Hà Nội là thành phố ô nhiễm không khí thứ 2 ở Đông Nam Á
Minh Nhật
Thứ năm, 07/03/2019 - 17:45
Hà Nội chỉ đứng sau mỗi thành phố Jakarta thuộc Indonesia về mức độ ô nhiễm không khí tại khu vực Đông Nam Á
Nồng độ khói bụi vượt quá giới hạn cho phép tại nhiều điểm quan trắc tại Hà Nội
Mới đây, tổ chức IQAir AirVisual hợp tác với Greenpeace Đông Nam Á đã công bố Báo cáo Chất lượng không khí toàn cầu 2018 và Bảng xếp hạng các thành phố ô nhiễm nhất thế giới, đưa ra số liệu mới nhất về tình trạng ô nhiễm không khí (PM2.5).
Tại khu vực Nam Á, có 20 thành phố ô nhiễm nhất thế giới, trong đó có đến 18 thành phố ở Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh.
Tại Đông Nam Á, Jakarta (thuộc Indonesia) và Hà Nội là hai thành phố ô nhiễm nhất Đông Nam Á. Theo đó, Jakarta có nguy cơ sớm vượt qua Bắc Kinh. Thủ đô vốn nổi tiếng về ô nhiễm của Trung Quốc đang ngày càng có chất lượng không khí tốt hơn.
Tại Trung Quốc, nồng độ bụi trung bình tại các thành phố đã giảm 12% từ năm 2017 đến 2018. Bắc Kinh hiện là thành phố xếp hạng ô nhiễm thứ 122 trên thế giới năm 2018. Ba trong số năm nơi ô nhiễm nhất nằm ở Thái Lan.
Trong số các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Hàn Quốc là một trong những quốc gia bị ô nhiễm không khí nhiều nhất. Nước này có 44 thành phố trong top 100 thành phố ô nhiễm nhất ở các nước OECD năm 2018.
Báo cáo nêu rõ, biến đổi khí hậu đang khiến tác động của ô nhiễm không khí trở nên tồi tệ hơn thông qua thay đổi điều kiện khí quyển và khuếch đại các đám cháy rừng. Ngoài ra, tác nhân chính của biến đổi khí hậu (đốt nhiên liệu hóa thạch) cũng là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí trên toàn cầu. Do đó, giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu sẽ giúp cải thiện đáng kể chất lượng không khí.
Chỉ riêng ô nhiễm không khí ngoài trời là nguyên nhân đứng thứ tư gây ra những ca chết yểu trên toàn thế giới, và những thiệt hại này ước tính sẽ tiêu tốn 225 tỷ USD mỗi năm về sức lao động và hàng nghìn tỷ USD cho chi phí y tế, tạo nên gánh nặng cho nền kinh tế toàn cầu.
Tiếp xúc với ô nhiễm tỷ lệ PM2.5 làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như ung thư phổi, đột quỵ, tim mạch và các bệnh về đường hô hấp, bao gồm các triệu chứng hen suyễn. Trung bình, tuổi thọ toàn cầu giảm 1,8 năm do ô nhiễm không khí.
Báo cáo cho biết đối với trẻ em sống ở Bắc Kinh, Jakarta và Hà Nội, ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ tử vong do nhiễm trùng đường hô hấp lên 40% và hen suyễn lên 20%. Đối với người trưởng thành, nguy cơ ung thư phổi tăng 25-30%, nguy cơ đột quỵ tăng gấp 2 lần.
Giám đốc điều hành IQAir, Frank Hammes, cho biết, 'Báo cáo Chất lượng Không khí Toàn cầu năm 2018 dựa trên việc rà soát, tổng hợp và xác thực dữ liệu từ hàng chục ngàn trạm quan trắc chất lượng không khí trên toàn thế giới. Bất cứ đâu có điện thoại di động, đều có thể cập nhập miễn phí vào dữ liệu này thông qua nền tảng AirVisual'.
'Hãy sử dụng năng lượng sạch ngay từ hôm nay, bất kỳ ai nói năng lượng từ than rẻ hơn thì có nghĩa là họ đã quên không tính chi phí ngoại biên từ hệ quả của các nguồn năng lượng hóa thạch gây ra như bệnh ung thư, phổi... Nếu tính điều này, nhiệt điện than sẽ không rẻ hơn các năng lượng mới, năng lượng sạch', ông John Kerry, Cựu Ngoại trưởng Mỹ, Chủ tịch danh dự Quỹ Hòa Bình Quốc tế Carnegie nhấn mạnh.
Mục tiêu của chương trình nhằm tăng cường năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của con người và các hệ thống tự nhiên, tăng trưởng xanh, tiến tới nền kinh tế carbon thấp
Quy hoạch hạ tầng sạc công cộng quyết định sự phát triển của doanh nghiệp xe điện, đồng thời mở ra thị trường rộng lớn và bền vững nếu hệ thống điểm sạc thuận tiện.
Việc đưa toà nhà AgriS Building vào vận hành là lời khẳng định mạnh mẽ của AgriS về chiến lược phát triển bền vững với tầm nhìn dài hạn, hiện thực hóa các cam kết xanh, hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2035.
Khi áp lực chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp Việt Nam đang chủ động tiếp cận các công nghệ năng lượng xanh nhằm tối ưu hóa chi phí, giảm phát thải và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Với 51,9% thị phần sữa tươi và hai công ty đạt trung hòa carbon, đại diện Tập đoàn TH đã có những chia sẻ đáng chú ý về mô hình kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.
Ánh sáng từ thủy điện nhỏ chưa đủ xóa đi bóng tối của hạn hán, mất mùa và nghèo đói nơi hạ lưu. Khi lợi ích chưa được chia đều, chia sẻ nước công bằng hơn không thể chỉ đặt lên vai doanh nghiệp.
Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.