Quốc tế
Doanh nghiệp châu Á chật vật níu nhân sự cấp cao vì ô nhiễm không khí
Các doanh nghiệp châu Á đang phải đưa ra nhiều ưu đãi hấp dẫn nhằm thu hút và giữ chân các nhân sự cấp cao tại những thành phố chìm trong khói bụi và ô nhiễm.

Nhiều chuyên gia cảnh báo rằng sự lo ngại về sức khỏe đang khiến không ít nhân sự cấp cao đắn đo về khu vực châu Á dù trước đó, họ bị thu hút bởi cơ hội từ nền kinh tế phát triển nhanh. Do đó, các doanh nghiệp tại đây đang phải vật lộn để tuyền dụng và giữ chân những người có chuyên môn hay nhân tài.
Dữ liệu từ Chương trình Môi trường Liên hợp quốc cho thấy khoảng 92% người dân tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang đối mặt với mức độ ô nhiễm không khí có nguy cơ gây hại đáng kể cho sức khỏe.
Điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp phải tạo ra những ưu đãi cho người lao động ngoài mức lương hấp dẫn.
Những ưu đãi này có thể bao gồm khoản chi cho những chuyến nghỉ ngơi bên ngoài khu vực ô nhiễm sau mỗi vài tháng, cho phép người lao động sắp xếp công việc để họ có thể đi lại từ các khu vực ít ô nhiễm hơn, AFP dẫn lời ông Lee Quane, Giám đốc khu vực châu Á của công ty tư vấn điều phối nhân sự quốc tế ECA International.
Ông cho biết, các khoản phụ cấp tương đương 10 – 20% lương cơ bản sẽ được ECA đưa ra tại địa điểm có mức ô nhiễm cao hơn.
Ngoài ra, các ưu đãi doanh nghiệp có thể đưa ra nhằm thuyết phục nhân viên tới các khu vực có mức ô nhiễm cao hơn bao gồm căn hộ cao cấp, máy lọc không khí tại gia đình, văn phòng cũng như kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Năm 2014, Panasonic xác nhận chi trả “phí bảo hiểm ô nhiễm” cho nhân viên làm việc tại Trung Quốc. Đây cũng là khu vực mà nhân viên Coca Cola nhận trợ cấp khoảng 15% lương khi chuyển đến.
Kể từ đó, Trung Quốc đã tiến hành nhiều giải pháp nhằm cải thiện chất lượng không khí nhưng Bắc Kinh, cùng với các trung tâm đô thị khác tại Nam Á như New Delhi (Ấn Độ) thường xuyên vượt qua giới hạn an toàn về ô nhiễm.
Điều này khiến các khu vực phải đối mặt với sự suy giảm nhân lực đáng kể, buộc các doanh nghiệp lựa chọn những nhân sự kém chất lượng hơn.
Chia sẻ cùng quan điểm, ông Patrick Behar-Courtois, người điều hành công ty tư vấn văn hóa doanh nghiệp tại Thượng Hải trong hơn một thập kỷ qua, cho rằng các khoản ưu đãi tài chính hào phóng cũng không đủ bù bắp cho những lo ngại về ô nhiễm của nhân sự đang mong muốn tuyển dụng được.
Mặc dù là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, Ấn Độ lại là quốc gia có tới 7 thành phố nằm trong nhóm những thành phố ô nhiễm nhất thế giới theo báo cáo gần đây của tổ chức Hòa Bình Xanh và IQ Air Visual.
Điều này khiến không ít doanh nghiệp tại những nơi ô nhiễm phải chấp nhận tuyển các ứng viên có năng lực và kinh nghiệm dưới tiêu chuẩn được đề ra.
Sự lo lắng về các vấn đề sức khỏe từ ô nhiễm môi trường không chỉ đến từ các nhân sự nước ngoài mà ngay cả người bản địa cũng từ chối các công việc tại những khu vực ô nhiễm trong nước.
Đối với nhiều người, khoản phụ cấp cùng tiền thưởng hấp dẫn không đủ để đặt sức khỏe bản thân, gia đình vào rủi ro.
Các doanh nghiệp sẽ còn phải vật lộn với bài toán tìm kiếm nhân sự cấp cao tại châu Á cho đến khi nào ô nhiễm tại khu vực này được giải quyết.
Hà Nội là thành phố ô nhiễm không khí thứ 2 ở Đông Nam Á
Xu hướng nhân sự trong bối cảnh kinh tế tri thức
Phân tích nguyên nhân khiến cho khoảng cách giữa nhu cầu thay đổi của thị trường và trình độ nhân sự ngày càng lớn, chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang cho rằng, Việt Nam trong văn hóa cá nhân và hệ thống có điểm yếu chung là thiếu liên kết ngang, thiếu khát vọng, dấn thân, khiến cho đội ngũ nhân sự trình độ cao rất dễ thỏa mãn. Tư duy cũng thiếu ‘tư duy ngang’ mà chỉ chủ yếu là logic hàng dọc.
Khởi nghiệp dễ gặp trái đắng nếu không quản trị nhân sự chuyên nghiệp từ đầu
Phần lớn các công ty khởi nghiệp phá sản trong 5 năm đầu hoạt động. Và dù có tồn tại được sau 5 năm, 90% doanh nghiệp khởi nghiệp không có khái niệm quản trị nhân sự trong thời gian này.
Vận hạn của Boeing kéo dài sau vụ rơi máy bay tại Iran
2020 bắt đầu không mấy suôn sẻ với nhà sản xuất máy bay Boeing khi thêm một vụ tai nạn máy bay nữa diễn ra.
Năm ‘vỡ mộng’ của những ‘kỳ lân’ khởi nghiệp
Được định giá từ 1 tỷ USD trở nên, các doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân mang theo nhiều tham vọng thay đổi cách thức thế giới vận hành nhưng thị trường lại chẳng hề đơn giản.
Giá dầu tiếp tục tăng, chờ diễn biến mới từ căng thẳng Mỹ - Iran
Giá dầu thô tiếp tục tăng sau vụ không kích của Mỹ tiêu diệt tướng Iran. Đà tăng có thể kéo dài hay không phụ thuộc vào diễn biến của căng thẳng trong tương lai.
Giá dầu, giá vàng tăng mạnh sau vụ Mỹ tiêu diệt tướng Iran
Căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran khiến giá dầu, giá vàng và các đồng tiền 'rung lắc'.
Giá vàng liệu có tiếp tục tăng trong năm 2020?
Giá vàng 2019 đã có mức tăng trưởng năm cao nhất trong khoảng một thập kỷ qua và xu hướng tăng được dự báo sẽ tiếp tục trong năm tới.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.