Doanh nghiệp trong 'hệ sinh thái' FLC đồng loạt triệu tập đại hội cổ đông bất thường
Bốn doanh nghiệp họ FLC bất ngờ cùng triệu tập đại hội đồng cổ đông bất thường, đánh dấu bước chuyển mới sau thời gian dài khủng hoảng và gián đoạn hoạt động.
Nhiều doanh nghiệp địa ốc triển khai kế hoạch thoái vốn, bán dự án, giải thể công ty con nhằm tái cấu trúc danh mục đầu tư, cơ cấu nợ vay.
Tổng công ty CP Đầu tư phát triển xây dựng (DIC Corp) mới đây thông qua chủ trương thoái một phần vốn tại Công ty CP Gạch men Anh Em DIC.
Tính đến cuối tháng 3, DIC Corp nắm hơn 89% vốn tại công ty gạch men, tương đương giá trị ghi sổ 75,25 tỷ đồng và đang trích lập dự phòng toàn bộ khoản đầu tư.
Đồng thời, DIC Corp cũng thông qua chủ trương thoái toàn bộ vốn tại Công ty CP Cao su Phú Riềng Kratie. Tại ngày 31/3, DIC Corp nắm 5% vốn tại công ty này với giá trị đầu tư là 20 tỷ đồng, trích lập dự phòng tương đương.
Như vậy, hai doanh nghiệp mà DIC Corp muốn thoái vốn là đơn vị kinh doanh thua lỗ, đã trích lập toàn bộ giá trị khoản đầu tư.
Được biết, các quyết định thoái vốn cũng diễn ra trong bối cảnh DIC Corp công bố kết quả kinh doanh lỗ kỷ lục hơn 120 tỷ đồng trong quý I năm nay.
Một doanh nghiệp địa ốc khác ở khu vực phía nam là Công ty CP Phát triển bất động sản Phát Đạt cũng vừa thông qua nghị quyết chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tại công ty liên kết là Công ty CP Đầu tư bất động sản Bidici.
Với tỷ lệ nắm giữ 49% vốn điều lệ tại Bidici, Phát Đạt ước tính có thể thu về ít nhất 1.450 tỷ đồng sau khi thoái vốn thành công.
Trước đó, vào tháng 11/2023, Phát Đạt cũng đã chuyển nhượng toàn bộ 99,8% vốn điều lệ tại Công ty CP Khu công nghiệp Phát Đạt cho Phát Đạt Holdings.
Động thái liên tục thoái vốn tại các công ty con của Công ty CP Phát triển bất động sản Phát Đạt nhằm tái cơ cấu danh mục tài sản và dồn lực để triển khai các dự án trọng điểm.
Đáng chú ý, trong năm 2022, Phát Đạt đã ghi nhận thu nhập bất thường từ hai giao dịch thoái vốn tại Astral City và mảng khu công nghiệp, kéo theo lợi nhuận của doanh nghiệp tăng vọt.
Trên thực tế, nếu loại trừ các khoản thu nhập bất thường từ việc thoái vốn trong năm 2022 và 2023, Phát Đạt có thể phải chịu lỗ ròng hàng trăm tỷ đồng cho mỗi năm.
Mới đây, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình cũng thông qua chủ trương chuyển nhượng toàn bộ vốn góp của công ty tại hai công ty liên kết là Công ty Cơ khí và nhôm kính Anh Việt và Công ty Jesco Hòa Bình.
Tính đến ngày 31/3/2024, các công ty này đều đang ghi nhận lỗ luỹ kế, do đó giá trị khoản đầu tư ghi nhận tại thời điểm cuối quý 1/2024 chỉ còn 9,5 tỷ đồng tại Jesco Hoà Bình và 12 tỷ đồng tại Cơ khí và Nhôm kính Anh Việt.
Việc thoái vốn khỏi các công ty con, công ty liên kết là động thái tiếp nối chuỗi sự kiện tái cấu trúc tài chính của tập đoàn, giúp Hòa Bình giảm gánh nặng nợ vay.
Hồi tháng 5, Quốc Cường Gia Lai đã thông qua việc chuyển nhượng nhà máy Thủy điện IA Grai 2 và nhà máy Thủy điện Ayun Trung tại Gia Lai với tổng giá trị 615 tỷ đồng nhằm mục đích tái cơ cấu đầu tư.
Tại ngày 31/3, Quốc Cường Gia Lai vay Vietcombank gần 300 tỷ đồng để tài trợ hai dự án thủy điện.
Nếu chuyển nhượng thành công, ngoài khoảng 300 tỷ đồng tất toán dư nợ tài chính hiện tại, Quốc Cường Gia Lai sẽ có thêm 315 tỷ đồng dòng tiền kinh doanh và thu hồi thêm được các tài sản là các lô đất tại quận 8, TP.HCM đang thế chấp kèm cho hai khoản vay trên.
