất cho vay.

Các TCTD phải tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ. Tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cần được kiểm soát chặt chẽ, tăng cường quản lý rủi ro đối với cho vay phục vụ đời sống, tín dụng tiêu dùng. Ngân hàng tiếp tục thực hiện các giải pháp tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, góp phần hạn chế tín dụng đen.

NHNN chỉ đạo các TCTD triển khai tích cực các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người đi vay theo Thông tư 01 và Thông tư 03.

Thứ năm, các TCTD tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và các giải pháp tháo gỡ khó khăn về tín dụng cho người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh để phục hồi sản xuất kinh doanh.

Thứ sáu, NHNN tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về hoạt động thanh toán, trong đó, tập trung xây dựng Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng; triển khai Nghị định mới về TTKDTM. Cơ qua này sẽ phối hợp triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile-Money) và triển khai thực hiện Kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Thứ bảy là tập trung chỉ đạo cơ cấu lại các TCTD yếu kém bằng các hình thức phù hợp với cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống các TCTD. NHNN tiếp tục tăng cường năng lực tài chính cho các NHTMNN, bảo đảm vai trò chủ đạo của các ngân hàng này trong hệ thống các TCTD.

TCTD được chỉ đạo tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng; tích cực triển khai các biện pháp kiểm soát và hạn chế nợ xấu phát sinh, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Các ngân hàng theo dõi sát tình hình, diễn biến nợ xấu để xây dựng các phương án xử lý nợ xấu phù hợp trong giai đoạn 2021-2025. Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng các biện pháp xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42/2017/QH14.

NHNN cũng sẽ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổng kết tình hình thực hiện Đề án 1058, nghiên cứu, xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025 để tiếp tục hỗ trợ các TCTD tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo khuôn khổ pháp lý thống nhất và đồng bộ về cơ cấu lại và xử lý nợ xấu, hỗ trợ các TCTD trong giai đoạn tiếp theo.

Cuối cùng, NHNN sẽ tiếp tục tăng cường, đổi mới công tác thanh tra theo hướng thanh tra pháp nhân, gắn kết chặt chẽ với công tác giám sát, từng bước kết hợp và áp dụng phương pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro. Công tác giám sát an toàn vĩ mô và vi mô tiếp tục nâng cao hiệu quả cảnh báo sớm nhằm ngăn ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động của TCTD. Đồng thời, NHNN tiếp tục tăng cường giám sát chất lượng tín dụng, việc cấp tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao, tình hình tăng trưởng tín dụng, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, các khoản cấp tín dụng lớn...

NHNN: Tiếp tục kiểm soát chặt tín dụng chảy vào bất động sản, chứng khoán

NHNN: Tiếp tục kiểm soát chặt tín dụng chảy vào bất động sản, chứng khoán

Tài chính -  3 năm
NHNN cho biết chính sách tiền tệ từ nay đến cuối năm 2021 sẽ tiếp tục kiểm soát chặt dòng tiền chảy vào lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro như bất động sản, dự án BOT, BT, giao thông, chứng khoán...
NHNN: Tiếp tục kiểm soát chặt tín dụng chảy vào bất động sản, chứng khoán

NHNN: Tiếp tục kiểm soát chặt tín dụng chảy vào bất động sản, chứng khoán

Tài chính -  3 năm
NHNN cho biết chính sách tiền tệ từ nay đến cuối năm 2021 sẽ tiếp tục kiểm soát chặt dòng tiền chảy vào lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro như bất động sản, dự án BOT, BT, giao thông, chứng khoán...
Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh

Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh

Nhịp cầu kinh doanh -  18 phút

Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.

Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững

Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững

Leader talk -  41 phút

Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.

Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park

Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park

Bất động sản -  48 phút

Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.

PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ

PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ

Doanh nghiệp -  50 phút

PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.

Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện

Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện

Bất động sản -  1 giờ

Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực

LPBank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế với giải thưởng từ JPMorgan Chase

LPBank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế với giải thưởng từ JPMorgan Chase

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).

Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động

Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động

Doanh nghiệp -  3 giờ

Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.