Tiêu điểm
Doanh nghiệp đói vốn, thiếu việc làm
Doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực vẫn đói vốn và thiếu việc làm bất chấp những dấu hiệu phục hồi chung của nền kinh tế.
Dữ liệu mới nhất về kinh tế quý đầu năm cho thấy, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng gần 6,3%, gấp nhiều lần mức tăng trưởng của cùng kỳ năm ngoái và cao hơn những khu vực kinh tế khác.
Tuy nhiên, trên thực tế, các doanh nghiệp xây dựng đang hết sức khó khăn. Thông tin này được ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC) cho biết tại một diễn đàn mới đây về khơi thông động lực tăng trưởng mới.
Theo ông Hiệp, có nghịch lý này là bởi những tháng vừa qua, đầu tư công tăng lên rất cao, kéo theo chỉ tiêu tăng trưởng của ngành xây dựng cũng tăng.
Trong khi đó, các doanh nghiệp xây dựng lại có nhiều loại hình, như làm công trình hạ tầng kỹ thuật, một số làm công trình xây dựng dân dụng.
Liên quan tới các dự án lớn như công trình đường cao tốc được thúc đẩy thời gian qua, hầu hết đều là các gói thầu rất lớn, chỉ có một số tổng công ty tham gia vào các gói thầu hạ tầng kỹ thuật còn có việc làm.
Còn lại, do vốn tư nhân vào bất động sản sụt giảm mạnh dẫn tới đa số các công ty xây dựng dân dụng quy mô vừa và nhỏ rất khó khăn.
Ngoài vấn đề về việc làm, các doanh nghiệp xây dựng còn đối mặt với tình trạng nợ động vốn. Đơn cử, Công ty Delta thực hiện công trình The Artemis tại Hà Nội với hợp đồng xây dựng hơn 400 tỷ đồng, nhưng cho đến nay vẫn còn đọng hơn 60 tỷ đồng chưa thể đòi được dù đã hoàn thành 7 năm.
Đây là tình trạng của nhiều doanh nghiệp xây dựng khi bỏ tiền ra mua vật tư làm trước nhưng không thể đòi thanh toán được do một số vướng mắc về cơ chế.
Ông Hiệp giải thích thêm, đối với cơ chế vốn đầu tư nhà nước, nhà nước là chủ đầu tư nên không cần cơ chế bảo lãnh. Tuy nhiên, các dự án đầu tư tư nhân cũng vận hành theo nguyên tắc này, dẫn đến nhiều công trình không đòi được tiền.
Do vậy, theo ông Hiệp, cần có "cách mạng" về cơ chế trong quản lý ngành xây dựng, đặc biệt trong vấn đề hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu.
Với ngành gỗ, ông Ngô Sỹ Hoài, Phó chủ tịch Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam (VIFOREST) cho biết, hiện nay, các chi phí đầu vào đã tăng lên, kể cả chi phí nhân công, nhưng mức giá không tương xứng.
Nguyên nhân là bởi hầu hết doanh nghiệp sản xuất theo mẫu mã đặt hàng của nước ngoài, bị ép giá rất nhiều, đồng nghĩa với giá trị tạo ra ít.
Ông Hoài cũng lưu ý thêm, nhận định về hồi phục và tăng trưởng lạc quan có vẻ không đúng với tất cả ngành hàng.
Với chuỗi cung ứng ngành gỗ gồm từ rừng trồng của các nông hộ, người trồng rừng tới các doanh nghệp chế biến, xuất khẩu gỗ, hiện vẫn còn một số khâu liên quan thể chế, chi phí thực thi pháp luật, ví dụ như hoàn thuế GTGT, vẫn nan giải ở một số địa phương.
Nhiều quy định ‘thắt’ doanh nghiệp
Ông Mạc Quốc Anh, Viện trưởng Viện Kinh tế và phát triển doanh nghiệp cho biết, hai khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp nhỏ và vừa là thiếu đơn hàng, thiếu tiếp cận vốn. Theo sau đó là vấn đề thủ tục hành chính và lo ngại hình sự hóa trong hoạt động kinh tế.
Các giải pháp đi kèm là đẩy mạnh mở rộng thị trường xuất khẩu để khơi thông các đơn hàng. Cùng với đó, cần khơi thông các nguồn vốn bằng cách giải quyết các vấn đề về trái phiếu, vốn ngân hàng, các nguồn vốn từ các quỹ còn chưa hiệu quả.
Đồng thời, cần rà soát, tháo gỡ các thủ tục hành chính còn rườm rà; có các biện pháp củng cố hơn nữa niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp và giới đầu tư tư nhân.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Tú Anh, Giám đốc Trung tâm thông tin phân tích và dự báo kinh tế, lưu ý, khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp còn gặp khó do thị trường trái phiếu doanh nghiệp chưa trở thành kênh hỗ trợ cho doanh nghiệp.
Cùng với đó, thị trường bất động sản vẫn chưa có sự khởi sắc. Hai yếu tố này sẽ tác động đến khả năng cung ứng của nền kinh tế và cần tập trung để khơi thông trong thời gian tới.
Kiến nghị chọn kịch bản tăng trưởng tích cực 6,5%
'Mồi lửa' phá băng thanh khoản bất động sản
Các dự án tốt, của các chủ đầu tư uy tín, tiềm lực mạnh sẽ giúp lấy lại niềm tin của khách hàng, từ đó khơi thông thanh khoản bất động sản.
Xây dựng Hòa Bình lỗ gần hết vốn chủ sở hữu sau kiểm toán
Khác với báo cáo tự lập được công bố trước đó, kiểm toán xác định công ty Xây dựng Hòa Bình lỗ sau thuế 1.115 tỷ đồng năm ngoái, nâng lỗ lũy kế lên 3.240 tỷ đồng khiến vốn chủ sở hữu chỉ còn 93 tỷ đồng.
Dòng tiền kiều hối lớn chực chờ vào bất động sản
Việc mở rộng quyền sử dụng đất cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Luật Đất đai mới được thông qua sẽ giúp dòng tiền kiều hồi vào bất động sản tại Việt Nam tăng mạnh.
Lạc quan thận trọng với tăng trưởng kinh tế 2024
Chuyên gia tài chính, ngân hàng, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, những khó khăn, thách thức đối với kinh tế Việt Nam từ năm cũ chưa thể chấm dứt ngay trong năm nay.
Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc
Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.