Việc Quốc Cường Gia Lai thực hiện cơ cấu tài sản diễn ra trong bối cảnh kết quả kinh doanh liên tục sụt giảm. Doanh thu thuần quý I/2024 của công ty đạt chưa tới 40 tỷ đồng, công ty chỉ có lãi hơn 1 tỷ đồng nhờ khoản doanh thu tài chính 6,4 tỷ đồng.
Gần đây nhất, Phục Hưng Holdings đã thông qua nghị quyết giải thể công ty con là Công ty TNHH Đầu tư PHK do Phục Hưng Holdings sở hữu 100% vốn.
Động thái giải thể công ty con của Phục Hưng Holdings diễn ra trong bối cảnh kết quả kinh doanh quý đầu năm 2024 không mấy khả quan.
Theo báo cáo tài chính quý I/2024, doanh thu thuần của công ty đạt hơn 200 tỷ đồng, giảm 41% so với cùng kỳ. Khấu trừ các chi phí, Phục Hưng Holdings đạt lãi ròng chưa tới 1 tỷ đồng, giảm hơn 57% so với cùng kỳ năm 2023.
Có thể thấy, trong bối cảnh chung thị trường bất động sản chưa thực sự khởi sắc, nhiều doanh nghiệp vẫn trong giai đoạn tái cơ cấu nguồn lực nhằm giảm tối đa chi phi hoạt động, tận dụng hiệu quả dòng tiền có thể khai thác.
Công ty chứng khoán MBS đánh giá triển vọng ngành bất động sản sẽ tích cực hơn nhờ các yếu tố như lãi suất đã về mức hấp dẫn và sự hoàn thiện về hệ thống pháp lý sẽ giúp thị trường phát triển bền vững.
Tuy nhiên, các thách thức vẫn hiện hữu như phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng vẫn vô cùng trầm lắng, áp lực về trái phiếu vẫn còn đáng lo ngại, khả năng tiếp cận vốn ngân hàng còn khó khăn.
Bốn doanh nghiệp họ FLC bất ngờ cùng triệu tập đại hội đồng cổ đông bất thường, đánh dấu bước chuyển mới sau thời gian dài khủng hoảng và gián đoạn hoạt động.
Dầu khí Nam Sông Hậu đang “oằn mình” dưới gánh nặng nợ hơn 6.900 tỷ đồng. Trong đó, BIDV hiện là chủ nợ lớn nhất với tổng dư nợ lên đến 4.300 tỷ đồng.
Tập đoàn Sun Group vừa nhận quyết định đầu tư 3 dự án quy mô 90.000 tỷ đồng tại TP. Phú Quốc, nhằm phục vụ hội nghị APEC 2027.
Nguồn vốn đầu tư cho dự án gần 22.000 tỷ đồng, được thực hiện trong 2 giai đoạn, kéo dài tới năm 2030. Trước đó, Sun Group cũng thành lập hãng hàng không Sun PhuQuoc Airways, kết nối Phú Quốc với các trung tâm kinh tế, du lịch lớn trong nước.
Tập đoàn FLC sẽ tiến hành miễn nhiệm và bầu bổ sung các thành viên HĐQT, Ban kiểm soát tại đại hội.
Ngày 21/6/2025, Tập đoàn CEO khởi công tổ hợp nghỉ dưỡng Novotel Cam Ranh Resort, đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình phát triển hệ sinh thái du lịch nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế tại Việt Nam.
Bốn doanh nghiệp họ FLC bất ngờ cùng triệu tập đại hội đồng cổ đông bất thường, đánh dấu bước chuyển mới sau thời gian dài khủng hoảng và gián đoạn hoạt động.
Kỷ nguyên mới của dân tộc đang mở ra chân trời phát triển mới, đòi hỏi báo chí phải không ngừng tự đổi mới để phát triển tương xứng với tầm vóc thời đại, với sự phát triển của đất nước.
Phần trình bày của Vinamilk được đánh giá là bước tiến lớn của ngành sữa khi mở khóa giá trị dinh dưỡng từ thiên nhiên bằng khoa học, nâng chuẩn dinh dưỡng cho ngành sữa.
Tổng Bí thư Tô Lâm trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho báo chí cách mạng Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 100 năm, 21/6/1925 - 21/6/2025.
Dầu khí Nam Sông Hậu đang “oằn mình” dưới gánh nặng nợ hơn 6.900 tỷ đồng. Trong đó, BIDV hiện là chủ nợ lớn nhất với tổng dư nợ lên đến 4.300 tỷ đồng.
Tín dụng từ đầu năm đến nay tăng cao so với cùng kỳ, với định hướng kéo GDP đạt mục tiêu tăng trưởng. Mặc dù vậy, việc phụ thuộc quá lớn vào dòng vốn ngân hàng cũng mang lại nhiều rủi ro.